Hạt Giống Tốt Lành Để Con Trưởng Thành

Sách Hạt Giống Tốt Lành Để Con Trưởng Thành pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Linda Eyre, Richard Eyre.

👉 Link Sách: https://bit.ly/311mKFO

1. Review sách Hạt Giống Tốt Lành Để Con Trưởng Thành

Sách ebook review Hạt Giống Tốt Lành Để Con Trưởng Thành file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Linda Eyre, Richard Eyre trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách tư duy – Kỹ năng sống có giá chỉ: 55.900 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Hạt Giống Tốt Lành Để Con Trưởng Thành

Sách Hạt Giống Tốt Lành Để Con Trưởng Thành Tác giả: Linda Eyre, Richard Eyre, Công ty phát hành Thái Hà Ngày xuất bản 11-2019 Kích thước 14.5 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 287 SKU 4324999447209 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.

3. Mô tả sách Hạt Giống Tốt Lành Để Con Trưởng Thành

Tâm hồn của mỗi đứa trẻ đều giống như một cái cây. Để cái cây lớn lên cứng cáp, tốt tươi thì ngoài việc được chăm bón, tưới tắm thường xuyên, thứ trước nhất mà người trồng cây cần chuẩn bị chính là một hạt giống tốt lành. Cha mẹ gieo những hạt giống tốt lành vào lòng con, yêu thương con mỗi ngày để con lớn lên, để tâm hồn con xanh tươi, tấm lòng con rạng ngời, để con trưởng thành và dạn dĩ trước bão dông cuộc đời. Trong cuốn “Hạt giống tốt lành để con trưởng thành” (tên cũ là “12 mảnh ghép giá trị dành cho con”), những “hạt giống tâm hồn” đó đã được Linda Eyre và Richard Eyre cụ thể hóa dưới tên gọi của 12 giá trị cốt lõi. Những giá trị này sẽ làm nên nhân cách của một đứa trẻ, bao gồm: Thành thật (1), Dũng cảm (2), Trầm tĩnh (3), Tự lực và tiềm năng (4), Tự kỷ luật và điều chỉnh (5), Tính trung thực và sự trong sáng (6), Lòng trung thành và tính đáng tin (7), Tôn trọng (8), Yêu thương (9), Không ích kỷ và nhạy cảm (10), Lòng tốt và sự tử tế (11) và Công bằng và nhân từ (12). Cuốn sách nỗ lực giúp các bậc cha mẹ xác định hệ thống giá trị của mình và lựa chọn những “hạt giống tốt lành” nhất để gieo lên “mảnh đất” mới bồi trong lòng con cái. Hệ thống giá trị của bạn có thể rất giống – hoặc cũng có thể rất khác – với hệ thống giá trị trong cuốn sách, vì vốn dĩ trên đời này chẳng hề tồn tại hai hạt giống giống nhau hoàn toàn. Nhưng điều đó không thành vấn đề, bởi điều quan trọng nhất là bạn phải không ngừng phát triển nhóm giá trị riêng của gia đình mình và dạy lại những giá trị này cho con cái. Gia đình sẽ không bao giờ có thể bị thay thế bởi một thể chế, nơi mà những giá trị cơ bản được dạy và được học, giống như việc một hạt giống cây lê, lớn lên dù nó có nhiều – ít hay thậm chí chẳng có quả lê nào thì nó vẫn mãi mãi là cây lê, không khác được. Bên cạnh việc chỉ ra 12 giá trị như 12 hạt giống thích hợp với điều kiện thời tiết của 12 tháng trong năm, “Hạt giống tốt lành để con trưởng thành” còn bao gồm những phương pháp thực tiễn đã qua thử nghiệm và kiểm nghiệm, và được chia theo từng đối tượng trẻ: trẻ trước tuổi tới trường, trẻ lứa tuổi Tiểu học và trẻ vị thành niên. Ngoài “nông trại” là gia đình của chính tác giả, những phương pháp này còn được sử dụng và phát triển bởi những thành viên của tổ chức HOMEBASE – một tổ chức quốc tế gồm những người sử dụng các chương trình được thiết kế xoay quanh mô hình “nuôi dạy con bằng mục tiêu” để dạy cho con niềm vui, trách nhiệm, sự nhạy cảm và giá trị. Trích đoạn: Về hạt giống “Không ích kỷ và nhạy cảm” Biết quan tâm tới người khác hơn, ít quan tâm tới bản thân hơn. Học cách cảm nhận về người khác và