Nhặt Lại Giấc Mơ Em

Sách Nhặt Lại Giấc Mơ Em pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Bùi Đức Ánh.

👉 Link Sách: https://bit.ly/2QGhMwt

1. Review sách Nhặt Lại Giấc Mơ Em

Sách ebook review Nhặt Lại Giấc Mơ Em file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Bùi Đức Ánh trong danh mục: Sách văn học / Thơ có giá chỉ: 69.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Nhặt Lại Giấc Mơ Em

Sách Nhặt Lại Giấc Mơ Em Tác giả: Bùi Đức Ánh, Công ty phát hành NXB Hội Nhà Văn SKU 4304206163559.

3. Mô tả sách Nhặt Lại Giấc Mơ Em

Với 38 tập sách in chung và 10 tập sách xuất bản riêng trải qua trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ xứ Quảng. Bùi Đức Ánh với một chặng đường sáng tác không ngừng nghỉ. Giờ đây“Giấc mơ em” trở thành khúc tự tình trong thơ anh. Vẫn biết thơ ca thường lấy đối tượng trữ tình là em để cảm xúc trữ tình thêm tha thiết, với nhà thơ Bùi Đức Ánh không ngoại lệ. Nhưng như tiêu đề của tập thơ “Nhặt lại giấc mơ em”, thì em ở đây không là chung chung, mà chắc chắn phải có một em nào đó có thật nhiều kỉ niệm với thi sĩ, để rồi trong bất cứ tình huống nào, ở địa danh nào, với kỉ niệm nào, thì em cũng đã là giai điệu, là nhạc điệu, là luyến lưu, là xao xuyến , là thao thiết, là nhớ nhung… phía không em đã dệt nên những vần thơ nhiệm mầu: “Anh biết mình như kẻ đến sau/ Nên tình yêu chất chồng những vết xước/ Em chất buồn lên đời anh xuôi ngược/ Em, người đàn bà trong giấc mơ anh”(Nhặt lại giấc mơ em). Đấy chính là nguyên cớ cho những tứ thơ đích thực, những tứ thơ níu kéo tâm hồn người đọc, níu kéo tuổi thanh xuân, níu kéo tình yêu cuộc sống trong mỗi con người; và nhất là với nhà thơ, khi bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy”, thì anh vẫn rong ruổi trên mỗi địa danh, trong mỗi phong cảnh đẹp để trải nghiệm, suy tư và sáng tác. Có những nơi anh đã đến, lâu rồi chưa ghé lại, cũng trở thành miền nhung nhớ, luyến lưu: “Anh về thăm xứ Huế được không?/ Nhớ Cầu Tràng Tiền nắng chiều lưu luyến/ Nhớ Sông Hương mây giăng ngang kỉ niệm/ Mưa cuối mùa trắng xóa bước chân quen” (Nhớ Huế). Khi nhớ về em trái tim thi sĩ chợt trở về tuổi đôi mươi: “Nếu anh không đến Phan Thiết em có buồn không?/ Có cồn cào như biển không em chiều nay nổi sóng/ Gió thốc vào tim anh từng cơn rát bỏng/ Môi bỗng mặn mòi như nụ hôn thuở ban sơ”. (Phan Thiết không em). Thơ Bùi Đức Ánh thường hay bởi tứ thơ bất ngờ, cũng như những câu hỏi tu từ đột ngột xuất hiện trong bài thơ, tạo điểm nhấn, sự ngừng nghỉ đột ngột, đánh thức tư duy, lối ngoặt hay liên tưởng bất ngờ đó cũng mang dấu ấn riêng trong hành trình sáng tác của nhà thơ: “Bao mùa hạ chất chồng lên nhau mãi/ Ủ tình này bừng cháy giấc chiêm bao/ Em cứ để tình anh rêu phủ/ Trái tim này đã hóa xanh xao” (Tương tư). Thường những câu mở đầu mỗi bài thơ dung dị, như tự sự, tự tình, thế rồi tứ thơ đột ngột chuyển tông sang những vần thơ trữ tình, khiến cho cả bài thơ như có hồn, linh hoạt. Thơ anh hay bởi thể loại thơ quen thuộc anh sử dụng, phần lớn là những bài thơ có câu thơ dài 6, 7 chữ; một vài bài trong tập thơ có sử dụng câu thơ ngắn cũng