Vô Ngã và Luân Hồi

Sách Vô Ngã và Luân Hồi pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .

👉 Link Sách: https://bit.ly/3rL52Tp

1. Review sách Vô Ngã và Luân Hồi

Sách ebook review Vô Ngã và Luân Hồi file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách Tôn giáo – Tâm linh có giá chỉ: 75.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 20 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Vô Ngã và Luân Hồi

Sách Vô Ngã và Luân Hồi , Công ty phát hành – Kích thước Tác giả: Giáo sư Hoàng Tuấn Oai Dịch giả: Thích Hạnh Bình 14,5 x 20,5 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 312 SKU 5227918345886.

3. Mô tả sách Vô Ngã và Luân Hồi

Tác giả: Giáo sư Hoàng Tuấn Oai Dịch giả: Thích Hạnh Bình Tác giả tác phẩm “Vô Ngã và Luân Hồi” (無我與輪迴) do Giáo sư Hoàng Tuấn Oai (黃俊威), người Hồng Kông, đang sinh sống và giảng dạy ở Taiwan, từng đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm Đông phương nhân văn tư tưởng nghiên cứu sở, nhiều năm làm giáo thọ ngành Phật học cho trường Đại học Huafan, Phật học viện Viên Quang, Pháp Quang, Từ Minh viết… Thầy vốn là giáo sư hướng dẫn luận văn Cao học và Tiến sĩ của dịch giả (Hạnh Bình), là một trong 4 vị trợ giúp cho Hòa thượng Ấn Thuận hoàn thiện tác phẩm “Sơ Kỳ Đại thừa Phật giáo chi Khởi nguyên dữ phát triển” (gần 1.400 trang). Có thể nói Giáo sư Hoàng là vị rất tinh thông Phật học, kế thừa phương pháp nghiên cứu của Lữ Trưng, Ấn Thuận. Nội dung tác phẩm chủ yếu thảo luận hai khái niệm “Vô Ngã” và “Luân Hồi”, hai khái niệm này được kinh điển nhà Phật đề cập rất nhiều nơi, ngay cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa. Thông thường ‘vô ngã’ được định nghĩa là không có ngã, hay không có chủ thể, ngược lại khái niệm ‘luân hồi’ lại xác định có chủ thể hay ngã thể, chủ thể đó tạo nhân và cũng chính chủ thể đó lảnh thọ quả báo, nếu như kẻ tạo nhân và người thọ quả khác nhau thì lý thuyết nhân quả luân hồi trở thành vô nghĩa. Thế thì hai khái niệm ‘vô ngã’ và ‘luân hồi’ Phật giáo đề cập phải chăng có sự mâu thuẫn? Từ góc độ này, Giáo sư Hoàng Tuấn Oai ngang qua thánh điển Vedas, Thắng Luận, Số Luận và Phật giáo, từ Phật giáo Nguyên thủy đến các bộ phái và ngay cả Đại thừa, tiến hành phân tích so sánh, làm rõ ý nghĩa của hai khái niệm này qua từng thời kỳ, hiển thị sự dị đồng giữa các trường phái khác nhau trong cùng một xã hội đa tôn giáo ở Ấn Độ. Văn chương tác phẩm này thuộc loại tôn giáo triết học, có quá nhiều đoạn trích dẫn từ các thánh điển cổ xưa, khúc chiết khó hiểu, lại nhiều thuật ngữ chuyên môn, cho nên việc dịch sang tiếng Việt không dễ dàng. Do vậy, tôi và các học viên mặc dù đã cố gắng, nhưng không làm sao tránh khỏi sự sai sót, rất mong sự góp ý của độc giả. Tuệ Chủng  Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền