Sách Tạo Lập Môi Trường Sống Định Hình Nhân Cách Vị Thành Niên (Tập 1) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Dorothy Law Nolte & Rachel Harris.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3yPHlvC
1. Review sách Tạo Lập Môi Trường Sống Định Hình Nhân Cách Vị Thành Niên (Tập 1)
Sách ebook review Tạo Lập Môi Trường Sống Định Hình Nhân Cách Vị Thành Niên (Tập 1) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Dorothy Law Nolte & Rachel Harris trong danh mục: Sách Mẹ và Bé / Làm cha mẹ có giá chỉ: 63.800 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 1 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Tạo Lập Môi Trường Sống Định Hình Nhân Cách Vị Thành Niên (Tập 1)
Sách Tạo Lập Môi Trường Sống Định Hình Nhân Cách Vị Thành Niên (Tập 1) Tác giả: Dorothy Law Nolte & Rachel Harris, Công ty phát hành Pandabooks Ngày xuất bản 12-2015 Kích thước 17 x 23 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 223 SKU 3666354479205.
3. Mô tả sách Tạo Lập Môi Trường Sống Định Hình Nhân Cách Vị Thành Niên (Tập 1)
Tạo Lập Môi Trường Sống Định Hình Nhân Cách Vị Thành Niên (Tập 1) Cuốn sách Tạo lập môi trường sống, định hình nhân cách vị thành niên là phiên bản tiếp nối triết lý nuôi dạy con đã được tác giả đúc kết trong cuốn sách xuất bản trước đó cho lứa tuổi trẻ nhỏ có tựa đề Tạo lập môi trường sống, định hình nhân cách trẻ. Thông điệp tác giả muốn gửi tới các bậc phụ huynh là dù trẻ còn nhỏ hay ở lứa tuổi vị thành niên thì chúng cũng học cách hành xử từ chính những gì chúng ta hành động trong cuộc sống – từ những gì chúng ta làm, không phải những gì chúng ta nói. Cách chúng ta sống, đưa ra quyết định, sử dụng thời gian và đặc biệt, chất lượng từ những mối quan hệ của chúng ta trong cuộc sống là những tài sản quý giá nhất mà chúng ta có thể để lại cho thế hệ sau. Trẻ vị thành niên theo dõi và học hỏi cách cha mẹ ứng xử trong cuộc sống, ngay cả khi chúng có thái độ chống đối chúng ta. Trẻ đặc biệt rất nhạy cảm và suy luận gay gắt với bất cứ những gì mâu thuẫn giữa điều chúng ta nói và hành động chúng ta làm, chúng hầu như cảm thấy vô cùng thích thú khi phát hiện ra bất cứ điều gì không nhất quán. Chúng cũng hết sức dị ứng với những bài thuyết giảng quá nhiều thông tin cho dù mục đích của chúng ta có tốt đẹp và có ích cho trẻ thế nào đi chăng nữa. Vì vậy, chúng ta không thể truyền đạt giá trị sống cho con qua ngôn ngữ đơn thuần, chúng ta cần tạo cho con động lực, khao khát sống đẹp qua hành động của người lớn. Chính chúng ta là những hình mẫu con cái nhìn theo, noi gương học tập. Dù bọn trẻ có “cự tuyệt,” thậm chí tỏ ra trưởng thành bao nhiêu thì trên thực tế , chúng vẫn cần đến cha mẹ. Những đứa trẻ của chúng ta cần cha mẹ dành thời gian, sức lực cũng như sự quan tâm cho chúng, và tất nhiên, cả sự hướng dẫn nữa cho dù chúng có sẵn sàng thừa nhận điều này hay không. Chúng ta cần đưa ra cho trẻ thông điệp rằng cha mẹ luôn ở đó, sẵn sàng dành thời gian bên con, nói chuyện với con về những chủ đề nhỏ nhặt thường ngày cũng như bên con trong những khoảnh khắc khủng hoảng mà con phải trải qua ở giai đoạn dậy thì. Trẻ chẳng bao giờ là quá lớn để có thể nhận được sự yêu thương chăm sóc này cả. Đây chính là cốt lõi của mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái. Trẻ vị thành niên cần phải độc lập hơn và tăng cường sự cảm nhận về bản thân mình. Nhưng chúng cũng cần phải học cách tìm kiếm sự tương trợ cũng như hiểu biết về thực tế rằng, đã là con người thì tất cả chúng ta đều cần và nương tựa vào mọi người trong gia đình, trường học, cộng đồng xã hội và cả trên toàn cầu nữa. Mối quan hệ giữa cha mẹ – trẻ vị thành niên rồi sẽ tiến lên bước cao hơn là mối quan hệ giữa cha mẹ – những đứa trẻ đã trưởng thành. Chúng ta càng tôn trọng quyền tự đưa ra quyết định của con trong giai đoạn còn đang học tập tính tự lập bao nhiêu thì chúng sẽ càng tôn trọng chúng ta bấy nhiêu, để rồi, mối quan hệ này sẽ được chuyển thành quan hệ giữa người lớn và người lớn. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ tạo cảm hứng và dẫn dắt các bậc cha mẹ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với con trong giai đoạn dậy thì. Nhận định “Cuốn sách thực sự là một luồng gió mới mát lành dành cho những bậc cha mẹ đang phải đau đầu với thách thức nuôi dạy trẻtrong độ tuổi vị thành niên. Tôi thành thực khuyên các bạn nên đọc.” (Alvin F. Pousaint – Giáo sư tâm thần học trường Đại học Y Harvard)