Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản)

Sách Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nhiều Tác Giả.

👉 Link Sách: https://bit.ly/31gmzqd

1. Review sách Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản)

Sách ebook review Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nhiều Tác Giả trong danh mục: Sách văn học / Phê bình – Lý luận văn học có giá chỉ: 85.700 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 56 trong Top 1000 Phê Bình – Lý Luận Văn Học bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 2 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản)

Sách Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản) Tác giả: Nhiều Tác Giả, Công ty phát hành Phương Nam Book Kích thước 16 x 24 cm  Loại bìa Bìa mềm Số trang 278 SKU 8443724650113 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

3. Mô tả sách Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản)

Thế Kỷ XXI Nhìn Về Trương Vĩnh Ký (Tái Bản) Trong lịch sử của vùng đất Nam Bộ có nhiều vị danh nhân, anh hùng trên mặt trân quân sự, văn hoá như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hô Dương, Lê Văn Duyệt …. Tuy nhiên trong đó, Tả quân Lê Văn Duyệt và Trương Vĩnh Ký là hai nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất giữa công và tội, tích cực và hạn chế. Nhưng dù vậy vẫn không thể phủ nhận dược đóng góp của hai ông đối với lịch sử Việt Nam. Trương Vĩnh Ký đã chon con đường riêng cho cuộc đời mình trong bối cảnh xã hội hết sức phức tạp và đó lại là một trong những vấn đề gút mắc lớn nhất khi bàn luận về ông. Tuy nhiên, những đóng góp của ông về mặt văn hoá thì không chỉ có giá trị đối với Việt Nam và còn của thế giới. NXB Xưa và Nay vừa xuất bản hai tập sách Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam bộ và Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký với cái nhìn mới, công bằng hơn trong từng giai đoạn và bối cảnh lịch sử của các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ gạo cội Trần Bạch Đằng, GS. Đinh Xuân Lâm, TS Nguyễn Minh Tường, TS Nguyễn Hữu Thông, Sơn Nam, Nguyễn Khắc Thuần… Trích đoạn: …Điểm nổi bật bao quát cả giá trị đời ông chính là cái cống hiến lớn lao về tinh thần mà ông lưu lại cho đời: sự nghiệp sáng tác và dịch thuật. Những sáng tác này, trong đó có dịch thuật, du ký và biên khảo… đối với người ngày nay, giá trị không phải lớn, nhưng vào thời ông, vào thời người Việt Nam gần như mê muội trong nền văn học quá thiên về khoa cử, từ chương, quá chú trọng chữ Hán, không biết lợi dụng chữ Nôm để làm chuyển ngữ cho văn xuôi bằng tiếng Việt thì nó biến thành tiếng nổ lớn mở đầu cho học thuật quốc ngữ không ai thay thế ông được. Đó là những tập Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài, Bất cượng chớ cượng làm chi, Phép lịch sự An Nam – Sách dạy chữ Quốc ngữ và những bài khác viết trong Gia Định báo là tờ báo Việt ngữ đầu tiên từ năm 1869 rồi sau đó tạp chí Miscellaneés hay là Thông loại khóa trình. Nhờ những sách báo, sáng tác hoặc biên khảo, người ta thấy rõ lần đầu tiên chữ Quốc ngữ nếu trau dồi kỹ và phát triển tốt, có thể dùng làm chuyển ngữ cho công trình học thuật có qui mô lớn của tiếng Việt. Ngoài ra, tiếng Việt còn có thể dùng cho ngành báo chí là những ngành cực kỳ mới lạ để đưa vào cuộc hiện đại hóa, bắt kịp với xu thế tiến bộ của nhân loại. Tất nhiên, chữ Quốc ngữ có những khuyết điểm và nhược điểm khi tách rời chữ Hán nhưng bù lại nó giúp cho người học mau biết đọc, biết viết, công việc mà chữ Nôm vì khó học và khó in ấn đã không làm tròn trách nhiệm chuyển ngữ tiếng Việt được. Đến đây, tôi tưởng phải dừng lại một chút để nói về quan điểm báo chí của ông. Ở trên ta biết thời gian ông ra Huế, đời Đồng Khánh (1888) ông có lập Đại Nam Văn học Liên Hiệp Hội. Đây là một hội có tôn chỉ, mục đích và chương trình hoạt động rõ ràng không khác một hội mới ngày nay, nhưng đã bỏ xa kỹ thuật lập hội tư văn, nho sĩ đã có từ trước. Hội này, có mục đích ấn hành một loại sách rất mới lạ mà tôi chép lại trong bài viết cũ như sau: “Thông loại khóa trình cho chúng ta hiểu tập san hay học báo này chuyên về giáo dục, ấn hành những bài học hạng bình thường cho các trường tiểu học và các độc giả mới thông Quốc ngữ. Tên chữ Pháp (Miscellanneés) khá ngộ nghĩnh, chỉ những khúc giò, miếng thịt đem xào nướng để tẩm bổ cho kiếm khách. Chính vì vài ý ngộ nghĩnh này mà trong lời bảo (phi lộ), Trương Vĩnh Ký đã dùng ngòi bút cực kỳ linh hoạt, sinh động để trình bày ý đồ. Lời văn bất chấp sự khệnh khạng, kênh kiệu lối văn ngôn của nhà Nho mà gần như phóng bút tùy hứng đối với công trình hàn lâm này”…