Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nói Về Nhà Thơ Trụ Vũ

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nói Về Nhà Thơ Trụ Vũ pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Trụ Vũ.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3C1aFli

1. Review sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nói Về Nhà Thơ Trụ Vũ

Sách ebook review Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nói Về Nhà Thơ Trụ Vũ file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Trụ Vũ trong danh mục: Sách Tôn giáo – Tâm linh có giá chỉ: 52.400 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 4 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nói Về Nhà Thơ Trụ Vũ

Sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nói Về Nhà Thơ Trụ Vũ Tác giả: Trụ Vũ, Công ty phát hành Thái Hà Ngày xuất bản 01-2019 Kích thước 15 x 15 Loại bìa Bìa mềm Số trang 117 SKU 3373551506435.

3. Mô tả sách Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Nói Về Nhà Thơ Trụ Vũ

“Nhận trách nhiệm giới thiệu tập thơ này với độc giả, tôi thấy tôi vì tình riêng với anh Trụ Vũ hơn là tin ở giá trị công việc giới thiệu. Thực vậy, cái tên Trụ Vũ ai mà không biết. Trụ Vũ có cần ai giới thiệu đâu. Anh đã đi từng bước vững chãi trên con đường Thơ và địa vị hiện nay của anh trên thi đàn cũng đã thừa để bảo đảm cho giá trị của bất cứ một tập thơ nào của anh. Tôi chưa từng thấy ai tha thiết và tận tụy với Thơ như anh. THƠ đây không phải là những bài in thành từng tập, dày hay mỏng, mà chính là SỰ SỐNG và những gì anh tìm thấy ở sự sống. Có những lúc anh tức giận, anh chán nản, anh ghê tởm cuộc đời và chính những lúc ấy, tôi thấy anh tha thiết với cuộc đời nhất. Có tha thiết thì người ta mới tức giận, hoặc chán nản, hoặc ghê tởm được. Tuy nhiên, người thơ dù có tức giận, chán nản và ghê tởm thì cũng chỉ tức giận, chán nản và ghê tởm một cách hiền lành mà thôi. Rốt cuộc thì tình thương vẫn trào dâng, rốt cuộc rồi anh cũng tha thiết ôm ấp và chấp nhận cuộc đời. Đọc tập thơ này, tôi thấy tình thương ấy trào dâng một cách hiện thực và cuốn băng đi tất cả những nét uất ức chán nản và chua cay mà cuộc đời đã ghi trong thơ anh. Tình thương đã làm cho anh đứng dậy một cách can đảm, đã khiến cho anh mỉm cười. Cái mỉm cười đó không hẳn là một cái mỉm cười hòa giải. Không. Tình thương mầu nhiệm đã cho anh thấy chân như hiện về nơi đôi má trẻ thơ, nơi giọt lệ mẹ già, nơi cành hoa hướng dương. Cái mỉm cười ấy đôi khi có tính cách siêu thoát của một kẻ đã hé nhìn được vào thực thể mầu nhiệm của hiện hữu. Xin độc giả đừng bắt tôi trích thơ của anh ra đây mà chứng minh cho những điều tôi vừa nói. Khi tôi đọc một tập thơ, tôi muốn có cái thích thú của một người đi khám phá, và tôi hiểu là mình chỉ thực sung sướng với những khám phá của riêng mình. Vậy thì viết lời tựa cho một tập thơ chỉ là để giới thiệu tập thơ, giới thiệu bằng cách nào tùy ý, chứ không phải là để “giải thích” tập thơ. Giải thích thế nào được thơ. Mà giải thích bao giờ cho hết tập thơ. Có những tập thơ tự nhận là thơ đạo chỉ vì trong các tập thơ ấy có những danh từ niết bàn, giải thoát, từ bi, luân hồi, đâu suất, Nhưng mà trong nội dung, tôi thấy những tập thơ đó không có gì là đạo cả. Trái lại, tập thơ bạn cầm trong hai tay đây quả thực là một tập thơ đạo. Bạn không tin thì xin đọc đi. Trụ Vũ có khóc, có cười, có buồn, có giận. Anh khóc, cười, buồn, giận, để mà càng yêu, càng thương cuộc đời. Nhìn thấy thế hệ ngày mai đương lên, khô héo quằn quại, “không sân, không vườn, không cây, không cỏ, không mặt trời mặt trăng, không bông hoa cửa sổ”, anh đau lòng hét lên: Trước đau thương của cả thế hệ ăn mày  Tôi hỏi tôi làm chi đó? Ý thức tự giác, tôi thấy bừng sáng như một làn chớp giật. Thế hệ con cháu của chúng ta sẽ ra sao, nếu hôm nay ta không làm được chi cho cuộc đời? Trụ Vũ có một con gái, cháu hai tuổi. Tên cháu là Thiên Ân. Tháng trước khi đến thăm anh tôi có ẵm cháu trong tay, trong khi anh đọc thơ cho tôi nghe. Tôi biết rất rõ những cay đắng, những thương đau, những thao thức băn khoăn của cuộc đời anh, vả cũng là cuộc đời chúng ta trong mấy mươi năm vừa qua. Anh thường ví một cách cay đắng thân phận anh như “đàm khạc trong ống nhổ”, như “củi mục tấp đầu bờ”. Nhưng mà có ai còn có thể trách được anh nữa khi thấy tất cả những can đảm, những thương yêu, những kiên nhẫn bộc lộ trong thái độ vùng dậy rất thánh thiện của anh khi anh ý thức được vai trò hôm nay của con người muốn tự biến thành chất liệu để nuôi dưỡng thế hệ ngày mai: Vì tôi có một đứa con  Nên từ thái độ một người đi xem kịch  Tôi nguyện ôm Trái Đất này làm chính quê hương Tôi đã rưng rưng nước mắt khi đọc ba câu thơ ấy. Tâm hồn tôi tràn ngập xót thương và tôi cúi đầu kính phục thái độ can đảm và đầy yêu thương đó. Thái độ đó không những xây dựng được cho thế hệ tương lai mà còn làm phục sinh cho thế hệ chán chường và sầu đau hiện tại. Mai sau Thiên Ân lớn đọc những dòng này chắc chắn cháu cũng sẽ khóc và thương hại cho thế hệ chúng ta, và tôi, tôi cũng nhân đây mà nhắn thế hệ của Thiên Ân hãy can đảm, biết tri ân, biết thông cảm, thương nhau và xóa bỏ mọi hận thù.”… Thân mời bạn đọc cùng đến với cuốn sách “Thiền sư Nhất Hạnh nói về nhà thơ Trụ Vũ” trải qua gần 200 trang sách cùng với những bài thơ để hiểu rõ hơn về Đạo, về Đời và về Thiền sư Thích Nhất Hạnh. […] Nhất Hạnh thiền sư  Thiền tướng uy nghi ấy đạo ta,  Thỏng buông tay áo giữ sơn hà  Mâu Ni Phật Tổ trao cành Bụt  Nhất Hạnh Thiền sư ủ liếp cà Ngần ấy trang nghiêm cho tuyết lĩnh  Bao nhiêu công đức để hằng sa  Đi về mãi nhớ kinh vô tự  Nửa bước Hoa Nghiêm dựng một tòa. […]