Hướng Dẫn Dạy Học Môn Toán Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

Sách Hướng Dẫn Dạy Học Môn Toán Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới pdf ebook review doc epub word wattpad prc mobi audio mp3 sách nói đọc online Tác giả: Nhiều Tác Giả.

👉 Link Sách: https://bit.ly/32r8udr

1. Review sách Hướng Dẫn Dạy Học Môn Toán Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

Sách Hướng Dẫn Dạy Học Môn Toán Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới ebook review pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nhiều Tác Giả trong danh mục Sách Giáo Khoa – Sách Tham Khảo đang sale off % còn 71.250 ₫, đã được bán ra hơn 30 cuốn ngay sau khi lên kệ, cùng với nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Hướng Dẫn Dạy Học Môn Toán Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

Sách Hướng Dẫn Dạy Học Môn Toán Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Tác giả: Nhiều Tác Giả, Công ty phát hành NXB Đại Học Sư Phạm Ngày xuất bản 2020-03-02 14:26:04 Loại bìa Bìa mềm Số trang 196 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm.

Công ty phát hành NXB Đại Học Sư Phạm
Ngày xuất bản 2020-03-02 14:26:04
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 196
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm

3. Mô tả sách Hướng Dẫn Dạy Học Môn Toán Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

Ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm Chương trình tổng thể (khung chương trình) và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục, trong đó có Chương trình môn Toán. Chương trình môn Toán nói chung, môn Toán cấp trung học phổ thông nói riêng, quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, kế thừa và phát huy ưu điểm của Chương trình hiện hành và các Chương trình trước đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng Chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam. Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm như: Bảo đảm định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học (Chương trình môn Toán xác định các thành tố cốt lõi của năng lực toán học, là: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán);  Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại; Quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”; Chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn, liên môn (đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM, với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,); Bảo đảm tính thống nhất, sự phát triển liên tục (từ lớp 1 đến lớp 12), chú ý tiếp nối với Chương trình giáo dục mầm non và tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; Bảo đảm tính mở (trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục toán học và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục); Bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế. Là chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình môn Toán xác định rõ Yêu cầu cần đạt đối với học sinh, cho biết học sinh từng cấp học/giai đoạn/lớp học có thể hiểu gì, làm được gì sau khi học Toán, trong đó thể hiện hai yếu tố quan trọng là kết quả đầu ra mong đợi (expected learning outcomes) và kĩ năng tiến trình (process skills).  Trên tinh thần quán triệt quan điểm tinh giản, thiết thực, Chương trình môn Toán cấp trung học phổ thông đã có một số điều chỉnh cụ thể, ví dụ: Nhấn mạnh nội dung thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn; Giảm nhẹ một số nội dung khó và giảm độ khó của kĩ thuật giải toán. Điểm nhấn chủ yếu nhất trong đổi mới Chương trình môn Toán lần này là đổi mới phương pháp dạy học với các yêu cầu sau: Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận thức, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực,; Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm; Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Việc đánh giá năng lực người học được thực hiện thông qua các bằng chứng thể hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của người học; vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập,) và vào những thời điểm thích hợp. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu chương trình, góp phần chuẩn bị cho giáo viên triển khai thực hiện Chương trình môn Toán, chúng tôi biên soạn bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Toán theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, gồm ba cuốn dành cho từng cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Với mục đích trên, mỗi cuốn trong bộ sách được trình bày theo các phần chính như sau: Phần một. Những vấn đề chung, đề cập hai nội dung chính: (1) Khái quát về Chương trình giáo dục phổ thông mới; (2) Khái quát về Chương trình môn Toán. Phần hai. Thiết kế và thực hiện giáo án: Trình bày chi tiết một số giáo án minh hoạ cho việc dạy học ở một số dạng bài/chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. Nội dung các bài học dựa trên Yêu cầu cần đạt nêu tại một số lớp cụ thể trong Chương trình môn Toán. Quy trình dạy học thể hiện cụ thể và tường minh cách tiếp cận phát triển năng lực. Phần ba. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh. Thông qua một số ví dụ minh hoạ, tài liệu đề cập các nội dung chính trong việc soạn thảo đề kiểm tra, đánh giá như: (1) Mục đích; (2) Cấu trúc đề (Số lượng, dạng thức, thời gian; Xác định yêu cầu cần đạt cốt lõi; Tỉ trọng nội dung và các mức độ đánh giá; Ma trận phân bổ câu hỏi và mức độ; Yêu cầu thiết kế; Xây dựng câu hỏi); (3) Đề minh hoạ; (4) Đáp án và thang điểm. MỤC LỤC