Phơi Cơn Mưa Lên Chiều

Sách Phơi Cơn Mưa Lên Chiều pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nguyễn Ngọc Hạnh.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3w7RBiq

1. Review sách Phơi Cơn Mưa Lên Chiều

Sách ebook review Phơi Cơn Mưa Lên Chiều file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nguyễn Ngọc Hạnh trong danh mục: Sách văn học / Thơ có giá chỉ: 83.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Phơi Cơn Mưa Lên Chiều

Sách Phơi Cơn Mưa Lên Chiều Tác giả: Nguyễn Ngọc Hạnh, Công ty phát hành NGUYỄN NGỌC HẠNH SKU 2893287050091 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.

3. Mô tả sách Phơi Cơn Mưa Lên Chiều

Tôi nhận ra điểm riêng có khá độc đáo trong tập thơ “Phơi cơn mưa lên chiều” là sự chuyển động, là dòng chảy, là sự dạt trôi, đôi khi lạc trôi. Tất cả các câu thơ, bài thơ đều chuyển động… Thơ của Nguyễn Ngọc Hạnh vốn là thơ của những điểm chạm cảm xúc. Những bài thơ để lại ấn tượng là bài thơ giăng mắc được những điểm chạm ấy. Cảm xúc của ký ức, từ ký ức. Đôi lúc anh có triết lý thì cũng trên cái nền cảm xúc và nỗi hoài niệm đến cạn kiệt tâm can. “Khi chạm gót nẻo đời vô ngã/ Là tôi bước tới phía sau mình/ Chân trời mờ mịt còn xa lắm/ Cho tôi dừng lại để hồi sinh”. Thật không dễ để có thể tự “bước tới phía sau mình”, nếu người không “đi” trong nỗi suy nghiệm rất bất thường, và biết “dừng lại để hồi sinh”.   Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh có nhiều hình ảnh cụ thể, quen thuộc như làng, sông, mẹ, cha, ánh trăng, ngõ nhỏ, cánh Nhưng tôi nghĩ những cái cụ thể ấy không phải là điểm dừng, điểm “đọng” với tư duy và hình dung của người đọc, mà thường mở ra không gian tâm tưởng bất ngờ. “Chưa đi qua hết đò ngang/ Làm sao hiểu đời sông dọc”, “Không gọi đò, con gọi mẹ ơi/ Sông thì hẹp/ mà vô bờ đến vậy”, “Cái làng ấy ra đi cùng tôi/ Mà tôi nào hay biết/ Xưa tôi sống trong làng/ Giờ làng sống trong tôi”… Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh ít gây ra nỗi hoang mang rợn ngợp, mà chỉ cần yên lặng, thật yên lặng để thấm, để ngấm nỗi buồn. Nỗi buồn khiến chúng ta da diết yêu thương mỗi phút giây của đời sống. Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh là thơ của sự chuyển động. Rõ nhất trong tập thơ này là “sự chuyển động”, là dòng chảy, là sự dạt trôi, đôi khi lạc trôi.  Tất cả các câu thơ, bài thơ đều mang chứa sự chuyển động. Không chỉ dòng chảy của sông, của cơn mưa mà là hoàng hôn, là đêm “Đêm chảy tràn ra góc bể/ Trôi tôi về phía thượng nguồn”, là cỏ cây “Cỏ cây một thời vụng dại/ Lặng thầm trôi như chiều buông”, là mùa thu “Một chiếc lá vàng rơi rất thấp/ Rơi theo chiều tôi đang rơi”, là nỗi buồn, cánh đồng làng, con ngõ hẹp “Ngõ hẹp dần, lối mòn cũng nhỏ dần”, là câu thơ “Câu thơ cũng hẹp dần”, là sợi tóc “Tóc rơi rơi dính dấp nỗi buồn/ Ngày trôi qua, ngày trôi xa mãi”, là chữ hiếu với cha “Chữ hiếu lững lờ trôi mong manh/ Con vừa chạm, đã tan rồi, không kịp”, là nước mắt “Con giật mình nước mắt lại trào lên”, là người con gái yêu thương sớm vội ra đi giữa tuổi thanh xuân “Con cứ mãi rơi như giọt lệ/ Để nghìn trùng lấp lánh trang thơ”… Và có lúc đạt đến sự mơ hồ khá lạ của sự chuyển động. Như bài thơ 4 câu này: Hình như ai vấp chân mình Hớ hênh chân bước gập ghềnh bàn chân Một đời ngập ngụa phân vân Biết đâu mình lại giẫm chân ai rồi. (Vấp) Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh là thơ của một người luôn “Nhớ tôi” (tên một bài thơ trong tập). Cái Tôi của nhà thơ: “Khi chạm gót nẻo đời vô ngã/ Là tôi bước tới phía sau mình”. Đồng điệu trong sự chuyển động mang cảm thức thời gian, như Xuân Diệu “Cái bay không đợi cái trôi/ Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…”. Nguyễn Ngọc Hạnh từng in 3 tập thơ trước đó. Đến “Phơi cơn mưa lên chiều”, anh đã dẫn chúng ta đi khá xa, trên chặng đường đi tìm Tôi, nhớ Tôi – một nẻo đi/về vốn đã nhiều người mơ hồ, quên lãng… Trần Tuấn