Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật

Sách Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nhiều Tác Giả, Nhiều Tác Giả, Nhiều tác giả, Nhiều Tác Giả , Nhiều Tác giả.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3j2BP2u

1. Review sách Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật

Sách ebook review Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nhiều Tác Giả, Nhiều Tác Giả, Nhiều tác giả, Nhiều Tác Giả , Nhiều Tác giả trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Phong thủy – Kinh dịch có giá chỉ: 53.800 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật

Sách Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật Tác giả: Nhiều Tác Giả, Nhiều Tác Giả, Nhiều tác giả, Nhiều Tác Giả , Nhiều Tác giả, Công ty phát hành Hồng Đức SKU 8750650463930.

3. Mô tả sách Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật

“Vì nguyên nhân sự hiện hữu của cái này hiện ra, cái kia hiện ra, “Vì nguyên nhân sự tạo tác của cái này, cái kia phát sinh” Quy luật mang tính cách toàn cầu chi phối tất cả mọi hiện tượng này đã được Đức Phật thuyết giảng cách đây hơn 2.500 năm và được ghi chép lại qua hai câu trên đây trong Đạo Can Kinh (Salistambasutra), cũng như trong nhiều bài kinh khác trong Kinh Tạng. Từ quy luật này chúng ta cũng có thể suy ra rằng: Vì nguyên nhân sự tạo tác của năm thứ cấu hợp đưa đến sự hình thành của một cá thể, nên sự già nua, bệnh tật và cái chết cũng sẽ xảy ra với cá thể ấy. Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra. Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật. Với các sự thoải mái và hạnh phúc thì cũng chẳng cần phải quan tâm dù rằng sớm hay muộn chúng cũng sẽ đưa đến một tình trạng “bất toại nguyện”, tức là một sự khổ đau nào đó. Thế nhưng đối diện với các sự đau đớn và bệnh tật thì chúng ta phải xử lý như thế nào? Là người Phật Giáo chúng ta phải hiểu rằng đau đớn và bệnh tật là do chính mình tạo ra cho mình, vì thế chính mình cũng phải tự giải quyết các khó khăn ấy cho mình. Cầu xin sự trợ giúp từ một sức mạnh thiêng liêng bên ngoài để hy vọng và chờ đợi kết quả cũng chỉ là một cách che dấu sự sợ hãi và lo âu của mình, đồng thời phản ảnh một thể dạng u mê nào đó trong sự vận hành của tâm thức mình mà thôi. Quyển sách này trình bày quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật cũng như các phản ứng và thái độ mà người Phật Giáo cần phải có để giúp mình đối phó với các khó khăn ấy. Ngoài hai bài kinh trong Kinh Tạng sẽ có thêm một vài bài giảng và bài viết khác của các nhà sư, học giả và khoa học gia Phật Giáo thuộc các bối cảnh thời gian và địa lý khác nhau, qua các học phái cũng như các quan điểm khác nhau về chủ đề này: 1- Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta, Tương Ưng Bộ Kinh/Samyutta Nikaya, PTS: S iv 207. CDB ii 1263) 2- Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta, Bài Kinh Về Mảnh Đá: Tương Ưng Bộ Kinh 3.18 và 4.13) 3- Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen/Đạo Nguyên, thiền sư Nhật Bản thế kỷ thứ XIII, học phái Tào Động) 4- Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem, , nhà sư Thái Lan, Phật Giáo Theravada) 5- Y khoa cũng chỉ là cách luyện đan (Khyentsé Rinpoché, 1910-1991, đại sư Tây Tạng, học phái Ninh Mã/ Nyinmapa) 6- Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera, , nhà sư người Anh, Phật Giáo Theravada) 7- Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller, học giả Phật Giáo và khoa học gia người Mỹ) 8- Thẩm định vai trò của Nghiệp để mang lại một cuộc sống vẹn toàn: Một đóng góp của Phật Giáo (Mauritz Kwee, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và phân tâm học Phật Giáo, cư sĩ và học giả Phật Giáo người Hòa Lan) 9- Từ bi là một phương thuốc chữa trị vô song (Sofia Stril-Rever, nữ học giả Phật Giáo người Pháp, tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng và là đệ tử của Đức Đạt-lai Lạt-ma) 10- Đức Phật, vị Lương Y vô song (Jean- Pierre Schnetzler, 1929-2009, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và phân tâm học Phật Giáo, người Pháp) Hy vọng rằng các bài được chọn lựa trên đây sẽ phản ảnh được phần nào quan điểm của Phật Giáo về sự đau đớn và bệnh tật, tuy nhiên mọi sự thẩm định và phán đoán là phải dành cho người đọc. Ngoài ra về phương diện trình bày, người dịch cũng mạn phép xin ghép thêm một vài ghi chú nhỏ (được đặt trong hai ngoặc kép và bằng chữ nghiêng) nhằm giúp người đọc tìm hiểu và theo dõi nội dung trong các bản gốc được dễ dàng hơn. Bures-Sur-Yvette, 15.06.14 Hoang Phong