Sách Ứng Xử Kinh Tế Của Nông Hộ – Khảo Sát Xã Hội Học Tại Châu Thổ Sông Cửu Long pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Trần Hữu Quang.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3zWDRba
1. Review sách Ứng Xử Kinh Tế Của Nông Hộ – Khảo Sát Xã Hội Học Tại Châu Thổ Sông Cửu Long
Sách ebook review Ứng Xử Kinh Tế Của Nông Hộ – Khảo Sát Xã Hội Học Tại Châu Thổ Sông Cửu Long file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Trần Hữu Quang trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Lĩnh vực khác có giá chỉ: 240.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 1 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Ứng Xử Kinh Tế Của Nông Hộ – Khảo Sát Xã Hội Học Tại Châu Thổ Sông Cửu Long
Sách Ứng Xử Kinh Tế Của Nông Hộ – Khảo Sát Xã Hội Học Tại Châu Thổ Sông Cửu Long Tác giả: Trần Hữu Quang, Công ty phát hành Viện Social Life Ngày xuất bản 08-2018 Kích thước 16×24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 445 SKU 2906053059423.
3. Mô tả sách Ứng Xử Kinh Tế Của Nông Hộ – Khảo Sát Xã Hội Học Tại Châu Thổ Sông Cửu Long
Có thể nói nền kinh tế nông nghiệp ở châu thổ sông Cửu Long đã sớm đi vào phương thức kinh tế tư bản chủ nghĩa ngay từ nửa đầu thế kỷ 20. Theo Lương Đức Thiệp (1971, tr. 245), sau năm 1884, “kinh tế nông nghiệp Việt Nam đã nằm trong hệ thống kinh tế tư bản Pháp do kinh tế hoàn cầu chi phối” – có lẽ nhận xét này xác đáng với châu thổ sông Cửu Long hơn là với nông thôn miền Bắc hay miền Trung. James Scott cũng cho rằng vùng đất Nam kỳ đã có một “nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” và đã “hội nhập vào thị trường thế giới” ngay cả từ trước thập niên 1930 (J. Scott, 1976, tr. 40, 90). Chính là dựa trên một hậu cảnh lịch sử phát triển kinh tế thị trường và định chế làng xã “mở” như vậy mà trong các văn liệu báo chí, văn học và kể cả học thuật lâu nay ở Việt Nam, người nông dân châu thổ sông Cửu Long thường được mô tả với những tính cách như cởi mở, phóng khoáng, có óc năng động, nhạy bén với thị trường, sẵn sàng tiếp thu cái mới, Nhưng câu hỏi cần được đặt ra là thực tế có đúng như vậy hay không, và nếu quả thực có những tính cách ấy thì những câu hỏi tiếp theo là những tính cách ấy tồn tại ở những dạng thức nào, nơi những tầng lớp nào, và trong những điều kiện nào. Nhằm góp phần nhận diện chân dung của người nông dân châu thổ sông Cửu Long trên bình diện đời sống kinh tế, công trình nay muốn đi sâu vào việc tìm hiểu ứng xử kinh tế của người nông dân vùng đất này trong điều kiện kinh tế-xã hội ngày nay, xét ở cấp độ nông hộ. Tình hình kinh tế-xã hội và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một vùng đất xét ở tầm vóc vĩ mô suy cho cùng là hệ quả của hiệu ứng tích hợp từ những chiến lược ứng xử của các nông dân và nông hộ xét ở tầm vi mô, trong điều kiện chịu tác động bởi các khuôn khổ chính sách của nhà nước cũng như bởi những đặc trưng của hoàn cảnh thị trường và của môi trường địa lý sinh thái. Do đó, cách tiếp cận xã hội học trong việc nhận diện các ứng xử kinh tế của người nông dân và nông hộ châu thổ sông Cửu Long trong khuôn khổ công trình nay mang kỳ vọng là đóng góp một phần nào đó vào việc lý giải thực tại đời sống nông nghiệp của nông hộ cũng như từ đó phác họa một số gợi ý cho việc hoạch định các chính sách phát triển cho một trong những vùng đất giàu tiềm năng nay của đất nước.