Sách Năng Lượng: Lịch Sử Nhân Loại Từ Than Củi Đến Hạt Nhân pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Richard Rhodes.
👉 Link Sách: https://bit.ly/2UZzdKV
1. Review sách Năng Lượng: Lịch Sử Nhân Loại Từ Than Củi Đến Hạt Nhân
Sách ebook review Năng Lượng: Lịch Sử Nhân Loại Từ Than Củi Đến Hạt Nhân file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Richard Rhodes trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Kiến thức bách khoa có giá chỉ: 207.200 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 61 trong Top 1000 Kiến Thức Bách Khoa bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 2 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Năng Lượng: Lịch Sử Nhân Loại Từ Than Củi Đến Hạt Nhân
Sách Năng Lượng: Lịch Sử Nhân Loại Từ Than Củi Đến Hạt Nhân Tác giả: Richard Rhodes, Công ty phát hành Alpha Books Ngày xuất bản 11-2020 Dịch Giả Nguyễn Mạnh Cường Số trang 600 SKU 3523054385956 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thế Giới.
3. Mô tả sách Năng Lượng: Lịch Sử Nhân Loại Từ Than Củi Đến Hạt Nhân
NĂNG LƯỢNG: LỊCH SỬ NHÂN LOẠI TỪ THAN CỦI TỚI HẠT NHÂN Richard Rhodes – Tác giả từng đoạt Giải thưởng Pulitzer và Giải thưởng Sách Quốc gia tiết lộ lịch sử hấp dẫn đằng sau sự chuyển đổi năng lượng theo thời gian — gỗ thành than, dầu thành điện và xa hơn nữa. Mục đích quan trọng của cuốn sách là khám phá lịch sử năng lượng; làm sáng tỏ thêm những lựa chọn mà chúng ta đang phải đối mặt trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu. Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện về hành trình chinh phục và khai thác các nguồn nguyên liệu để lấy năng lượng, phục vụ cho cuộc sống của một xã hội loài người ngày một tiến bộ. Hành trình bắt đầu ở Anh với những rừng cây lấy gỗ và đóng thuyền. Khi nguồn gỗ cạn kiệt, con người chuyển sang than, từ đó đặt ra bài toán hóc búa của việc khai thác than trong mỏ mà không bị ngập nước. Các phát minh về hệ thống thiết bị bơm dùng sức nước và hơi nước đã phục vụ cho mục đích khai mỏ này. Ngoài than, con người còn tận dụng nhiều nguồn nhiên liệu khác trong tự nhiên như dầu thông, dầu cá voi, phân chim, khí đốt. Một bước tiến đột phá đã xuất hiện sau đó khi các nhà khoa học tìm ra quy luật của dòng điện, từ đó tạo ra pin tích điện và cuối cùng là sự lựa chọn giữa dòng điện một chiều hay xoay chiều. Rất nhiều các phát minh qua nhiều thời kỳ được đề cập trong cuốn sách này, từ động cơ, đầu máy, cho tới xe ô tô, đường ống dẫn khí, năng lượng hạt nhân Đánh giá/nhận xét chuyên gia “Đây vừa là một tác phẩm lịch sử vừa là một câu chuyện đạo đức được viết ra một cách say mê Rhodes hi vọng rằng cái nhìn phê phán về những công nghệ năng lượng trong quá khứ sẽ mang lại lợi ích cho những công nghệ năng lượng trong tương lai.” – Science Magazine “Câu chuyện về nhu cầu, sự tò mò, sự khéo léo và tính kiêu ngạo của con ngườ Cuốn sách dành cho bất kỳ ai quan tâm đến tác động của con người đối với tương lai của thế giới.” – BookPage Trích đoạn hay Mục đích quan trọng của cuốn sách là khám phá lịch sử năng lượng; làm sáng tỏ thêm những lựa chọn mà chúng ta đang phải đối mặt trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu. Những người trong ngành năng lượng nghĩ rằng chúng ta coi năng lượng là điều hiển nhiên. Họ nói rằng chúng ta chỉ quan tâm đến nó khi đến cây xăng hoặc khi