làm nên đặc điểm riêng cho thơ anh: “Mùa hè/ phố Sài Gòn/ hờ hững những cơn mưa/ vẫn đủ ướt câu thơ/ ầm mình vào nỗi nhớ/ em ồi hứng những giọt mưa tan vỡ/ Mưa kí ức vụng về/ Bỗng trỗi dậy/ tự tình/ khát khao” (Mưa kí ức). Dấu ấn riêng cho tập thơ mới này vẫn là cái nhìn trìu mến, thương nhớ, tiếc nuối, khao khát và hy vọng về em – “giấc mơ em” là nguyên cớ làm nên ý nghĩa trong hành trình đi và viết của nhà thơ. Cầu mong nhà thơ “chân cứng đá mềm”, để tiếp tục đặt những bước chân lãng du phiêu bồng của mình trên mỗi miền đất của Tổ quốc và những vần thơ về “giấc mơ em” sẽ chắp cánh cho những hy vọng và tình yêu ở mỗi con người: “Em nhớ gì về những kỉ niệm xưa?/ Gởi trong gió xôn xao lời ve gọi/ Tình yêu ơi, em chờ mấy mùa trăng/ Có bao điều anh chưa kịp nói/ Để nắng chiều quay quắt nhớ hoàng hôn” (Tình yêu mùa hạ) Huế mùa mưa 10/12/ 2018 Nhà phê bình, tiến sĩ ngữ văn Hoàng Thị Thu Thủy Giảng viên ngành sư phạm NHẶT LẠI GIẤC MƠ EM Ước một lần găp lại em Trăng khuya dù ngủ muộn Anh chờ đêm rụng xuống Nhặt lại giấc mơ em Đêm nhốt anh vào bốn bức tường Sao không phải em, ôm anh thật chặt Cho anh được bù đắp Tháng ngày ấp ủ cơn đau Anh biết mình như kẻ đến sau Nên tình yêu chất chồng những vết xước Em chất buồn lên đời anh xuôi ngược Em, người đàn bà trong giấc mơ anh. Dòng sông phiêu lãng Nắng chói chang trên triền đê cũ Con sông mùa hạ lặng lẽ trôi Bóng ai qua đò chiều xuống chậm Bỏ lại điệu hò trong lòng tôi Ơi, con sông một thời phiêu lãng Bỗng dưng nghe sóng đẩy đưa buồn Người ấy từ ngày không gặp nữa Nổi nhớ giăng đầy những hoàng hôn! NHỚ HUẾ Anh về thăm xứ Huế được không? Nhớ Cầu Tràng Tiền nắng chiều lưu luyến Nhớ Sông Hương mây giăng ngang kỉ niệm Mưa cuối mùa trắng xóa bước chân quen Phá Tam Giang canh cánh những con đò Thành đại nội bốn mùa phơi nắng gió Hỏi răng mình không thương không nhớ Ơi câu hò êm ả Lý Mười Thương Bao lần lạc bước say mê Đi giữa cơn mưa ngoại thành tầm tã Áo dài em bay nghiêng vành nón lá Anh gã khờ lũi thủi bước theo sau Em có còn nhớ đến anh ? Không biết răng chừ thương Huế rứa Phú Văn Lâu sương phủ mờ câu em hứa Hơi gió về lạnh cóng phía rong rêu. CHIỀU HẠ LONG Anh sẽ thả cánh buồm xuôi gió Bên biển Hạ Long nghiêng nắng phía đợi chờ Núi ngàn xanh yêu sóng biếc biển khơi Ôi con sóng lượn xa xôi bờ nhớ Anh đã đến giữa trùng khơi nắng gió Nghĩ về em như mây nhớ trời cao Mây phiêu lãng ôm ngực trần núi thở Ôi dung nhan thành phố là vần thơ Hạ Long ơi, anh sẽ đến bên em Chiều Tuần Châu con tàu về với bến Hang Trinh Nữ nguyên sơ bao nổi nhớ Cho anh mãi đợi chờ em bên biển Hạ Long. TƯƠNG TƯ Nhớ về em nụ hôn xưa ngược chiều gió Mắt mi cay,đêm rụng xuống nỗi buồn Sương giăng kín,hồn như chợt vỡ Phố ngủ rồi,heo hút ánh trăng buông Mùa hạ cũ chắc em đâu còn nhớ Con đường xưa rêu phủ bóng ta chờ Anh trãi lòng ngờ nghệch trên trang giấy Viết thơ tình như thưở dại khờ Gió hững hờ bay ngang thềm cửa Mơ hồ nhắc thầm tên em Có phải dáng em đang đi tới Bước giữa tim anh bước lạnh lùng Bao mùa hạ chất chồng lên nhau mãi Ủ tình này bừng cháy giấc chiêm bao Em cứ để tình anh rêu phủ Trái tim này đã hóa xanh xao.