Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ

Sách Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Đức Đạt-Lai Lạt-Ma.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3fgT4fp

1. Review sách Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ

Sách ebook review Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trong danh mục: Sách Tôn giáo – Tâm linh có giá chỉ: 230.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 11 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ

Sách Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ Tác giả: Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, Công ty phát hành Thái Hà Ngày xuất bản 09-2018 Kích thước 15,5 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm SKU 5910462365591 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hà Nội.

3. Mô tả sách Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ

Trọn bộ 4 cuốn sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma: Sức Mạnh Của Đạo Phật – Cuộc Cách Mạng Từ Bi – Con Đường Tối Thượng – Con Đường Giác Ngộ Sức Mạnh Của Đạo Phật Chia sẻ của tác giả Jean_Claude Carriere khi viết về cuốn sách “Sức mạnh của đạo Phật”. “Những cuộc đàm thoại được thuật lại trong cuốn sách này đã diễn ra tại McLeod Ganj, gần Dharamsala, ở phía bắc Ấn Độ, vào tháng Hai năm 1994, và nói chính xác hơn là tại tự viện Thekchen Choling, nơi Đức Đạt-lai Lạt-ma đang sống. Tôi tới đó vào ngày 10 tháng Hai và đã tham dự những ngày lễ hội mừng năm mới của Tây Tạng bắt đầu từ lúc năm giờ sáng ngày 11 tháng Hai. Tôi ở lại McLeod Ganj hai tuần. Nhờ anh bạn Laurent Laffont mà tôi đã nảy sinh ý tưởng viết cuốn sách này cũng như tiến hành chuyến đi nói trên. Tôi đã gặp Đức Đạt-lai Lạt-ma hai lần, rất ngắn, trong những dịp Ngài qua Pháp mới đây. Đầu tiên, tôi liên hệ với những người phụ trách Văn phòng Tây Tạng tại Paris, và nhờ họ mà mọi việc đều diễn ra dễ dàng. Khi nhớ lại chuyến đi đó, tôi vẫn còn lưu lại kỷ niệm về những ngày vô cùng thoải mái, trừ việc phải chuẩn bị cho chuyến đi trong suốt vài tháng mà tôi cho là cần thiết. Đặc biệt, tôi cảm thấy không khí trong tự viện vừa nghiêm trang, vừa tươi vui, không hề vội vã, cũng không hề căng thẳng. Trước chuyến đi, theo yêu cầu của Đức Đạt-lai Lạt-ma, tôi đã viết vài lá thư để trình bày với Ngài những chủ đề tôi muốn đề cập. Tất cả những chủ đề này đều liên quan tới vai trò của đạo Phật trong thế giới ngày nay như mọi người vẫn nghĩ và sự hấp dẫn ngày càng mạnh mẽ của đạo này. Chúng tôi muốn nói tới đạo Phật trong mối quan hệ của nó với cuộc sống thường nhật của chúng ta, với chính trị, với những tôn giáo khác và những truyền thống khác, đặc biệt đồng thời nhấn mạnh tới ba vấn đề: bạo lực, môi trường và giáo dục. Tôi nhanh chóng nhận thấy, và vả lại giáo lý cũng nói lên điều đó, rằng không một cái gì có thể tách rời khỏi những cái còn lại, và rằng mỗi một lời nói của chúng ta đều nằm trong một mạng lưới quan hệ mở rộng ra tới vô hạn. Không thể tách riêng chủ thể này hay chủ thể khác ra khỏi tổng thể triết lý của đạo Phật. Thực ra, tôi cần phải nói về tất cả, trong khi tránh đi vào những chi tiết phức tạp của giáo lý, của huyền thoại và của lễ nghi. Vì không có nhiều thời gian (vả lại một kiếp người