Sách Tổ Chức Học Tập – Bí Mật Kiến Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cho Doanh Nghiệp (tặng kèm bookmark PS) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Peter M Senge.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3tbp9cA
1. Review sách Tổ Chức Học Tập – Bí Mật Kiến Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cho Doanh Nghiệp (tặng kèm bookmark PS)
Sách ebook review Tổ Chức Học Tập – Bí Mật Kiến Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cho Doanh Nghiệp (tặng kèm bookmark PS) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Peter M Senge trong danh mục: Sách kinh tế / Sách kỹ năng làm việc có giá chỉ: 186.750 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Tổ Chức Học Tập – Bí Mật Kiến Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cho Doanh Nghiệp (tặng kèm bookmark PS)
Sách Tổ Chức Học Tập – Bí Mật Kiến Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cho Doanh Nghiệp (tặng kèm bookmark PS) Tác giả: Peter M Senge, Công ty phát hành BIZBOOKS Ngày xuất bản 10-2019 Kích thước 16 x 24 cm Dịch Giả Nguyễn Hạnh An Loại bìa Bìa mềm Số trang 560 SKU 8969381553586.
3. Mô tả sách Tổ Chức Học Tập – Bí Mật Kiến Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cho Doanh Nghiệp (tặng kèm bookmark PS)
Tại sao việc tổ chức học tập trong tổ chức lại quan trọng? Và bạn nên thực hiện những bước nào để tối đa hóa tiềm năng của tổ chức. Cuốn sách Tổ Chức Học Tập sẽ chỉ ra được tầm quan trọng của việc học tập trong tổ chức. Quyển sách dạy chúng ta cách phát huy những tư duy mới, các phương thức làm việc tập thể và tạo ra kết quả mà chúng ta thật sự mong muốn trong đời sống và tổ chức. Tổ Chức Học Tập – Bí Mật Kiến Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cho Doanh Nghiệp Tầm quan trọng của tổ chức học tập trong doanh nghiệp Môi trường kinh doanh hiện đại ngày càng khắc nghiệt và không ngừng đặt ra các yêu cầu mới cho doanh nghiệp. Lời giải của bài toán cạnh tranh này không gì khác ngoài việc trang bị sẵn tốc độ nhanh nhẹn, khả năng linh hoạt để sẵn sàng đáp ứng với các xu hướng mới, thậm chí là trở thành nhà tiên phong. Để có thể tồn tại và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó, các doanh nghiệp đang ngày càng ưu tiên đào tạo – tổ chức học tập và coi đó như một yếu tố văn hoá cốt lõi. Văn hoá học tập (learning culture) xuất hiện và được coi trọng trong doanh nghiệp là vì vậy. Có thể liệt kê một số lợi ích dễ thấy nhất ở một doanh nghiệp đề cao văn hoá học tập: Nhân viên được trang bị kiến thức và kỹ năng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và lợi nhuận của công ty. Khai phá được tài năng tiềm ẩn của nhân viên, từ đó có chính sách dụng tài phù hợp Tăng tính đoàn kết, chia sẻ nội bộ và độ hài lòng của nhân viên. Tăng độ linh hoạt và khả năng thích ứng của công ty trước sự thay đổi của xu hướng, thị trường và các tác động khác. Công ty có tiềm năng đổi mới sản phẩm, cải thiện việc cung cấp dịch vụ hoặc thâm nhập vào một thị trường mới. Là một yếu tố quan trọng của EVP doanh nghiệp giúp thu hút ứng viên tuyển dụng. Cổ vũ văn hoá học tập trong một tổ chức không phải là việc có thể làm trong ngày một ngày hai mà là một quá trình bền vững theo chiến lược, đòi hỏi cái tâm và sự kiên trì của nhà lãnh đạo. Thật may mắn là bạn có thể hiện thực hoá điều đó nhờ các bí quyết trong cuốn sách Tổ chức học tập 5 Nguyên lý chủ chốt của một tổ chức học tập Trong Tổ chức học tập, tác giả Senge cho thấy nhiều công ty được giải thoát khỏi tình trạng “thiểu năng học tập” vốn đe dọa hiệu quả kinh doanh và thành công của tổ chức bằng cách áp dụng những chiến lược của các tổ chức học tập – những công ty cho phép các mô hình tư duy mới và mở rộng phát triển, hình thành cảm hứng tập thể, và mọi người liên tục học cách tạo ra những kết quả họ thật sự khao khát. 5 Nguyên lý quan trọng đó của Tổ chức Học tập bao gồm: Làm chủ bản thân, Chia sẻ tầm nhìn, Những mô hình tư duy, Học nhóm – học tập theo đội, và Tư duy hệ thống. Mô hình 5 nguyên lý chủ chốt của một tổ chức học tập Sự làm chủ/ hoàn thiện cá nhân (Personal Mastery) Các tổ chức học tập chủ yếu thông qua quá trình học tập của các cá nhân trong tổ chức, tuy nhiên học tập cá nhân không đảm bảo tạo ra một “tổ chức học tập”. Làm chủ bản thân là nguyên lý theo đó các cá nhân không ngừng xác định và xây dựng