Một chỉ dẫn cho người bị bối rối

Sách Một chỉ dẫn cho người bị bối rối pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .

👉 Link Sách: https://bit.ly/2KRtZeJ

1. Review sách Một chỉ dẫn cho người bị bối rối

Sách ebook review Một chỉ dẫn cho người bị bối rối file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Triết học có giá chỉ: 85.000 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 65 trong Top 1000 Triết Học bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 10 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Một chỉ dẫn cho người bị bối rối

Sách Một chỉ dẫn cho người bị bối rối , Công ty phát hành Nhà Xuất Bản Tri Thức Dịch Giả Nguyễn Văn Trọng Loại bìa Bìa mềm Số trang 352 SKU 9816618293724 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tri Thức.

3. Mô tả sách Một chỉ dẫn cho người bị bối rối

1) Tác giả E. F. Schumacher sinh năm 1911 tại Đức và mất năm 1977 tại Thụy Sĩ. Năm 1930, ông nhận học bổng Rhodes Scholar sang học tập tại Anh. Ông cùng vợ định cư tại Anh năm 1937. Trong thời gian Thế chiến II, ông tham gia Nhóm cố vấn kinh tế cho Chính phủ Anh. Từ năm 1950 đến năm 1970, ông là cố vấn kinh tế cho ngành công nghiệp than của nước này. Ông rất nổi tiếng với tác phẩm Small Is Beautiful (1977) phê phán chủ nghĩa tư bản đạt mức sống cao về vật chất bằng cái giá hủy hoại nền văn hóa. Tuy nhiên tác phẩm A Guide for the Perplexed được hoàn tất trước khi ông mất (1977) mới là tác phẩm được ông xem là thành tựu quan trọng nhất của mình. * Dịch giả Nguyễn Văn Trọng: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kiev năm 1965 với chuyên ngành vật lý lý thuyết. Bảo vệ luận án phó tiến sĩ khoa học năm 1968 tại Kiev. Ông được Nhà nước phong hàm PGS (1984) và GS (1991). Ông đã dịch một số tác phẩm: J.S. Mill, Bàn về tự do (Nxb Tri thức, 2005); J.S. Mill, Chính thể đại diện (Nxb Tri thức, 2008); R. P. Feynman, Ý nghĩa mọi thứ trên đời (Nxb Tri thức, 2010); A.I. Herzen, Từ bờ bên kia (Nxb Tri thức, 2012); I. Berlin, Bốn tiểu luận về tự do (Nxb Tri thức, 2014); I. Berlin, Tất định luận và tự do lựa chọn (Nxb Tri thức, 2015) 2) Tác phẩm  Tác phẩm Một chỉ dẫn cho người bị bối rối đề cập đến trạng thái tinh thần bối rối hoang mang của con người hiện đại do bị nhào nặn bởi một thế giới quan lầm lạc mà ông gọi là chủ nghĩa khoa học duy vật luận (materialistic Scientism). Theo Schumacher, bước ngoặt tinh thần này của con người hiện đại xảy ra vào thời kì Khai sáng ở phương Tây trong một quá trình đoạn tuyệt với tôn giáo nói chung và với Kitô giáo nói riêng. Schumacher đã lần lại lịch sử quan niệm về tôn giáo của con người thời cổ đại. Ông cho thấy các tôn giáo truyền thống đã bị con người thời hiện đại hiểu sai lệch như thế nào. Theo Schumacher thì việc đoạn tuyệt với Kitô giáo xảy ra ở xã hội phương Tây vào thời kì Khai sáng, do ảnh hưởng sâu sắc bởi triết gia Descartes (1596-1650). Descartes cho rằng: “Người nào tìm kiếm con đường trực tiếp đi đến sự thật, thì phải không bận tâm với bất cứ đối tượng nào mà người đó không có được một tính chắc chắn ngang bằng với những chứng minh của số học và hình học”. Chỉ những đối tượng như vậy mới phải thu hút sự chú ý của chúng ta “đến với tri thức chắc chắn và không chút nghi ngờ mà các sức mạnh trí tuệ của chúng ta hình như thích đáng tương xứng”. Descartes viện cớ rằng triết học “đã được trau dồi trong nhiều thế kỉ bởi những trí tuệ tốt đẹp nhất đã từng sống, mặc dù vậy vẫn chẳng có một sự vật nào được tìm thấy mà lại không là đề tài tranh cãi, và hệ lụy là không còn bị nghi ngờ nữa”, sự kiện ấy đã dẫn Descartes đến với điều chẳng khác gì là “cuộc thối lui khỏi minh triết” và hoàn toàn tập trung vào tri thức thật vững chắc và nằm ngoài mọi nghi ngờ giống như toán học và hình học. 3) Mục lục  E. F. Schumacher – Tiểu sử và tác phẩm    Chương I: Về những bản đồ triết học   Chương II: Các trình độ hiện hữu   Chương III: Những bước tiến triển   Chương IV: “Thích đáng tương xứng”: I Chương V: “Thích đáng tương xứng”: II  Chương VI: Bốn Lĩnh vực của Tri thức – 1   Chương VII: Bốn Lĩnh vực của Tri thức – 2   Chương VIII: Bốn Lĩnh vực của Tri thức – 3   Chương IX: Bốn Lĩnh vực của Tri thức – 4   Chương X: Hai loại vấn đề   Lời kết  ———–                                                                                        “Sống không cần tới các giáo hội, có thể hình dung được là chuyện khả dĩ, nhưng không thể nào sống được mà không có tôn giáo, tức là làm việc có hệ thống nhằm giữ được giao tiếp với các [hiện hữu] Trình độ Cao và phát triển hướng tới chúng, chứ không phải hướng tới “cuộc sống tầm thường” với tất cả niềm vui và nỗi đau, cảm xúc và thỏa mãn, tinh tế hay thô thiển – dù nó có thể là gì đi nữa. Cuộc thí nghiệm hiện đại sống không có tôn giáo đã thất bại, và một khi chúng ta hiểu ra điều này, thì chúng ta biết được những nhiệm vụ “hậu hiện đại” của chúng ta thực ra là gì”.