liệu có đủ chăng?), biết rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma là một trong những nhân vật được nhiều người muốn tiếp kiến nhất nên ngay từ buổi đầu, tôi đã đề nghị sẽ không hỏi Ngài về những nội dung giáo lý hay thực hành đã được Ngài đề cập trong một vài tác phẩm, và nếu cần, sẽ sử dụng một số trích đoạn các nội dung đó để đưa vào cuốn sách này. Ngài chấp thuận ngay và điều đó làm chúng tôi lợi rất nhiều về mặt thời gian. Chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa tại Paris để làm sáng tỏ một vài chi tiết. Vấn đề cơ bản đặt ra ngay từ đầu là xác định mức độ tri thức của cuốn sách. Chúng tôi viết cho ai đây? Vì cả Đức Đạt-lai Lạt-ma và tôi đều không chỉ nhằm đối tượng đọc là các nhà chuyên môn (bản thân tôi cũng không phải là một người trong số họ), mà muốn để cho càng nhiều độc giả đọc càng tốt, nên tôi nhanh chóng nhận ra rằng, cần thiết phải có những phần giải thích xen lẫn vào nội dung đàm thoại giữa chúng tôi. Có thể nói rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma hiểu biết rất uyên thâm về những khái niệm mà Ngài nêu ra. Tôi cũng hơi biết chút ít về những khái niệm đó, còn đa phần bạn đọc của chúng ta có thể không biết, hoặc hiểu biết ở mức hời hợt, có nghĩa là hiểu sai. Vì thế, với sự đồng ý của Ngài, tôi quyết định sẽ ngắt quãng cuộc đàm đạo mỗi khi cần thiết để giải thích một điểm nào đó và đưa vào những tài liệu tham khảo. Đương nhiên, toàn bộ cuốn sách này đã được Ngài và các cộng sự của Ngài xem lại. Những cuộc đàm thoại của chúng tôi diễn ra tại phòng khách ở Thekchen Choling. Mỗi lần kéo dài chừng ba tiếng. Chúng tôi nói tiếng Anh, nhưng khá thường xuyên, Đức Đạt- lai Lạt-ma chuyển sang nói tiếng Tây Tạng và yêu cầu Lhakdor dịch cho tôi. Tôi ghi âm toàn bộ những điều chúng tôi đã nói với nhau và tối đến, tôi nghe lại và ghi chép những cuộc đối thoại trong ngày. Tôi viết cuốn sách này tại Paris, vào những tháng sau khi tôi về nước. Trình tự các cuộc nói chuyện được giữ nguyên, mặc dù có lúc tôi cho rằng phải gộp lại một vài chủ đề và làm nổi bật hơn các câu hỏi và đáp. Dù sao, đây cũng là một cuộc nói chuyện, nên nếu có một số câu lặp đi lặp lại thì cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tôi đã giữ lại những câu đó với mục đích không làm cuốn sách mất đi một chút lộn xộn sinh động trong việc phác họa một con đường khúc khuỷu, lúc đầu thì dễ, song dần dà sẽ mở rộng ra mọi hướng. Cả hai chúng tôi đều không muốn phát hành một cuốn sách giáo lý. Ngược lại, chúng tôi đều cố gắng để có một cuộc đối thoại thực sự, luôn luôn cởi mở và bất ngờ, một cuộc đối thoại đưa chúng tôi vào những vùng lãnh địa thường ít người lui tới. Tôi cũng cố gắng để mình không rơi vào trạng thái sùng tín làm tê liệt suy nghĩ, hay trạng thái thiếu tôn trọng một cách không cần thiết. Nếu như các bạn thấy trong cuộc đối thoại này, có những lúc tôi thường là người hay nói và nói nhiều thì đó cũng là bởi Ngài mong muốn như vậy. Ngài hỏi tôi và điều quý hóa hơn là Ngài lắng nghe tôi. Đối với một vài hiện tượng của xã hội con người ngày nay đang làm chúng ta chao đảo như trước đây, và đôi khi còn trầm trọng hơn trước thì theo tôi, điều thiết yếu là lắng nghe một tiếng nói giản dị mà mỗi thời khắc đều