Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản

Sách Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản pdf ebook review doc epub word wattpad prc mobi audio mp3 sách nói đọc online Tác giả: Inazo Nitobe.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3u6qEwW

1. Review sách Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản

Sách Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản ebook review pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Inazo Nitobe trong danh mục Sách Văn Hóa – Địa Lý – Du Lịch đang sale off 24% còn 82.900 ₫, Đứng thứ 24 trong Top 1000 Sách Địa Danh – Du Lịch bán chạy tháng này đã được bán ra hơn 30 cuốn ngay sau khi lên kệ, cùng với nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản

Sách Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản Tác giả: Inazo Nitobe, Công ty phát hành Omega Plus Ngày xuất bản 2020-08-20 14:10:44 Kích thước 14 x 20.5 cm Dịch Giả Nguyễn Hải Hoành Loại bìa Bìa mềm Số trang 256 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Dân Trí.

Công ty phát hành Omega Plus
Ngày xuất bản 2020-08-20 14:10:44
Kích thước 14 x 20.5 cm
Dịch Giả Nguyễn Hải Hoành
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 256
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Dân Trí

3. Mô tả sách Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản

Võ sĩ đạo là một bộ luật bất thành văn chi phối đời sống và hành động của các nhà quý tộc Nhật Bản (các samurai, tức thị vệ của các lãnh chúa)… Giới samurai trau dồi võ nghệ, họ trung thành với lãnh chúa của mình, lãnh đạm trước cái chết và nỗi đau đớn. Tinh thần Võ sĩ đạo là quốc hồn quốc túy, là truyền thống dân tộc lâu đời của Nhật Bản, một trong những bí quyết làm cho nước này trở thành cường quốc quân sự châu Á đầu tiên từ cuối thế kỷ XIX và siêu cường kinh tế thế giới trong nửa sau thế kỷ XX. Tác giả “Võ sĩ đạo: Linh hồn Nhật Bản” – Tiến sĩ Inazo Nitobe, là người đầu tiên giới thiệu Võ sĩ đạo ra thế giới. Cuốn sách này trình bày về Võ sĩ đạo của Nhật Bản bằng những từ ngữ đơn giản và do đó rất thú vị. Trong khi thuyết minh quan điểm của mình, tác giả đồng thời trích dẫn các thí dụ đối chiếu lấy từ lịch sử và văn học châu Âu. Cuốn sách đã giải đáp và tiếp tục giải đáp cho người Nhật cũng như người phương Tây, về nguyên nhân tại sao những tư tưởng và tập tục nào đó lại có thể thịnh hành ở Nhật Bản. Sách viết bằng tiếng Anh, xuất bản lần đầu năm 1900, lập tức gây tiếng vang lớn trên thế giới, là trước tác kinh điển nhất về Võ sĩ đạo, cho tới nay đã dịch ra hàng chục thứ tiếng (kể cả tiếng Nhật) và in hơn 100 lần. Dịch giả dịch theo bản tiếng Anh và có đối chiếu tham khảo bản tiếng Trung (dịch từ tiếng Nhật) để nâng cao tính chính xác. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho các bạn đọc chưa hiểu nhiều về nước Nhật và về các điển tích văn học, lịch sử châu Âu thời xưa, cuốn sách có bổ sung các chú thích tương ứng với nội dung ở cuối trang sách. +ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA: Tất cả những gì tiến sĩ Nitobe viết trong sách này, về bản chất đều hoàn toàn chân thực. Bản thân ông từng sống trong bào thai của Võ sĩ đạo – chế độ phong kiến, và từng thấy sự diệt vong của chế độ đó. Sự phân tích và tổng kết của ông vô cùng chân thực, bình dị. Ngòi bút bậc thầy của Nitobe đã phản ánh được những nét tinh túy của nền văn học Nhật Bản có lịch sử hàng nghìn năm, như dựng lại một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Cho tới nay, Võ sĩ đạo đã trải qua lịch sử hơn nghìn năm. Tác giả sách đã nắm bắt chính xác tinh hoa của Võ sĩ đạo tồn tại trên người hàng triệu đồng bào ông. Trong sách này, phần phê phán của tác giả đã giúp tôi càng hiểu thêm về sức mạnh và giá trị của Võ sĩ đạo đối với tính cách dân tộc Nhật. Muốn hiểu người Nhật trong thế kỷ XX thì cần