Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ

Sách Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .

👉 Link Sách: https://bit.ly/3aMS9Rt

1. Review sách Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ

Sách ebook review Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách kinh tế / Sách tài chính, kế toán có giá chỉ: 90.000 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 49 trong Top 1000 Sách tài chính, kế toán bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 1 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ

Sách Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ , Công ty phát hành Ecoblader Ngày xuất bản 10-2017 Kích thước 15 x 21 x 2 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 172 SKU 7417516601738.

3. Mô tả sách Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ

TIỀN CHÙA Tiền chùa (Other People’s Money) là một trong những tác phẩm quan trọng nhất, giúp nước Mỹ vạch rõ sức mạnh khủng khiếp của tập đoàn tài phiệt ngân hàng Morgan (cùng nhiều tập đoàn tài phiệt khác). Louis Brandeis đã chỉ rõ ra cách mà Liên minh Morgan thao túng toàn bộ nước Mỹ như thế nào. Do đây là tác phẩm dùng để chiến đấu thật sự với những kẻ thù hùng mạnh về kinh tế và nguy hiểm về chính trị, nên tác giả không thể võ đoán hay dùng thuyết âm mưu để viết. Từng câu từng chữ nhất quyết phải có đầy đủ luận cứ, nếu không, ông sẽ khó tồn tại trên chính trường nói riêng và trong thế giới tư bản nói chung. Phương thức dùng tiền của người dân để thao túng người dân (nên mới gọi là tiền chùa – OPM – other people’s money) của Liên minh Morgan vô cùng phức tạp. Ở đây, Ecoblader sẽ diễn tả một cách đơn giản nguyên tắc hoạt động của Morgan. Ở Mỹ, họ tách bạch hai chức năng ngân hàng đầu tư (investment banking) chuyên làm nhiệm vụ gọi vốn, bảo lãnh phát hành vốn cho các công ty; và ngân hàng thương mại (commercial bank) chuyên nhận tiền gửi. Tuy nhiên, Morgan và đồng bọn đã liên minh lại, bằng cách quản lý chéo: thành viên ngân hàng đầu tư Morgan làm thành viên của các ngân hàng thương mại, và ngược lại, các ngân hàng thương mại trong đường dây cũng có mặt trong bộ máy của ngân hàng đầu tư Morgan. Do đó, họ có thể thực hiện “tuyệt chiêu” sau: Giả sử ông A là chủ doanh nghiệp XYZ. Doanh nghiệp XYZ đang được định giá 100 triệu USD. Ông A làm ăn được, có dư 200 triệu USD và gửi vào ngân hàng thương mại thuộc Liên minh Morgan. Sau đó, do nhu cầu mở rộng công ty, XYZ gọi vốn 200 triệu USD. Liên minh Morgan bảo lãnh phi vụ phát hành cổ phần này, và góp 200 triệu USD vào công ty XYZ. Kết quả của phi vụ này như sau: Công ty XYZ giờ 67% thuộc sở hữu của Liên minh Morgan bằng tiền gửi huy động từ công dân A. Vậy Morgan đã thâu tóm công ty XYZ của A bằng tiền chùa từ chính ông A! Ví dụ trên có vẻ quá phi lý, khi mà ông A làm ăn ngon lành lại đi gọi vốn từ bên ngoài mà không tự lấy tiền của mình bỏ vào công ty XYZ. Tuy nhiên, vấn đề sẽ bắt đầu thực tế hơn nếu ta thêm vào một số công dân và công ty khác vào mô hình. Ví dụ, có ông B và công ty TUV với giá trị vốn 100 triệu USD. Thay vì giả thiết là XYZ muốn gọi vốn như ban đầu, ta giả sử TUV đang cần gọi vốn 200 triệu nữa. Lúc này, Morgan sẽ dùng 200 triệu (tiền gửi từ A) để mua lại công ty TUV. Như vậy, tiền của A được dùng để thâu tóm công ty của ông B. Nếu thêm vào ông C, ông D, ông E… thì chuyện các công dân gửi tiền vào Liên minh Morgan để Morgan thâu tóm chính công ty của họ là điều dễ hiểu: Họ không thể biết tiền của mình được dùng để thâu tóm công ty nào! Vấn đề sẽ không ngừng lại ở đó. Sau khi dùng 200 triệu thâu tóm công ty XYZ theo giả thiết ban đầu, Liên minh Morgan sẽ kí quyết định… gửi lượng tiền mặt của công ty XYZ (200 triệu hiện tại) vào… ngân hàng thương mại thuộc nhóm Morgan. Như vậy, tiền thầy quay lại túi thầy, và Liên minh lại cầm lại số tiền đã chi ra để đi thâu tóm công ty khác. Dĩ nhiên, chuyện cầm 100% lượng tiền gửi đi đầu tư không xảy ra, do một số quy định của ngân hàng (dự trữ bắt buộc…), tuy nhiên, chuyện sử dụng tiền gửi của công dân để đi thâu tóm chính các công ty của người dân là chuyện vẫn luôn xảy ra dưới bàn tay Liên minh Morgan. Đó là lí do với một lượng vốn ít ỏi ban đầu, Liên minh Morgan đã nắm quyền kiểm soát vô số công ty với tổng vốn hóa ít nhất bằng 57% GDP nước Mỹ (tức là nếu so với nước Mỹ hiện tại, Morgan lúc đó kiểm soát… 92 công ty Apple). Tất cả sức mạnh khủng khiếp ấy được xây dựng bằng tiền chùa – tiền của nhân dân. PS: Đó là lí do vì sao các quốc gia trên thế giới đều tách biệt hai chức năng ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ra làm hai (để không xảy ra hiện tượng tiền nhân dân dùng để khống chế nhân dân). Tuy nhiên, Liên minh Morgan đã vượt khỏi rào chắn này bằng quản lý chéo như đã nói ở trên. Hậu quả để lại cho nước Mỹ thời kì ấy thật vô cùng khủng khiếp. Thực sự sự kiểm soát của Liên minh Morgan sẽ còn kéo dài nếu Louis Brandeis cùng quốc hội Mỹ không quyết chiến với Liên minh Morgan, và nếu như Morgan – kẻ đầu sỏ – không bệnh và mất vào đúng năm 1913 khi quá trình điều tra vẫn còn đang căng thẳng. Đặt sách để khám phá nhiều hơn về tác phẩm này bạn nhé! SG Trading