“Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên

Sách “Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Sasha.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3i0IIm6

1. Review sách “Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên

Sách ebook review “Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Sasha trong danh mục: Sách thiếu nhi / Kiến thức – Bách khoa có giá chỉ: 186.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách “Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên

Sách “Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên Tác giả: Sasha, Công ty phát hành NXB Lao Động SKU 2420315206993.

3. Mô tả sách “Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên

“Nhìn Kìa!” – Bộ Sách Giúp Bé Khám Phá Sự Kì Diệu Của Thiên Nhiên –         Thế giới có phải đang dần nóng lên? –         Thế giới có phải đang có nguy cơ rơi vào thảm họa của thiên tai? –         Làm gì để con sống gần hơn với thiên nhiên? –         Làm gì để con biết bảo vệ thiên nhiên? Chỉ có cách để con hiểu thiên nhiên, để con biết quý trọng thiên nhiên, để con yêu thiên nhiên hơn, để con ý thức được những hành động của mình trước khi biết tầm quan trọng về việc bảo vệ thiên nhiên.  Hãy để con làm bạn với những bộ sách này và từ đó hãy khuyến khích con trải nghiệm thực tế giống như các bạn nhỏ trong những cuốn sách này.  “Nhìn kia” mọi thứ quá mới mẻ với con, và chắc chắn rằng con cần phải biết về nó. Bố mẹ hãy cùng con học hỏi nhé. Nào chúng ta cùng tìm hiểu đến bộ sách này thôi.  1. NHÌN KÌA! CỎ ĐANG RUNG THEO GIÓ  Các em nhỏ thân mến, em có biết nhiều về các loài cỏ không, hãy nói cho mọi người biết nào!  Thực vật thân cỏ có rất nhiều loại, dựa vào vòng đời ngắn dài có thể chia chúng thành ba loại: thực vật thân cỏ sống một năm, thực vật thân cỏ sống hai năm và thực vật thân cỏ sống nhiều năm. Dựa vào môi trường sinh trưởng, cỏ có thể chia ra thành các loại sống trên mặt đất và các loại sống dưới nước.  Các em nhỏ ơi, các em có biết không? Một số loại cỏ có thể mọc lên rất cao đấy, ví dụ như cây chuối và cây trúc.  TẠI SAO THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CẦN CÓ CỎ?  Các em nhỏ thân mến, các em có biết cỏ đã làm gì và làm như thế nào để giúp những cây con của các loài cây khác phát triển không?  Các em nhỏ thân mến, các em có biết rằng đồ ăn của chúng mình chủ yếu là từ thực vật thân cỏ không? Các em nhỏ hãy chú ý, khi dẫm lên bụi cỏ, chúng ta không chỉ làm hại những cây cỏ mà còn làm hại tới những loài động vật nhỏ bé ẩn mình trong bụi cỏ nữa đấy!  CỎ CÓ BIẾT cảnh báo KHI BỊ đau? Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thực vật sau khi bị thương sẽ tỏa ra một số chất đặc biệt trong không khí, nhờ sự di chuyển vận động của không khí để chuyển đến cho các bạn cùng loài, làm cho các cây khác nâng cao đề phòng cảnh giác. Như vậy, thực vật khi bị thương sẽ có thể thông báo cho bạn của chúng. Còn rất nhiều điều ban chưa biết về những loại cỏ đó, chúng ta cùng tìm hiểu nhé 🙂   2. NHÌN KÌA! GIUN ĐANG NGỌ NGUẬY  Các em có biết không, trên Trái đất của chúng ta nơi nào cũng tồn tại sự sống. Vạn vật, từ hạt nước bé nhỏ cho đến những cái cây cao lớn, đều có sinh mệnh. Ngay cả dưới chân chúng ta cũng tồn tại một vương quốc vô cùng náo nhiệt. Vương quốc đó có rất nhiều động vật, thực vật và các loài vi sinh vật đang tồn tại, thậm chí có những loài mà ngay cả tên gọi của chúng, chúng ta cũng không biết. Trong vương quốc đó, có một người bạn rất quen thuộc với tất cả chúng ta – đó chính là “kĩ sư lòng đất” Giun đất.  Đó là những người ban không thể thiếu trong cuộc sống.  Tổ ấm của Giun đất là những cái hang vừa nhỏ nhỏ xinh xinh lại vừa dài dài, nằm dưới lớp đất đá vừa tối vừa cứng. Thế tại sao những bạn Giun mềm yếu của chúng ta lại có thể đào được? Có hai cách mà các bạn ấy vẫn hay sử dụng: cách thứ nhất là ùn đất sang hai bên, cách thứ hai là ăn chỗ đất đó. Ăn chút đất này chưa có gì là to tát cả, bạn ấy còn có thể ăn những đồ cứng hơn như cát hay đá vôi trắng trong lòng đất nữa cơ các em ạ.  