tầm nhìn cho mình, tập trung năng lượng của mình, phát triển tính kiên nhẫn và quan sát thực tế một cách khách quan. Sự làm chủ này (mastery) vượt lên trên năng lực và kỹ năng cá nhân mặc dù đã bao hàm những yếu tố này. Các cá nhân có mức độ làm chủ bản thân cao luôn học hỏi không ngừng, và biết rõ những điểm chưa hoàn thiện của mình, biết rõ sự “ngu dốt” của mình và cần phải hoàn thiện những gì. Chia sẻ tầm nhìn chung (Share vision) Các cá nhân sẽ cùng thiết lập sự cam kết với đội/nhóm làm việc của mình, cùng xây dựng/chia sẻ tầm nhìn chung về tương lai của tổ chức, và phát triển các nguyên tắc và hoạt động hỗ trợ cho quá trình dẫn đến tương lai đó. Những mô hình tư duy (Mental models) Mô hình tư duy là các giả thiết, sự khái quát, định kiến, và cả các hình ảnh đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của các cá nhân và ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó nhìn nhận về thế giới xung quanh và hành động. Trong tổ chức học tập, mỗi cá nhân không ngừng xác định, làm rõ và hoàn thiện cách mà họ nhìn nhận về thế giới xung quanh. Học nhóm – Học tập theo đội (Team learning) Khả năng và kỹ năng tư duy cho phép các tổ/đội xây dựng trí tuệ, năng lực của tổ/đội lớn hơn năng lực của các cá nhân trong tổ/đội cộng lại. Tư duy hệ thống (Systematic thinking) Cực kỳ cần thiết để 5 nguyên tắc này hài hòa phát triển cùng nhau. Để tổng hợp những công cụ mới thì bao giờ cũng khó hơn ứng dụng từng nguyên tắc một. Đây chính là lý do tại sao suy nghĩ hệ thống là nguyên tắc thứ năm. Đây chính là nguyên tắc tập hợp các nguyên tắc khác, kết dính chúng với nhau thành một thể thống nhất bởi nếu không có định hướng có hệ thống, sẽ chẳng có động lực để tìm hiểu xem làm thế nào mà các nguyên tắc lại tương hỗ với nhau. Bằng cách phát triển từng nguyên tắc một, nguyên tắc thứ năm này cho chúng ta thấy kết quả tổng thể là lớn hơn nhiều so với tổng của từng phần. Có thể thấy tư duy hệ thống là điểm quan trọng nhất trong học thuyết “Tổ chức học tập” của Peter Senge. Tư duy hệ thống là nguyên lý có vai trò kết nối tất cả các nguyên lý còn lại của tổ chức học tập bao gồm làm chủ bản thân, tầm nhìn chia sẻ, học tập theo tổ đội và mô hình tư duy. Đó là cách suy nghĩ, ngôn ngữ sử dụng để mô tả và cảm nhận về các lực lượng hay các mối quan hệ tạo nên các hành vi trong hệ thống tổ chức. Tư duy hệ thống giúp cán bộ quản lý cũng như nhân viên tìm hiểu cách thức thay đổi hệ thống hiệu quả hơn và hành động phù hợp với các quy trình rộng lớn hơn của bối cảnh kinh tế và tự nhiên bên ngoài hệ thống. Tư duy hệ thống giúp mỗi nhân viên vận dụng cách tiếp cận hệ thống khi ra quyết định thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh hay vấn đề của riêng họ. Văn hoá học tập (learning culture) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về tài chính, tiềm năng, năng lực, tính linh hoạt,thương hiệu tuyển dụng,… Hiểu cặn kẽ nội dung cuốn sách sẽ giúp chúng ta: Bắc cầu cho tinh thần làm việc tập thể chuyển thành sáng tạo tập thể Giải phóng khỏi việc bị cầm tù trong các giả định và thành kiến Mỗi cá nhân sẽ biết cách tập trung tối đa vào mục tiêu Dạy chúng ta cách nhìn cả khu rừng lẫn từng cái cây riêng lẻ, áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp cá nhân thành công trong giải quyết vấn đề Chấm dứt sự xung đột giữa thời gian cho công việc và thời gian riêng tư. Về tác giả Peter Senge PETER M.SENGE là một giảng viên cao cấp ở Trường Quản lý Sloan, Học viện MIT và là Nhà sáng lập Hội Học tập Tổ chức (Society for Organizational Learning – SoL). Ngoài quyển “Tổ chức học tập”, ông là đồng tác giả của nhiều tác phẩm khác như Sổ tay Thực Hành Nguyên lý thứ năm – The Fifth Discipline Fieldbook (1994), cùng viết với các đồng nghiệp là Charlotte Robert, Richard Ross, Bryan Smith, và Art Kleiner; Vũ điệu Thay đổi – The Dance of Change (1999) với George Roth; Những Ngôi Trường Học tập – Schools That Learn (2000) với Nelda Cambron McCabe, Timothy Lucas, Bryan Smith, Janis Durton và Art Kleinerl; Sự Hiện diện – Presence (2004) với C.Otto Scharmer, Joseph Jaworski và Betty Sue Flowers. Senge nổi tiếng là một trong những nhà suy nghĩ đổi mới nhất về quản lý và lãnh đạo trên thế giới. Ông đã nhận bằng Cử nhân về kỹ thuật từ đại học Stanford, bằng Thạc sĩ về Mô hình hóa các hệ thống xã hội và Tiến sĩ về quản lý từ Học viện MIT.