dựa trên một bề dày hơn 20 thế kỷ suy ngẫm và kinh nghiệm.” Cuộc Cách Mạng Từ Bi Lời chia sẻ của dịch giả Hoàng Phong: “Trong vòng năm năm tới đây, trên hành tinh nhỏ bé này nhân loại sẽ lên đến tám tỉ người. Tài nguyên phung phí, hung bạo lan tràn, môi sinh suy thoái, sự chia rẽ giữa các tập thể, dân tộc, quốc gia và lục địa ngày càng gia tăng, hố phân tách giữa kẻ dư thừa và người nghèo khó ngày càng sâu hơn, sự tranh giành miếng ăn ngày càng khốc liệt. Dưới một góc nhìn nào đó thì phải chăng con người quá hận thù và độc ác với nhau? Thế nhưng dù là thuộc dân tộc nào, nền văn hóa nào, theo tôn giáo nào, nói một thứ ngôn ngữ nào, sinh sống ở phương trời nào, thì tất cả chúng ta đều sinh ra, già nua, bệnh tật và nằm xuống giống như nhau. Điều đó cho thấy chúng ta đều cùng chia sẻ một số phận chung. Trong kiếp sống ngắn ngủi đó, chúng ta cố gắng tìm một chút hạnh phúc cho mình và tránh né đủ mọi thứ khổ đau đang rình rập mình, từ bên trong tâm thức cho đến thân xác bên ngoài. Điều đó trên căn bản cho thấy chúng ta rất gần gũi nhau, chẳng khác gì nhau. Chúng ta sinh con đẻ cái và thương yêu chúng giống như nhau, thế nhưng sinh ra thì chúng lại không có cùng một may mắn như nhau. Có những đứa bé trơ xương, có những đứa bé phì nộm; có những đứa bé ăn xin, nhưng cũng có những đứa bé đến trường bằng những chiếc xe sang trọng và bóng loáng. Dù là con người như nhau thế nhưng dường như thế hệ của chúng ta lại quá ích kỷ, đang tàn phá xã hội, môi sinh và sự sống, lưu lại cho con cháu mình một thế giới đầy bất công và hung bạo, một hành tinh kiệt quệ và ô nhiễm. Tuy nhiên cũng có những người ý thức được trách nhiệm mình trước bối cảnh đó của Địa cầu và nhân loại, thế nhưng số người đó thật hết sức hiếm hoi. Tất cả sự tồn vong của nhân loại là trong tay của thế hệ trẻ ngày nay, tinh khiết và lý tưởng hơn. Thế hệ đó phải tự đứng lên để bảo vệ di sản của tổ tiên, một môi trường lành mạnh, kiến tạo một xã hội nhân bản và một nền hòa bình đích thực. Quyển sách này của Đức Đạt-lai Lạt-ma kêu gọi tuổi trẻ hãy đứng lên Làm Một Cuộc Cách Mạng hầu kiến tạo một thế giới an bình và tự do hơn, một xã hội công bằng và nhân đạo hơn, một sự sống tinh khiết và một hành tinh bớt ô nhiễm hơn. Người ta thường nghĩ rằng cách mạng là một sự lật đổ, một sự tàn phá để xây dựng một cái gì đó mới mẻ hơn, thế nhưng cuộc cách mạng này không hoàn toàn mang ý nghĩa đó mà là một Cuộc Cách Mạng của Từ Bi, Yêu Thương và Rộng Lượng, nói lên một sự biến cải từ trong tâm thức của con người, một sự hàn gắn giữa con người với con người và với thiên nhiên. Những lời kêu gọi này của Đức Đạt-lai Lạt-ma đã được bà Sofia Stril-Rever, gióng lên với tất cả tâm hồn và bầu nhiệt huyết của mình. Hỡi các bạn trẻ trên toàn thế giới hãy nắm tay nhau để cùng yêu thương nhân loại và hành tinh này, mở ra một thời đại mới lành mạnh, an vui và hòa bình hơn, cho con người và tất cả chúng sinh. Quyển sách bắt đầu được thành hình ngày 3 tháng Giêng năm 2017 sau một buổi phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín của mình là bà Sofia Stril-Rever, học giả, nhà văn và chuyên gia tiếng Phạn. Quyển sách đã được hoàn tất sau đó tại Dharamsala trên miền Bắc Ấn ngày 2 tháng Mười, và sau cùng đã được xuất bản tại Pháp ngày 26 tháng Mười một năm 2017”. Con Đường Tối Thượng Cuốn sách Con đường tối thượng: Đại toàn thiện sẽ trình bày một con đường tu hành tuyệt diệu được một trong những bậc thầy tâm linh vĩ đại nhất hiện nay, Đức Đạt-lai Lạt- ma đời thứ 14 viết. