Được Học (Tái Bản 2020) – Tự Truyện

Sách Được Học (Tái Bản 2020) – Tự Truyện pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Tara Westover.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3lO2l0m

1. Review sách Được Học (Tái Bản 2020) – Tự Truyện

Sách ebook review Được Học (Tái Bản 2020) – Tự Truyện file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Tara Westover trong danh mục: Sách văn học / Tiểu sử – Hồi ký có giá chỉ: 175.000 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 19 trong Top 1000 Tiểu sử – Hồi ký bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 47 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Được Học (Tái Bản 2020) – Tự Truyện

Sách Được Học (Tái Bản 2020) – Tự Truyện Tác giả: Tara Westover, Công ty phát hành NXB Phụ Nữ Việt Nam Ngày xuất bản 04-2020 Kích thước 15,5 x 23,5cm Dịch Giả Nguyễn Bích Lan Loại bìa Bìa mềm Số trang 446 SKU 9455246668087 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Phụ Nữ.

3. Mô tả sách Được Học (Tái Bản 2020) – Tự Truyện

“Không gặp rào cản về sức khỏe hay trí tuệ, gia cảnh cũng không đến nỗi nghèo túng, lại sống ở nước Mỹ – nơi mà dường như cả thế giới đổ xô đến để học, vậy mà Tara Westover phải đợi đến năm 17 tuổi mới được cắp sách đến trường. Cô từng phải lái xe ba tiếng đồng hồ để tìm người giảng cho mình vài bài lượng giác. Cô đã phải vừa làm bảo vệ cho một tòa nhà, vừa đi lau dọn nhà thuê để trang trải chi phí ở trường đại học. Có lúc, cô lại nhận ra thực tế phũ phàng rằng dù có nỗ lực qua được tất cả các môn, cô cũng không có tiền để mà học tiếp. Ấy vậy mà 10 năm sau ngày đầu tiên được-học, Tara Westover đã giành học vị Tiến sĩ ngành Sử học tại Đại học Cambridge danh tiếng. Hành trình của Westover,như tạp chí Times nhận xét thì “từ một góc xa xôi hẻo lánh của miền Tây nước Mỹ tới một trong những vị trí cao quý nhất giới học thuật của thế giới quả thật là phi thường!” (Dịch giả Nguyễn Bích Lan giới thiệu) Bạn đọc sẽ biết ngay từ đầu rằng Tara Westover đang kể một câu chuyện có thực, hơn hết lại là câu chuyện cuộc đời cô, nhưng dù ít hay nhiều chúng ta vẫn cảm thấy sao mà nó “như tiểu thuyết”! Cô bé Tara sống trên núi, đã vậy còn chưa bao giờ được đi học bởi vì bố của Tara – một người quyết liệt bài bác trường công cũng như bất cứ khía cạnh văn minh nào “phản tự nhiên”, phản lại ý Chúa – muốn như thế. Thậm chí cô bé này không có cả giấy khai sinh, nghĩa là trong hệ thống xã hội cô không tồn tại. Tara tồn tại theo “luật” của bố: cô được định nghĩa qua những công việc nhằm sửa soạn cho ngày Tận thế, những lao động khổ ải ở bãi phế liệu, và trên hết là nề nếp khắc kỷ tuyệt đối thể hiện lòng sùng kính Chúa. Cô gái ấy lớn lên hầu như chỉ trong cảm giác vi phạm và tội lỗi – đi học là tội lỗi, rung động với bạn khác giới là tội lỗi, mặc váy và áo thun ôm sát là tay sai của quỷ Sa-tăng. Bố Tara đã nuôi dạy cô (cũng như các anh chị em khác) ở một “thành trì” kiên cố đến mức cô hầu như không thể quen với những lời khen, với tình cảm ân cần, ưu ái. Tara Westover không hề hư cấu chuỗi kịch tính trong đời mình (đọc tự truyện, chúng ta sẽ thấy tác giả luôn lo ngại việc kể sai, kể sót): từ chuỗi vận nạn của chính cô đến những tai nạn lần lượt xảy ra với các thành viên gia đình, mà hầu như tất cả đều bắt nguồn nơi tính cách, lối sống kì dị của ông bố. Song càng lật mở những trang sách thì tim chúng ta càng thắt lại với câu hỏi: Sao kia, chuyện này là có thật? Tara Westover đã vượt qua cái có thật ấy, dĩ nhiên chẳng hề theo cách thẳng băng, dễ dàng, để được đi học; và mãi về sau, khi trở thành Tiến sỹ tại Đại học Cambridge lừng danh, cô đã buộc phải chấp nhận tình cảnh đứt lìa mối quan hệ với hầu hết người ruột thịt. Được học, được giáo dục là niềm vui, niềm hạnh phúc, với một số người đó còn là cứu rỗi. Như Tara. Dẫu giá phải trả cực kỳ đắt đỏ, dai dẳng, thấu xương. Nhưng cô đã chọn để được tự do, để trở nên tốt đẹp hơn, dù bao đơn độc.