Sách Văn Học Nga – Tác Phẩm Chọn Lọc: Những Trường Đại Học Của Tôi pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Maksim Gorky.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3pFrEUC
1. Review sách Văn Học Nga – Tác Phẩm Chọn Lọc: Những Trường Đại Học Của Tôi
Sách ebook review Văn Học Nga – Tác Phẩm Chọn Lọc: Những Trường Đại Học Của Tôi file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Maksim Gorky trong danh mục: Sách thiếu nhi / Truyện kể cho bé có giá chỉ: 48.300 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 6 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Văn Học Nga – Tác Phẩm Chọn Lọc: Những Trường Đại Học Của Tôi
Sách Văn Học Nga – Tác Phẩm Chọn Lọc: Những Trường Đại Học Của Tôi Tác giả: Maksim Gorky, Công ty phát hành Nhà Xuất Bản Kim Đồng Ngày xuất bản 06-2017 Kích thước 13 x 19 cm Số trang 280 SKU 2525874465444 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Kim Đồng.
3. Mô tả sách Văn Học Nga – Tác Phẩm Chọn Lọc: Những Trường Đại Học Của Tôi
Văn Học Nga – Tác Phẩm Chọn Lọc: Những Trường Đại Học Của Tôi Maksim Gorky (1864 – 1934) là nhà văn vĩ đại của giai cấp vô sản, là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đời hoạt động văn học gần nửa thế kỷ, ông đã để lại một sự nghiệp chói lọi, một di sản sáng tác khổng lồ, nó là niềm tự hào của nhân dân Nga và của cả loài người tiến bộ. Truyện ngắn Macxim Gorki có sự kết hợp hài hoà yếu tố lãng mạn và hiện thực. Ở đó có sự gắn bó máu thịt của ông với nhân dân và đất nước qua các giai đoạn cách mạng. M.Prisvin: “Cuốn sách này là một sự kiện lớn trong nền văn học Nga, lớp thanh niên của chúng ta sẽ học tập theo cuốn sách đó.” Trích tác phẩm Những Trường Đại Học Của Tôi: “Thế là tôi lên đường để xin vào trường đại học Cazan, không thể nào dừng được. Người gợi cho tôi ý nghĩ xin vào trường đại học là N. Evreinov, một thanh niên dễ mến, học sinh trung học, đẹp trai, có đôi mắt dịu dàng như mắt phụ nữ. Anh ở trên gác xép cùng một nhà với tôi. Vì thường gặp tôi cần sách ở tay nên anh rất chú ý, và chúng tôi đã làm quen với nhau. Ít lâu sau, Evreinov đã bắt đầu khẳng định rằng tôi có những khả năng đặc biệt về khoa học. – Anh vốn sinh ra để phục vụ khoa học – anh vừa nói vừa lắc mái tóc dài trông rất đẹp. Lúc bấy giờ tôi chưa biết rằng ngay cả con thỏ cũng có thể phục vụ cho khoa học, Evreinov đã chứng minh rất hùng hồn với tôi rằng các trường đại học đang cần những chàng thanh niên như tôi. Dĩ nhiên anh đã nhắc đến gương Mikhail Lomonoxov. Evreinov nói rằng đến Cazan tôi sẽ ở tại nhà anh, trong suốt mùa thu và mùa đông sẽ học qua chương trình trung học, sẽ thi mấy môn gì đó – đây là nguyên văn lời anh nói: mấy môn gì đó – vào đại học tôi sẽ được cấp học bổng của nhà nước, và năm năm sau tôi sẽ trở thành nhà bác học. Mọi việc đều rất đơn giản, vì Evreinon mới mười chín tuổi đầu và rất tốt bụng. Thi trung học xong anh đi trước, khoảng hai tuần lễ sau tôi cũng lên đường theo anh. Lúc tiễn chân tôi, bà tôi dặn dò: – Cháu đừng có nóng nảy với người khác, lúc nào cháu cũng hằm hằm, cháu trở nên nghiêm nghị và kiêu căng rồi đấy! Cháu giống tính ông ngoại, mà ông cháu thì thế nào? Sống già đời mà cuối cùng thành một ông già đau khổ, đần độn. Cháu phải nhớ điều này: chúa không hay quở phạt người đời, chỉ có ma quỷ mới thích chuyện đó! Thôi, cháu…Bà tôi đưa tay lau mấy giọt nước mắt lấm tấm trên đôi má nhăn nheo màu nâu sẫm và nói: – Chắc bà cháu ta sẽ không gặp nhau nữa, cháu sẽ đi xa, cháu thích nay đây mai đó, còn bà thì chẳng sống được bao lâu nữa… Gần đây tôi luôn luôn sống xa người bà thân yêu và cũng ít khi gặp mặt, nhưng lúc này bỗng nhiên tôi đau đớn cảm thấy rằng tôi sẽ không bao giờ còn được gặp lại con người ấy, con người vô cùng gần gũi và gắn bó với lòng tôi. Đứng ở đuôi tàu, tôi nhìn thấy bà tôi đứng trên bến, một tay làm dấu thánh giá, còn tay kia cầm góc chiếc khăn san cũ lau mặt, lau đôi mắt đen sẫm long lanh, chan chứa lòng thương yêu vô hạn đối với mọi người. Và đây, tôi đã đến một thành phố nửa Tacta, sống trong một gian phòng chật chội tại một ngôi nhà một tầng. Ngôi nhà nhỏ đơn độc nhô lên trên một cái gò ở cuối một cái gò ở cuối một đường phố nghèo nàn và chật hẹp, một mặt tường của nó giáp với khoảnh đất trống của một ngôi nhà bị cháy, cỏ dại mọc đầy. Giữa những khóm ngải cứu, ngưu bàng và chua me, giữa những bụi cây hương mộc, nổi lên cảnh điêu tàn của một toà nhà gạch; bên dưới là một cái hầm nhà rộng, nơi trú ngụ và cũng là nơi gửi thấy của lũ có hoang vô chủ. Tôi còn nhớ rất rõ cái hầm nhà ấy, nó là một trong những trường đại học của tôi…”