Combo 2 cuốn sách: Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! + Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar

Sách Combo 2 cuốn sách: Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! + Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .

👉 Link Sách: https://bit.ly/39eb9HR

1. Review sách Combo 2 cuốn sách: Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! + Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar

Sách ebook review Combo 2 cuốn sách: Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! + Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách văn học / Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn có giá chỉ: 159.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 1 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combo 2 cuốn sách: Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! + Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar

Sách Combo 2 cuốn sách: Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! + Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar , Công ty phát hành FIRST NEWS SKU 1988215276559 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.

3. Mô tả sách Combo 2 cuốn sách: Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! + Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar

1. Sài Gòn, Ồ Bỗng Ngon Ghê! Với một dân tộc mà cái ăn ám ảnh đến mức đi vào… lời ăn tiếng nói, thì dễ hiểu, bàn ăn không chỉ để dọn lên đó món ăn, mà còn là nơi phóng chiếu lịch sử, văn hóa, tâm tính cộng đồng và nhiều thứ khác. Viết về cái ăn của người Việt khó vô cùng. Khó là bởi sành ăn thôi chưa đủ, hiểu biết và ham mê kê cứu sách vở thôi chưa ổn, giàu ký ức về chuyện ăn uống thôi cũng chưa xong… mà phải nhập cuộc vào “cõi ăn” với một tâm thế tự do, cái tự do của người làm chủ thứ “cú pháp ăn uống” để một mặt không rơi vào cái bẫy phàm tạp, không đi lạc vào địa hạt nữ công gia chánh, càng không cao đạo, thiêng hóa mọi thứ theo kiểu “chủ nghĩa lưỡi dân tộc”. Trước đây, các ông Vũ Bằng, Võ Phiến, Nguyễn Tuân, Sơn Nam… bằng những cách khác nhau, đã từng hướng văn chương đến miền thao thức với cái ăn, cách ăn của người Việt. Nhiều áng văn vẫn còn sống mãi với thời gian dù “đối tượng phản ánh” đã tam sao thất bổn qua biết bao bể dâu thế cuộc. Biết bao dâu bể đã xảy ra trên bàn ăn của dân ta! Không cố tình dệt nên những áng văn hoa mỹ về chuyện ăn uống, Ngữ Yên, thậm chí làm ngược lại, “anti” cái sự kiểu cách vẽ vời để mong muốn chạm trực tiếp đến cái ăn cho được đúng như nó là, đúng như là nó – tự do, phóng khoáng, xả láng hài hước nhưng đau đáu, thâm trầm. Cách ăn “không son phấn” đó mang lại cho chúng ta nguồn dữ liệu thực, thực từ ngôn ngữ trên bàn ăn (cách dùng từ lóng, giễu nhại, bóng gió,…) đến câu chuyện sau cái ngon, cái chưa ngon là nỗi đời, sự đời mang tính phổ quát mà cũng rất đỗi riêng tây. Chuyện ăn trong cõi ta bà của xứ Sài Gòn như cách tác giả cuốn sách này chọn kể hóa ra cũng một nẻo thong dong đi vào đời sống, gom nhặt biết bao ân tình! Dĩ nhiên, không tránh khỏi chuyện có những món ăn, cách ăn, giá cả nguyên liệu không còn ứng với tâm thế, nhận thức, không cập nhật với thời điểm độc giả cầm cuốn sách này. Nhưng có hề chi. Xin hãy đọc những dòng nắn nót về thịt chó hay dồi trường trong một tâm thế tiếp nhận bình tĩnh như đọc một đoạn ghi chép dân tộc học. Biết bao kiến thức y thực cũng vậy, có thể cách luận giải không phù hợp với ngày nay, nhưng xin hãy tiếp