Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược

Sách Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Lê Văn Ba.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3f9kzIF

1. Review sách Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược

Sách ebook review Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Lê Văn Ba trong danh mục: Sách văn học / Truyện dài có giá chỉ: 280.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược

Sách Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược Tác giả: Lê Văn Ba, Công ty phát hành Hương Giang Ngày xuất bản 06-2015 Kích thước 16 x 24 cm Số trang 1452 SKU 2515540321181 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.

3. Mô tả sách Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược

Nhà Văn Việt Nam Trong Nhà Tù Quân Xâm Lược Đã có nhiều cuốn sách viết về Chân dung nhà văn Việt Nam, Chân dung và bút tích, Chân dung và đối thoại… Bộ sách Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược này, lần đầu tiên tập hợp đầy đủ, giới thiệu chi tiết về “khoảng lặng mà hết sức sôi động bi hùng” trong cuộc đời các nhà văn có số phận đặc biệt, bị bắt bị giam vào nhà tù đế quốc thực dân nhưng vẫn giữ trọn khí tiết, trung thành bất khuất, nêu tấm gương sáng về phẩm chất người chí sĩ yêu nước, người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Nhà văn khi sa vào tay kẻ thù đều trung kiên bất khuất như bất kỳ chiến sĩ yêu nước nào. Đặng Dung trước lúc hy sinh còn để lại bài thơ Cảm hoài bất hủ. Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… bị kết án tử hình, nhưng rất mực kiên trung; Tố Hữu, Xuân Thủy, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng, Vĩnh Mai, Trần Kim Trắc, Võ Quê… trải qua hết nhà tù này đến trại giam khác; Trần Mai Ninh bị khoét mắt dẫn đi rong trên đường phố Tuy Hòa, Nguyễn Quang Diêu chết âm thầm khi vẫn mang trên người án tù biệt xứ vượt ngục…Nhiều người vì duyên nợ văn chương yêu nước mà phải ngồi tù; nhiều người vào tù rồi làm thơ, trở thành nhà thơ, ra tù viết hồi ký trở thành nhà văn. Cho đến hôm nay, đã có hàng nghìn cuốn hồi ký về tù đày trại giam do những người yêu nước, chiến sĩ cách mạng bị bắt, bị tù đày viết ra. Thêm ngày càng nhiều những tiểu thuyết, truyện ký về đề tài tù đày do các nhà văn, nhà báo sáng tác: Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Mối tình trong tù ngục của Nguyễn Tân (giải thưởng văn học Công an Nhân dân “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” 1999 – 2002)… được tái bản nhiều lần. Những trang viết giản dị trong cuốn sách này mang lại cho chúng ta điều to lớn mới mẻ: Có một dòng văn học viết về nhà tù đế quốc xâm lược! Nó giống như những mạch suối nguồn đơn lẻ được tập hợp lại thành cả một dòng chảy độc đáo. Lê Văn Ba (Trần Khắc Cần) cũng là một chiến sĩ cách mạng đã bị bắt, bị giam trong nhà tù Hỏa Lò Hà Nội thời kỳ 1947-1954. Với tình cảm thiết tha và đầy tinh thần trách nhiệm, trong cuốn sách này, ngoài những nét chung nhất về cảnh tù đày, ông còn giúp chúng ta thú vị nhận ra tính cách cố hữu của từng văn hữu quen thuộc. Ông già Sơn Nam ngồi trong nhà giam Phú Lợi phập phèo khói thuốc thả hồn về miệt vườn Nam Bộ viết Hương rừng Cà Mau; nhà thơ trào phúng Tú Mỡ hài hước cả khi bị bắt và khi trốn thoát khỏi đồn Tây; Nguyễn Tuân khinh bạc chỉ ghi vẻn vẹn một câu trong lý lịch để ở cơ quan Hội nhà văn “Đi căng một năm vì chứa chấp Phùng”. Rất nhiều nữa: Khí phách Tạ Ngọc Phách, Bài Nhớ máu – Trần Mai Ninh, ngòi bút cứng cỏi Vũ Hạnh, nữ sĩ Vân Đài tiểu thư khuê các Hà Nội trong nhà tù hiến binh Nhật … Đây cũng chính là điều khác biệt giữa cuốn sách này với những cuốn đã xuất bản về chân dung nhà văn Việt Nam.