phải quay trở lại thời cổ xưa, tìm hiểu cái gốc rễ mà dân tộc này đã vùi sâu trong quá khứ. – William Elliot Griffis, nhà nghiên cứu văn hóa phương đông, linh mục giáo hội. +TRÍCH ĐOẠN HAY: “Phật giáo là yếu tố đầu tiên dẫn đến sự ra đời Võ sĩ đạo. Tâm trạng bình thản yên tĩnh đối với số phận, lặng lẽ phục tùng những gì tất phải đến, không sợ hãi khi gặp hiểm nguy, coi thường tính mạng và thân thiện với cái chết – tất cả đều là những điều Phật giáo gợi ý và ban phát cho Võ sĩ đạo.” (Chương ii: Nguồn gốc của võ sĩ đạo) “Tại Nhật Bản từ xưa đã lưu truyền nhiều câu chuyện chỉ vì ni-gon – tức “nuốt lời hứa”, mà phải lấy cái chết của mình để chuộc lỗi, do cái gọi là “lời hứa” ấy cũng chẳng qua là nói suông mà thôi. Vì trọng lời hứa đến mức như thế, nên không riêng việc viết cam kết, mà cả đến thề thốt cũng trở thành việc làm tổn thương tư cách võ sĩ. Điều này khác với quy định “không được thề” trong giáo lý của đạo Ki-tô, các tín đồ đạo này thường hay vi phạm quy định đó. Có khi người võ sĩ đeo kiếm để thề, hoặc gọi tên chư thần; nếu đã như thế thì lời hứa trở nên quan trọng đến mức phải dùng tính mạng và máu của mình để thực hiện lời hứa. Kiểu thề thốt như vậy quyết không có thể trở thành trò đùa trên miệng.” (Chương vii: thành thật và chân tình) “Võ sĩ đạo cho rằng quốc gia được đặt lên trên cá nhân; cá nhân chỉ là một bộ phận của quốc gia, người ta sinh ra là để phụng sự quốc gia, bởi vậy mọi cá nhân đều nên không ngại hy sinh thân mình vì sự hưng vong của quốc gia hoặc cho kẻ nắm chính quyền hợp pháp của quốc gia.” (Chương ix: đạo trung) “Trong Võ sĩ đạo, điều răn Dũng đòi hỏi người võ sĩ không được kêu một tiếng nào khi gặp bất kỳ hoàn cảnh khó chịu đựng nổi, điều răn Lễ lại yêu cầu họ không được để lộ nỗi buồn hoặc đau khổ, nhằm tôn trọng niềm vui hoặc sự yên tĩnh của người khác. Hai lời dạy đó kết hợp với nhau khiến người võ sĩ có bẩm tính của chủ nghĩa khắc kỷ bề ngoài; và cuối cùng đã hình thành tính cách quốc dân Nhật Bản thể hiện ra bên ngoài là theo chủ nghĩa khắc kỷ.” “Trong thực tế, người Nhật Bản thường có khuynh hướng cố gượng cười khi nhược điểm của con người phải chịu thử thách gay cấn. Theo tôi nghĩ, thói quen hay cười của họ có lý do hợp lý hơn thói quen thích cười của Democritus – vì người Nhật Bản thường cười khi gặp khó khăn, dùng nụ cười để làm cái bình phong che giấu tình cảm thực sự trong lòng. Nụ cười đó lấy lại sự cân bằng với nỗi tức giận hoặc đau thương.” (chương xi: Tự kiềm chế) “Trong suy nghĩ của người Nhật Bản, mổ bụng là cách chết cao thượng nhất; vì vậy họ không cảm thấy khó chịu về việc mổ bụng, tuyệt nhiên không ai chê cười hoặc chán ghét cách chết ấy. Tuy hình thức chết trông khó coi thật, nhưng nó chứa đựng tính duyên dáng, sự dễ thương, tinh thần hài hòa vĩ đại, bình tĩnh; tinh thần ấy đem lại ý nghĩa cao thượng cho cái chết, khiến nó trở thành tượng trưng cho một cuộc sống mới.” (Chương xii: Tập tục tự sát và trả thù) +TÁC GIẢ: Inazo Nitobe (1862-1933) Sinh năm 1862 tại thành phố Morioka trên đảo Honshu, là con trai thứ ba trong một gia đình Samurai, tức quý tộc Nhật. Năm 1884 ông sang Mỹ nghiên cứu kinh tế và chính trị học tại Đại học Johns Hopkins, được phong chức Trợ giáo. Năm 1901 Nitobe làm Cố vấn kinh tế cho chính quyền Nhật tại Đài Loan. Năm 1904 được phong Giáo sư thực thụ tại Đại học Đế quốc Kyoto. Tổng cộng Nitobe nhận được 5 bằng tiến sĩ. Nitobe tích cực đấu tranh vì sự nghiệp giáo dục phụ nữ và mở trường Đại học nữ Tokyo; năm 1918 là hiệu trưởng đầu tiên trường này. Ông còn là Giám đốc Viện Quan hệ Thái Bình Dương và hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp hòa bình, được gọi là “Cầu nối hai bờ Thái Bình Dương”. Để tưởng nhớ công trạng của Inazo Nitobe, năm 1984 nhân kỷ niệm 50 năm ngày ông mất, Chính phủ Nhật đã in chân dung ông trên đồng bạc 5.000 yen.