Giun đất có thể tự xây cho mình một “phòng ngủ kiểu sàn nhà”. “Phòng ngủ” của bạn ấy nằm ở cuối hang, như vậy bạn Giun có thể tránh được thời tiết khô hanh, lạnh giá và nguy hiểm. “Sàn nhà” chính là những viên đá nhỏ và hạt cây, giúp cho Giun đất dự trữ chút không khí. Giun đất còn làm cho mình những “bức tường giấy”, cũng chính là những chiếc lá nhỏ,vì khi trời lạnh, bạn Giun đất không thích chạm phải những mảng đất lạnh lạnh.  PHẢN ỨNG CỦA GIUN ĐẤT NHƯ THẾ NÀO KHI GẶP CHÚNG TA?  Chúng ta cùng tìm hiểu về loài giun đất qua cuốn Nhìn kìa! Giun đang ngọ nguậy.  3. NHÌN KÌA! CÂY CỐI ĐANG ĐÂM CHỒI NẢY LỘC  “CÂY CỐI ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG MÌNH”  Quyển sách mà các em đang đọc được làm từ giấy, vậy giấy được tạo ra từ gì nhỉ? Đó chính là gỗ. Chị dùng bút chì để vẽ tranh trong quyển sách này, vậy nguyên liệu làm ra vỏ bút chì là gì? Cũng là gỗ.  Rất nhiều đồ vật của chúng ta như nội thất, đồ chơi, đồ dùng trong sinh hoạt hay là công cụ sản xuất… đều được làm từ gỗ. Gỗ đó lấy từ các cành cây. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều món ăn, nhiều loại thuốc được tạo ra từ các bộ phận khác nhau của cây.  Các em thân mến, mỗi cái cây đều là một “thế giới nhỏ” đặc biệt trong thế giới tự nhiên đấy các em ạ. Các loài chim thích làm tổ, sinh sống và chăm sóc con của mình trên cây. Tán cây cũng là nhà của rất nhiều các bạn côn trùng nhỏ, xung quanh rễ cây cũng là nơi ở của các bạn nhỏ giống như Giun đất. Các bạn ấy thích ở một nơi cách xa con người sinh sống, vì đôi khi con người không phải là hàng xóm tốt bụng của các bạn ấy.  Cây cối làm đẹp môi trường xung quanh, làm không khí trong lành, điều tiết khí hậu. Cây cối được trồng ở ngoại thành, có tác dụng cản gió, giảm xói mòn đất. Chúng hút khí CO2 (Cacbonic) và nhả ra khí O2 (Ôxy) cần thiết cho việc hô hấp của chúng ta.  Lá cây trong tự nhiên có muôn hình muôn vẻ, cho dù là trên cùng một cây thì các em cũng không thể tìm ra hai chiếc lá cây hoàn toàn giống nhau đâu! Lá của các loài cây không cùng loại thì khác biệt lại càng lớn, vì vậy nhìn vào lá cây có thể giúp chúng ta phân biệt các loài cây.  Tại sao cây lại ra hoa? Bởi vì hoa chính là cái nôi để sinh ra hạt giống. Đa số hoa có nhị cái và nhị đực ở trong. Nhị cái sẽ nhận phấn hoa từ nhị đực, quá trình này gọi là thụ phấn. Mỗi loại cây có cách thụ phấn khác nhau, có lúc phải cần đến sự trợ giúp của các bạn côn trùng!  TẠI SAO THIÊN NHIÊN LẠI rất CẦN CÂY CỐI? 4. NHÌN KÌA! ỐC SÊN ĐANG BÒ  Đố các bạn, loài động vật nào chỉ có một chân?  Chúng ta không còn xa lạ gì với cái tên Ốc sên. Cơ thể của bạn ấy dài và mềm, trên lưng lại “cõng” một chiếc vỏ rất xinh đẹp. Bạn Ốc sên không có khung xương cũng không có tứ chi, chỉ dựa vào sự co cơ của phần bụng để di chuyển, cho nên các nhà khoa học đã xếp bạn ấy vào “Lớp chân bụng”, và cũng từ đó, bạn ấy được biết đến là loài động vật chỉ có một chân.  GIA ĐÌNH ỐC SÊN  Gia đình nhà Ốc sên rất đông, theo các nhà khoa học, có tới 25.000 loại Ốc sên, phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Có những bạn Ốc sên nhìn rất giống với Ốc thủy sinh, ngay cả tên gọi của các bạn ấy cũng mang từ “Ốc”. Ví dụ như Ốc đinh, Ốc hút nhưng các bạn này chính là họ nhà Ốc sên đấy các em ạ. Họ hàng Ốc sên có một bạn rất đặc biệt, mọi người thường gọi bạn ấy là “sâu nhớt”, tên khoa học là sên lãi. Trông bạn ấy giống như một chú Ốc sên đã cởi bỏ cái vỏ. Nhưng thực ra, bạn ấy có vỏ đấy các em ạ, chỉ là vỏ của bạn ấy đã được giấu kín dưới lớp áo.  Khi vừa mới sinh ra, Ốc sên đã có vỏ trên lưng và đó là “nhà” của bạn ấy, bạn ấy sẽ không thể sống nếu như không có “ngôi nhà” đó. Ốc sên lớn lên thì vỏ của bạn ấy cũng sẽ to ra. Khi gặp nguy hiểm, cơ thể bạn ấy sẽ thu vào trong vỏ. Khi mùa Đông đến, bạn ấy cũng sẽ ở trong “ngôi nhà” của mình và dùng niêm dịch “khóa” chặt cửa lại, như vậy sẽ tránh được cái lạnh của mùa Đông. Vì thế, khi các em chơi với Ốc sên, hãy cẩn thận đừng làm vỡ “ngôi nhà” của bạn ấy nhé!  Vậy trong chiếc vỏ đó có chứa những gì nhỉ? Chủ yếu là các cơ quan nội tạng và lớp vỏ. Cơ quan nội tạng và lớp vỏ đều rất quan trọng các em ạ, lớp vỏ không những có thể bao bọc lấy cơ thể mềm yếu của Ốc sên, mà còn là bộ phận bài tiết hình thành nên vỏ của Ốc sên. Vỏ Ốc có cấu tạo từ đá vôi, do Ốc hấp thụ thức ăn và bồi đắp vào làm cho “ngôi nhà” của mình lớn dần lên theo sự phát triển của cơ thể chúng. Ốc càng sống lâu, càng có nhiều “vòng xoáy trôn ốc”.  TẠI SAO THẾ GIỚI TỰ NHIÊN CẦN CÓ ỐC SÊN?