Sách Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Phạm Thiên Thư.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3lNpsIu
1. Review sách Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh
Sách ebook review Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Phạm Thiên Thư trong danh mục: Sách văn học / Thơ có giá chỉ: 50.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 6 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh
Sách Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh Tác giả: Phạm Thiên Thư, Công ty phát hành NXB Tổng Hợp Ngày xuất bản 09-2012 Kích thước 14.5 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 192 SKU 2510029001943 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.
3. Mô tả sách Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh
Hậu Kiều – Đoạn Trường Vô Thanh Mô tả Đoạn Trường Vô Thanh hay Hậu truyện Kiều là một tập truyện thơ lục bát của nhà thơ Phạm Thiên Thư, ra mắt lần đầu năm 1969. Tập thơ được nhiều nhà đánh giá cao về lời lẫn ý, được cho là tác phẩm viết tiếp truyện Kiều thành công nhất. Đoạn Trường Vô Thanh ra mắt lần đầu năm 1969, gồm 3290 câu thơ lục bát. Tập thơ mang ý nghĩa nối tiếp tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, nhưng thay vì “Tân thanh”, tác giả dùng chữ “vô thanh”, nghĩa của cái tựa là “đứt ruột không tiếng”, mà tác giả đã giải thích phần nào ý nghĩa của nó trong bài tựa : Đoạn trường Sổ gói tên hoa Xưa là giọt lệ nay là hạt châu Vô thanh như tiếng reo ca bát ngát của nhật nguyệt khiến giọt lệ Vương Thúy Kiều trở thành sợi mây hồng cất cánh vèo bay qua tài mệnh nhị tướng kết nên hạt minh châu viên xá lợi của bậc nguyện vào địa ngục là thái độ tịch nhiên, sấm sét của người vác thập tự trong cuộc đoạn trường, là vòm trời xanh biếc Việt tính khai mở sau thi hào Nguyễn Du chiếc cầu hư ảo khói sương đưa giả tướng ngôn ngữ rã rời trong một vài trống canh, mua vui dưới ngọn Hồng Lĩnh trên ba ngàn dòng thơ cô đọng, cỏ hoa, sau ba mươi năm tơ tưởng Thúy Kiều và thưa: Những hạt lệ đã nổi cánh thiên hương”. Tập truyện thơ chia ra làm 27 phần, mỗi phần có tên riêng, nội dung kể tiếp cuộc đời cô Kiều từ sau khi hội ngộ với Kim Trọng. Về nghệ thuật, ngoài giọng thơ nhẹ nhàng mang phong vị thiền đặc trưng của Phạm Thiên Thư ra, có những nét đáng chú ý: – Từ đầu tới cuối chuyện tác giả không sử dụng điển tích Tàu. Đây là điểm khác dễ thấy nhất với truyện Kiều của Nguyễn Du. Tác phẩm có dùng tích theo kiểu văn chương xưa nhưng là từ các chuyện dân gian và lịch sử Việt Nam: Mai An Tiêm, Từ Thức, Thánh Gióng, Lưu Thần, Nguyễn Triệu, Trần Hưng Đạo… – Tác giả đã thoát khỏi lối mô tả ước lệ tượng trưng ngày xưa (của Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu…), mà thiên về diễn tả sao cho thấm thía, sâu sắc những cảm xúc nội tâm của nhân vật. – Về bút pháp thì đa phần vẫn trung thành với lối kể chuyện tự nhiên, giản dị, dùng nhiều từ ngữ dân gian của Nguyễn Du, ví dụ: Được thua một trận cười ròn/Cái chi còn lại – họa còn văn chương, Rõ là cái chết anh hùng/ Khiến lòng ta mãi vô cùng xót xa… “… Đọc Đoạn trường vô thanh, mộng và thực lồng vào nhau, không gian, thời gian đan kết vô ngại. Những kiếp người xen kẽ, nối tiếp vô thủy vô chung, để thấy rằng Trần Nguyện Mai cũng là một hiện thân của Vương Thúy Kiều: “Phận hoa dám tưởng đâu ngày, Song song đôi ngựa, cỏ cây tần ngần”. “Chôn ngày xưa với đàn xưa, Đoạn trường rơi lệ xin chờ thôi vương”… Đoạn trường vô thanh là một thi thẩm hay, là một áng thiên thư bay giữa trời mây muôn sắc mà cũng là vô sắc? Câu trả lời xin dành cho những bậc có mối thiện duyên, đã ôm trọn Chân Không thì ắt hẳn chưa từng quên trong chân không ẩn tàng Diệu Hữu, Đoạn trường vô thanh là nét linh hoạt diệu hữu đó vậy…”. (Từ Hoa) Trích dẫn XƯA LÀ GIỌT LỆ Bức thứ nhất: (Giải bày tâm thức,Thuý Kiều sau cuộc đoạn trường) Lòng như bát ngát mây xanh, Thân như sương tụ trên cành Đông mai. Cuộc đời-chớp loé mưa bay, Càng đi, càng thấy dặm dài nỗi không. Thân Tâm bệnh-nghiệp trần hồng Lên đênh trầm nguyệt, bềnh bồng phù vân. Giam trong Tài, Mệnh, Giả, Chân. Trăm năm hồ dễ một lần bay cao. Đau lòng chuốt tiếng đàn nao. Năm cung nước chãy lại chao phận mình.(10) Đời Kiều qua mấy nhục vinh, Ngà, Nhân đã vượt, thế tình đã qua. Đoạn Trường sổ gói tên Hoa, Xưa là Giọt Lệ- Nay là Hạt Châu