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng cuốn sách này không dành cho tất cả mọi người mà chỉ dành cho những người đã có kiến thức căn bản về Phật giáo và đặc biệt phải có lòng mong mỏi đạt đến một điều gì đó trên con đường tâm linh. Cuốn sách sẽ hữu ích nhất đối với những ai đã và đang bước chân vào lối Mật tông hay Phật giáo Tây Tạng. Để bảo đảm sự cô đọng của tác phẩm, dịch giả đã chủ tâm cắt đi phần một có nội dung khái quát về đạo Phật để đi thẳng vào giáo lý Đại Toàn Thiện. Độc giả có thể trang bị thêm cho mình những kiến thức khái quát này trong các cuốn sách khác mà Thái Hà Books xuất bản, như Sức mạnh của đạo Phật mà Đức Đạt-lai Lạt-ma là đồng tác giả. Hy vọng, những cuốn sách này sẽ góp phần làm sáng tỏ giáo pháp trong một thời đại nhiễu nhương như hiện nay. Cuốn sách gồm các mục sau: ĐƯA VÀO ĐẠI TOÀN THIỆN 1. Nguyên lý nền tảng chung cho mọi tông phái Phật giáo Tây Tạng 2. Tâm tịnh quang bẩm sinh BÌNH GIẢNG VỀ BA CHÌA KHÓA ĐI VÀO CỐT LÕI CỦA PATRUL RINPOCHE 3. Chìa khóa thứ nhất đưa vào tính giác 4. Con đường tối thượng để nghỉ ngơi 5. Tâm kim cương toàn thiện 6. Chìa khóa thứ hai Duy trì thiền định 7. Con đường tiệm tiến 8. Chìa khóa thứ ba tự giải thoát 9. Sự độc nhất của ba chìa khóa SO SÁNH NHỮNG TRƯỜNG PHÁI CỰU DỊCH VÀ TÂN DỊCH 10. Những cấu trúc căn bản trong trường phái cựu dịch của Đại Toàn Thiện Con Đường Giác Ngộ Được rút ra từ các bài giảng mà Đức Đạt-lai Lạt-ma đời thứ 14, một trong những bậc thầy tâm linh vĩ đại nhất hiện nay, đã thực hiện ở Mỹ trong các năm 1979, 1981, và ở Canada vào năm 1980. Trong khoảng thời gian này, Ngài đã đi đến nhiều nơi, các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm Phật giáo… để truyền bá thông điệp của mình về sự cần thiết của lòng từ bi cũng như những nhận thức chân thật về thế giới.  Các bài giảng của Ngài xoay quanh những giáo lý cơ bản của Phật giáo và được trình bày theo thứ tự giúp người đọc có thể tiếp thu những kiến thức nền tảng cần thiết trước khi đi vào những chủ đề phức tạp hơn ở phía sau. Thông qua cuốn sách này, Đức Đạt-lai Lạt-ma muốn gửi gắm niềm hy vọng của mình vào công cuộc chuyển hóa cá nhân và xã hội, cũng như khả năng tâm linh trong mỗi con người. Hy vọng cuốn sách này sẽ góp một phần làm trong sạch giáo pháp trong thời đại nhiễu nhương như hiện nay. Trong cuốn sách này sẽ có rất nhiều vấn đề được đưa ra như: Quyền hạnh phúc Bản tính sáng ngời của tâm thức Bốn chân lý cao cả Nghiệp Trí huệ và đại bi: Y khoa của Đức Phật Lòng vị tha và sáu ba la mật Những tài sản của Phật giáo Tây Tạng Thiền định Phật giáo từ đông phương đến tây phương Những hóa thần: Đâu là sự bí mật của các vị? Tu hành tâm thức trong tám đoạn kệ  Om mani padme hum  Con đường giác ngộ  Ngã và vô ngã  Cái chết trong Phật giáo Tây Tạng Phóng mình vào cái vô cùng vi tế  Hai thứ chân lý (nhị đế) Sự hòa hợp của hai phái Cựu Dịch và Tân Dịch  Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, … Xem Thêm Nội Dung