tìm ổ cắm trên tường. Có thể đó từng là sự thật, nhưng bây giờ thì khác. Biến đổi khí hậu nay là một vấn đề chính trị lớn. Hầu hết chúng ta đều biết đến nó và ngày càng quan tâm tâm, lo lắng về nó. Các ngành nghề bị nó thách thức. Năng lượng phủ bóng lên nền văn minh nhân loại với sự u ám của mối đe dọa về ngày tận thế như nỗi lo sợ hủy diệt hạt nhân trong những năm dài Chiến tranh Lạnh. Song, nhiều người cảm thấy bị ra rìa trong cuộc thảo luận này. Các tài liệu về biến đổi khí hậu chủ yếu có tính kỹ thuật nhưng các cuộc tranh luận thì bị giữ bí mật. Nó tập trung vào tình hình hiện tại mà rất ít tham khảo quá khứ nhân loại – hàng thế kỷ bài học xương máu. Vậy nhưng, những thách thức của ngày hôm nay lại chính là di sản của những quá trình chuyển đổi lịch sử của ngày hôm qua. Gỗ nhường chỗ cho than, và than nhường chỗ cho dầu, than và dầu hiện đang nhường chỗ cho khí đốt tự nhiên, điện hạt nhân và năng lượng tái tạo. Động cơ chính (hệ thống chuyển đổi năng lượng thành cơ năng) đã chuyển từ sức động vật và sức nước sang động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, máy phát điện và động cơ điện. Chúng ta đã học hỏi từ những thách thức như vậy, làm chủ quá trình chuyển đổi và tận dụng các tiềm năng của chúng. Con người sinh ra và chết đi, các doanh nghiệp thịnh vượng rồi suy vong, các quốc gia vươn lên thành cường quốc thế giới hoặc suy tàn, tất cả diễn ra trong sự tranh chấp về những thách thức năng lượng. Cuốn sách này chứa đầy những câu chuyện về con người, một dàn nhân vật trải dài bốn thế kỷ, bao gồm các nhân vật lịch sử như Elizabeth I, James I, John Evelyn, Abraham Darby, Benjamin Franklin, Thomas Newcomen, James Watt, George Stephenson, Humphry Davy, Michael Faraday, Herman Melville, Edwin Drake, Ida Tarbell, John D. Rockefeller, Henry Ford, Enrico Fermi, Hyman Rickover, những ông trùm than ở bang Pennsylvania cũ, và những ông trùm dầu mỏ ở California và Arab Saudi – là đại diện cho những người được nhắc đến. Những đại dương bao la của loài cá voi cũng bước vào câu chuyện. Dầu từ cơ thể chúng thắp sáng thế giới. Dầu mỏ rỉ ra từ giếng, và một giảng viên hóa học Đại học Yale tự hỏi có thể sử dụng nó vào việc gì. Ngựa gây ô nhiễm đô thị với phân chuồng, thách thức sức khỏe cộng đồng ngày càng tăng, và khi ô tô thay thế chúng, nhóm dân làm nghề cung ứng thức ăn cho ngựa vĩnh viễn rơi vào khủng hoảng. Sự phát triển của hàn hồ quang điện đã mở đường cho sự phát triển của hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên. Năng lượng hạt nhân tuyên bố sự có mặt của mình bằng cách thiêu rụi hai thành phố Nhật Bản, một vết nhơ gần như không thể xóa nhòa. Bản thân sự nóng lên toàn cầu, với bằng chứng được tích lũy dần dần qua một thế kỷ quan sát với nỗi lo ngại ngày càng tăng, gây ra một cuộc đối đầu trên toàn thế giới về ý thức hệ và lợi ích nhóm. Năng lượng gió, năng lượng dồi dào từ ánh sáng mặt trời, nguồn cung cấp than và khí đốt tự nhiên khổng lồ tranh giành vị thế thống trị trong một thế giới hỗn loạn đang tiến tới dân số mười tỉ linh hồn vào năm 2100. Hầu hết trong số họ là cư dân Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới, hiện đang chuyển từ mức vừa đủ sống sang mức thịnh vượng, dẫn tới sự gia tăng tiêu thụ năng lượng tương ứng. Năng lượng thì vẫn còn, nhưng Trái đất có thể hứng chịu rác thải từ việc tiêu thụ nó không? []