vì người khác. Đồng cảm, bao dung, yêu thương. Nhanh nhạy trước những tình huống và nhu cầu của mọi người. Nhạy cảm và đồng cảm rõ ràng là những giá trị quan trọng, nhưng chúng cũng là những phẩm chất thường gắn liền với sự chín chắn, trưởng thành. Có thể dạy những giá trị này cho trẻ được không? Cậu con trai của chúng tôi, Josh, tổ chức một bữa tiệc trượt tuyết vào ngày sinh nhật lần thứ sáu. Shawni, cô chị 8 tuổi của Josh, cũng đi cùng để bố có người bầu bạn, và để giúp phục vụ món rượu táo và bánh ngọt. Có cả tá con trai ở bữa tiệc, và tất cả chúng đều la hét ầm ĩ, vui vẻ. Ít nhất thì cũng là tôi thấy thế. Sau đó, tôi thấy một điều rất kỳ lạ. Josh leo lên đỉnh đồi với hai người bạn, Shawni gặp thằng bé ở đó và nói: “Josh, đây là bữa tiệc tuyệt vời, hầu hết các em trai ở đây đều có một khoảng thời gian vui vẻ, nhưng cậu bé đằng kia (chỉ tay) lại bị bỏ rơi, và trông cậu bé có vẻ không vui lắm, còn cậu bé mặc áo khoác đỏ ở chân đồi lại có vẻ hơi khó chịu vì chiếc xe trượt tuyết chạy không tốt lắm thì phải. Em nên đến làm cho hai bạn cảm thấy tốt hơn đi.” Cô con gái 8 tuổi nhạy cảm này đã để ý được những việc mà tôi không để ý – rằng có hai cậu bé không vui như những người còn lại. Thay vì lo lắng, buồn phiền hoặc trầm ngâm về việc chỉ có mình là con gái ở nơi đó, lại còn lớn tuổi hơn những cậu bé còn lại, con bé lại quan sát chúng, để tâm về chúng và quan tâm, lo lắng cho chúng. — Richard Một số trẻ có khả năng tự nhiên và bẩm sinh về quan tâm và nhạy cảm. Những trường hợp như vậy khá hiếm, đa số trẻ, đặc biệt là trẻ đang tuổi mới lớn tự coi mình là trung tâm, là “cái rốn của vũ trụ”. Quả thật, hầu hết những vấn đề mà trẻ vị thành niên phải đối mặt (dù là nổi loạn theo cách nào đi chăng nữa hay là xấu hổ cùng cực hoặc rút lui) đều bắt nguồn từ việc chúng quá quan tâm tới bản thân. Tuy nhiên, trẻ có thể bắt đầu học để trở nên nhạy cảm và không ích kỷ từ khi còn rất nhỏ, và chúng nên học điều đó như học một kỹ năng, một khả năng và một giá trị. Trẻ gặp khó khăn để đồng cảm và thể hiện cảm xúc với người khác. Trẻ vị thành niên thích mượn quần áo, nhưng nhiều đứa lại ghét phải cho người khác mượn (quần áo), và thường quên trả lại hoặc quên “sửa chữa hư hại”. Cha mẹ phải thật sự nỗ lực và đôi khi phải mất rất nhiều thời gian thì mới giúp trẻ nhận ra rằng thế giới không chỉ xoay quanh mình chúng, rằng cảm giác của những người khác cũng quan trọng, và rằng có rất nhiều thứ có thể học từ việc cho đi điều mà chúng thực sự muốn có vì lợi ích của người khác. Một hôm, hai cậu con trai của chúng tôi, một lên 6 và một lên 9, đã tranh nhau một chiếc ghế. Cứ như thể đó là một mục tiêu không gì lay chuyển và một việc không thể cưỡng lại được. Đứa nào cũng khăng khăng rằng chiếc ghế cuối cùng đó đúng là chỗ của nó và nó là người đến trước. Khi cuộc đấu trí chuyển thành cuộc chiến la hét, khóc lóc và sắp chuyển thành một cuộc ẩu đả, tôi đã cân nhắc hai khả năng: (a) dành một chút thời gian để tìm hiểu xem ai đúng; hoặc (b) cho cả hai đứa ra “ghế ăn năn” ngồi cho đến khi mỗi đứa có thể xác định được mình đã làm sai việc gì. Nhưng trong trường hợp này, tôi nghĩ là không khả năng nào phát huy tác dụng. Vì thế, tôi đã nói: “Mẹ sẽ quan sát hai con, và xem ai sẽ cư xử đúng đắn. Mẹ nghĩ cả hai con đều biết việc đúng đắn cần làm để giải quyết vấn đề này”. Sau khoảng 15 giây im lặng, vẻ mặt của đứa mà tôi cá là sẽ buông tay khỏi nửa chiếc ghế toát lên vẻ hối lỗi. Sau khi thấy đứa không ích kỉ được khen ngợi hết lời, đứa còn lại cũng đưa chiếc ghế về phía đứa kia. — Linda