cận để biết thêm rằng, chưa xa, mới một, hai thập niên trước thôi, lối tư duy ấy đã từng chi phối trên nhiều bàn ăn của người Việt. Với cách nhìn đó, bạn sẽ thấy từng bài viết trong cuốn sách này là từng mảnh sử rời rạc. Một ngày nào đó chúng sẽ vô cùng hữu ích cho những dự án có tham vọng lớn hơn của bạn về ẩm thực. Với văn phong hóm hỉnh, đôi khi bông phèng, người viết dẫn độc giả từ quán thịt chó “xôm tụ” ở hẻm nhỏ trên đường Cống Quỳnh đến gánh hàng rong trên vỉa hè, quán phở trên đường Nguyễn Văn Đậu, Cách Mạng Tháng Tám, Phạm Văn Hai. Cuốn sách nhỏ vừa mang chút niềm tự hào của một người chuyên ăn hàng rong: Sài Gòn món gì cũng có, món ngon miền nào cũng hội tụ về đây; nhưng cũng phảng phất chút buồn khi trong thời đại công nghiệp, văn hóa ẩm thực Việt Nam có chút phôi phai, rồi ăn cái ngon mà nơm nớp lo hóa chất, lo ngộ độc thực phẩm. Mời bạn đọc cuốn “Sài Gòn chở cơm đi ăn phở” cùng cuốn sách mới nhất của Ngữ Yên được giới thiệu trong đợt này có tựa Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê! để hình dung đầy đủ về một hành trình khám phá ẩm thực. 2. Đi Bộ Xuyên Việt Với Cây Đàn Guitar Đi bộ xuyên Việt với hành trang là cây đàn guitar và không đồng trong túi là một quyết định hẳn nhiều người sẽ cho là điên rồ. Nhưng với Hồ Nhật Hà, đó lại hành trình mang nhiều ý nghĩa. Hành trình này không chỉ để thử thách những giới hạn của bản thân mà còn là hành trình kết nối với thiên nhiên và mọi người trên khắp dải đất hình chữ S thân thương. Mang trong mình đức tin của gã lang thang, những nghi ngại, khó khăn trên đường kể cả phải ngủ trong căn nhà hoang giữa trời mưa to, hay những khi cô đơn, hoang mang không biết hành trình này sẽ đi tới đâu… chỉ càng thắp sáng ý chí tiếp tục dấn bước. Và chính chân trời không biết điều gì phía trước lại mở ra rất nhiều điều kỳ diệu thôi thúc ta bước đi khám phá. Từng bước chân qua 2.300 km, 113 ngày đi bộ xuyên Việt với cây đàn guitar đọng lại nhiều câu chuyện, những khúc ca vang vọng về vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp thiên nhiên và đặc biệt là vẻ đẹp của những con người chân tình nghĩa hiệp. Hy vọng, những câu chuyện trong cuốn sách này sẽ gợi cảm hứng để bạn dám sống ước mơ và không ngừng trải nghiệm khám phá. TRÍCH ĐOẠN NỔI BẬT: “Và gã có một ý tưởng. Gã có một trò chơi. Người chơi không ai khác là chính gã. Gã sẽ đi kiểm chứng về tình thương của người Việt. Gã sẽ đi đến mọi miền đất nước để kiểm chứng người Việt Nam thật sự như thế nào. Gã sẽ thử thách khả năng sinh tồn, thử để ước mơ của mình lần nữa sống lại. Và gã quyết định đi bộ xuyên Việt mà không mang tiền.” “Giữa khuya tôi tỉnh giấc vì những giọt nước rơi vào mặt. Mưa hay nước từ sóng biển thế? Mưa thật rồi! Hy vọng đừng to quá. Tôi ngước lên trời cao, những áng mây đen loáng thoáng lướt nhẹ qua mặt trăng. Nối theo ánh nhìn dựng thẳng lên là hàng dương cao vút. Cảm giác hòa mình vào tự nhiên khiến thời gian cũng trở nên lắng đọng. Tôi ngắm mãi ánh trăng như sợ mình sẽ không còn cơ hội được ngắm cảnh tượng này thêm lần nào nữa. Tôi ngắm mãi, ngắm mã” “Tôi nghĩ về những cô chú, anh chị đã giúp đỡ tôi trên hành trình. Họ đều là những người lao động khá vất vả. Đồng tiền kiếm được với họ cũng rất khó khăn, nhưng khi gặp tôi họ đã mở lòng giúp đỡ mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. Và tôi nghĩ họ đã lựa chọn trở thành người tử tế dù đang trong hoàn cảnh như thế nào đi nữa. Ơn Chúa! Điều đó thật là phúc lành!”