Sách Triết học và Vấn đề xã hội pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Will Durant.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3rIHOO1
1. Review sách Triết học và Vấn đề xã hội
Sách ebook review Triết học và Vấn đề xã hội file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Will Durant trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Triết học có giá chỉ: 129.600 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 29 trong Top 1000 Triết Học bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 17 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Triết học và Vấn đề xã hội
Sách Triết học và Vấn đề xã hội Tác giả: Will Durant, Công ty phát hành Công ty TNHH Văn Hóa Khai Tâm Ngày xuất bản 11-2020 Phiên bản Thông thường Dịch Giả Phạm Viêm Phương Loại bìa Bìa mềm Số trang 344 SKU 8925353992371 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tri Thức.
3. Mô tả sách Triết học và Vấn đề xã hội
Mục đích của luận văn này là cho thấy: thứ nhất, vấn đề xã hội là mối quan tâm căn bản của nhiều triết gia vĩ đại; thứ nhì, cách tiếp cận vấn đề xã hội thông qua triết học là điều kiện đầu tiên cho một cách xử lý thành công vấn đề này dù chỉ ở mức độ khiêm tốn; và thứ ba, một hướng tiếp cận triết học thông qua vấn đề xã hội thì rất cần thiết cho sự phục sinh của triết học. Thuật ngữ “triết học” ở đây chúng ta nên hiểu đó là một nghiên cứu về kinh nghiệm nói chung, hoặc về một bộ phận kinh nghiệm trong mối tương quan với tổng thể. Với “vấn đề xã hội” chúng ta nên hiểu, một cách đơn giản và rộng rãi, như vấn đề giảm thiểu bất hạnh của con người bằng cách điều chỉnh những định chế xã hội. Nó là một vấn đề vốn, từng tự nó tái định hình, luôn thoát khỏi sự định nghĩa sắc bén hơn; bởi vì bất hạnh có liên quan đến khát vọng, và khát vọng thì mang tính cá nhân và không ngừng thay đổi: Mỗi chúng ta nhìn vấn đề này một cách không ổn định xét theo nguyện vọng thường thay đổi của mỗi người. Dĩ nhiên, nó là vấn đề phức tạp một cách khó chịu, và chúng ta phải nhớ rằng giới hạn cho ý định của chúng ta ở đây là xem triết học như một cách tiếp cận vấn đề này, và xem bản thân vấn đề như một cách tiếp cận triết học. Chúng tôi không đề xuất giải pháp nào cả. Chúng ta hãy, như một chừng mực định hướng tốt đẹp, chạm tới một số đỉnh cao trong lịch sử triết học, đồng thời có quan tâm đến lợi ích xã hội vốn ẩn trong mọi mê cung siêu hình học. Giáo sư Woodbridge có nói, “Aristotélēs [Aristotle] định cho người viết luận văn cái kiểu mở đầu luận văn bằng việc tổng lược những ý kiến đã có từ trước về đề tài, và chứng minh mọi ý kiến ấy đều sai.”1 Mục tiêu của năm chương tiếp theo sẽ hơi trái ngược đi một chút: Chúng tôi sẽ xem liệu một số hệ triết học được coi như đã chết có cho phép sự hồi sinh đáng kể hay không. Thay vì cố gắng chứng tỏ rằng Sōkrátēs [Socrates], Platōn [Plato], Bacon, Spinoza, và Nietzsche là hoàn toàn sai lầm trong cái nhìn của họ về vấn đề xã hội, chúng tôi sẽ cố tìm xem có điều gì trong cái nhìn của họ có thể giúp chúng ta hiểu được tình hình của chính chúng ta ngày nay. Chúng tôi sẽ không làm một bộ sưu tập các hệ thống triết học xã hội; chúng tôi sẽ không đắm mình vào quá khứ trong một nỗ lực học thuật nhằm nối kết mỗi hệ triết học với hoàn cảnh xã hội và chính trị của nó; thay vì thế chúng tôi sẽ cố liên hệ những hệ triết học ấy với hoàn cảnh của chính chúng ta, để nhìn vào những vấn đề của chúng ta lần lượt qua con mắt của những triết gia đó. Đối với những cách lý giải khác về các triết gia này, chúng tôi sẽ tìm cách bổ sung hơn là cố phản bác. Như thế, mỗi chương trình bày theo lịch sử của chúng tôi sẽ là một dẫn nhập và một triển khai hơn là một tổng lược. Mục đích sẽ không phải là viết ra một tác phẩm lịch sử hoặc phê bình, mà là một cách lý giải qua đại diện. Đây là một phương pháp vốn có những khuyết điểm của nó: Ví dụ, nó hy sinh tính thấu đáo về học thuật để trình bày tính khả dụng, và sẽ đòi hỏi việc thu nhặt đi thu nhặt lại những mạch ý tưởng khi sau này chúng tôi đi đến mục tiêu riêng tư hơn. Nhưng như một khoản đền bù phần nào cho điều này, chúng tôi sẽ tránh không xem xét quá khứ ngoài khía cạnh như nó thực sự là hiện tại, ngoài khía cạnh như nó còn sống và có ý nghĩa bổ ích ở ngày nay. Và từ mỗi nghiên cứu có lẽ chúng tôi sẽ thực hiện được bước tiến nào đó về phía nỗ lực sau cùng của chúng tôi – việc làm sáng tỏ chung cho vấn đề xã hội và triết học. Mục lục Lời giới thiệu (Mai Sơn) Phần I: Hướng tiếp cận theo lịch sử Dẫn nhập Chương 1: Ý nghĩa hiện nay của đạo đức học Sōkrátēs Chương 2: Platōn: Triết học như chính trị học Chương 3: Francis Bacon và những khả thể xã hội của khoa học Chương 4: Spinoza bàn về vấn đề xã hội Chương 5: Nietzsche Phần II: Những đề xuất Chương 6: Những giải pháp và hóa giải Chương 7: Chức năng tái thiết của triết học Chương 8: Trí thông minh có tổ chức Chương 9: Người đọc lên tiếng Chú thích Bảng dẫn