Lý Lịch Sự Vụ

Sách Lý Lịch Sự Vụ pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nguyễn Đức Xuyên.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3xm5Xew

1. Review sách Lý Lịch Sự Vụ

Sách ebook review Lý Lịch Sự Vụ file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nguyễn Đức Xuyên trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Kiến thức bách khoa có giá chỉ: 109.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 10 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Lý Lịch Sự Vụ

Sách Lý Lịch Sự Vụ Tác giả: Nguyễn Đức Xuyên, Công ty phát hành Omega Plus Ngày xuất bản 09-2019 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 339 SKU 5401041006870.

3. Mô tả sách Lý Lịch Sự Vụ

Nguyễn Đức Xuyên (1759-1824) là hậu duệ đời thứ XV của dòng họ Nguyễn, khai canh làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; tổ tiên vốn thừa hưởng được linh khí của núi sông, truyền thống của gia tộc và thời vận của đất nước, đã có nhiều võ công lừng lẫy dưới thời Lê Trung hưng. Năm 1822, do chủ trương của vua Minh Mạng, cho các quan từng giữ trọng trách trong triều viết lý lịch sự vụ nạp tại Sử quán để làm tài liệu viết sử, Nguyễn Đức Xuyên đã viết bản hồi ký này, gọi tên là Lý lịch sự vụ… Cách viết của tài liệu này là lối viết biên niên theo trình tự năm tháng ngày. Nội dung bao gồm đủ mọi việc liên quan đến công vụ của Nguyễn Đức Xuyên trong suốt 43 năm. Tính chất quan trọng của bản hồi ký này thể hiện trên nhiều mặt: Thứ nhất: Trong số các bản Lý lịch sự vụ của các trọng thần thực hiện theo lệnh của vua Minh Mạng, đến nay, chúng ta chỉ mới phát hiện được bản của Nguyễn Đức Xuyên. Thứ hai: Việc bảo lưu những văn bản chính thức thời Nguyễn vương còn đóng ở Gia Định, và cả những văn bản triều Gia Long. Đó là những tờ truyền, tờ phó của bộ tham mưu Nguyễn Ánh, những chiếu, hịch, văn thệ sư, điều lệnh quân đội của Nguyễn Ánh, đều được viết hầu hết với lối văn Nôm có pha thành ngữ chữ Hán, vào cuối thế kỷ XVIII… Trong sách có chép lại những mật tấu của các cận thần như Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, những mật chỉ, mật chiếu của Nguyễn Ánh. Điều đó có ích cho việc tiếp cận với sự thực lịch sử khi nghiên cứu về Gia Long và vương triều Nguyễn. Thứ ba: Phần chiếm đa số trong tài liệu là mô tả quá trình chiến đấu của Nguyễn vương, từ năm 1780 cho đến khi chiếm Thăng Long, với những trận chiến cụ thể trên các vùng đất theo cách gọi dân dã ở các địa bàn Nam Bộ, Phú Yên, Diên Khánh, Quy Nhơn, Nam Ngã Tài liệu này tự nó có giá trị về các phương diện văn học, địa lý, đặc biệt là lịch sử cận đại, về các lĩnh vực quân sự, nội trị, ngoại giao, ngoại thương của buổi đầu thời Nguyễn. Mặt khác, sách còn chép lại những văn thư trao đổi, giao thương giữa các Tổng trấn thành Lữ Tống (Luzon, Philippines), Ma Đa Đạt (Madras, Ấn Độ), Ma Cao, Tổng trấn phương Đông nước Anh, vua Louis nước Pháp với nhà Nguyễn. Các văn bản này hầu hết do các viên quan người Pháp trong triều Gia Long dịch ra văn Nôm. Điều đó sẽ góp phần tìm hiểu về phương diện ngoại giao cũng như việc buôn bán với nước ngoài, trang bị quân sự và tình hình quan thuế buổi đầu triều Nguyễn. Cuốn sách này sẽ dành cho độc giả quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn nội chiến giữa Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu. Đặc biệt yêu mến tìm hiểu về lĩnh vực quân sự, nội trị, ngoại giao, ngoại thương của buổi đầu thời Nguyễn. Ảnh bìa là một trang trong bản gốc Lý lịch sự vụ của Nguyễn Đức Xuyên. +TRÍCH ĐOẠN HAY: 10. Trong quân không được đánh bạc, uống rượu. Như ở tại đồn mà đánh bạc thời bất luận quý tiện đều đánh 100 roi, lại thu bao nhiêu tiền mà thưởng cho người đứng ra tố cáo. Uống rượu ở đồn sở thì bị đánh 100 roi, lại truất xuống làm lính bếp. Khi lâm trận đối lũy mà đánh bạc, uống rượu thời bất phân quý tiện đều xử theo quân pháp thị chúng. Bằng như lễ ban thưởng trong quân thời cho tướng sĩ yến ẩm. 11. Gián điệp ở đất địch về, tướng hiệu cũng không được hỏi, gián điệp cũng không được nói, trừ thưa chào mà thôi. Việc không được phép nói mà kẻ ngoại nhân hay đặng, thời gián điệp thám thính đều xử theo quân pháp thị chúng, để nghiêm quân cơ. ” Trích điều 10 và điều 11 trong 32 điều quân chính “Sớm mồng 6, Nguyễn Văn Thành sai quân của Đô thống chế Tả đồn quân Ngự lâm là Chất Thiện hầu và vệ Thần Ngũ làm tiền đạo, bổn tượng binh của thần làm hậu ứng, đánh quân giặc ở Đồng Nghệ. Binh giặc mặt trước chiếm cứ núi Đá Chẹt, nhân nơi hiểm yếu nghinh chiến. Tiền đạo ta khó tiến. Thần xin tiếp ứng, Nguyễn Văn Thành cho. Thần liền thúc tượng binh chiếm cứ vùng khe dưới chân núi Đá Chẹt đánh thốc làm quân địch đại bại. Quân tiền đạo cùng truy kích đến La Hai. Lũy của ngụy ở trước mặt, Nguyễn Văn Thành dẫn quân tiến đánh, lưu [quân] dinh Tiền Phong đồn trú tại Gò Chẻ. Trận ấy bộ binh bắt được quân ngụy và khí giới không biết bao nhiêu. Nguyễn Văn Thành dâng biểu báo tin thắng trận về hành tại ở Vũng Mú.” Trích Canh Thân, Cảnh Hưng năm thứ 61 (1800)