HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC – Récit sommaire d’un voyage en mer (1833) (Bìa mềm)

Sách HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC – Récit sommaire d’un voyage en mer (1833) (Bìa mềm) pdf ebook review doc epub word wattpad prc mobi audio mp3 sách nói đọc online Tác giả: Phan Huy Chú.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3dUlmeH

1. Review sách HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC – Récit sommaire d’un voyage en mer (1833) (Bìa mềm)

Sách HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC – Récit sommaire d’un voyage en mer (1833) (Bìa mềm) ebook review pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Phan Huy Chú trong danh mục Sách Lịch sử đang sale off 3% còn 104.300 ₫, đã được bán ra hơn 46 cuốn ngay sau khi lên kệ, cùng với nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC – Récit sommaire d’un voyage en mer (1833) (Bìa mềm)

Sách HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC – Récit sommaire d’un voyage en mer (1833) (Bìa mềm) Tác giả: Phan Huy Chú, Công ty phát hành Công Ty Cổ Phần Tri thức Văn Hóa Sách Việt Nam Ngày xuất bản 2021-02-24 00:55:24 Loại bìa Bìa mềm Số trang 256 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hà Nội.

Công ty phát hành Công Ty Cổ Phần Tri thức Văn Hóa Sách Việt Nam
Ngày xuất bản 2021-02-24 00:55:24
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 256
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hà Nội

3. Mô tả sách HẢI TRÌNH CHÍ LƯỢC – Récit sommaire d’un voyage en mer (1833) (Bìa mềm)

Lời nói đầu cho lần tái bản            Cuốn sách này được biên soạn từ năm 1992 đến năm 1994, và được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp vào tháng 12 năm 1994. Vì nhiều khó khăn khác nhau nên rất ít những ấn bản đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam, thật đáng tiếc, những khó khăn đó đã gây ra sự hạn chế cho việc phát hành tại đất nước này. Song cuốn sách được xuất bản tháng 12 năm 1994 chính là nỗ lực đầu tiên của sự hợp tác nghiên cứu giữa các nhà sử học Việt Nam và Pháp về thời kỳ tiền thuộc địa.           Năm 1991, trong cuộc gặp gỡ Giáo sư Phan Huy Lê tại Paris, chúng tôi đã đề cập tới sự quan tâm của chúng tôi đến những câu chuyện kể về các chuyến du ngoạn châu Á, và đặc biệt nhất là của Phan Huy Chú trong chuyến công du của ông tại Batavia / Jakarta năm 1832-1833 mà chúng tôi được biết từ năm 1972, nhưng không thể tiếp cận được ở Pháp. Vì thế, dự án biên soạn một ấn bản có bình luận song ngữ cho cuốn “Hải trình chí lược” đã sớm ra đời cùng Tạ Trọng Hiệp, đồng nghiệp của chúng tôi tại CNRS (Centre national de la recherche scientifique – Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp). Việc thực hiện dự án này đã mất một khoảng thời gian nhất định vì khoảng cách địa lý giữa các biên tập viên, sự chậm trễ trong giao tiếp cũng như các vấn đề về ngữ văn đặt ra bởi tác phẩm.           Tác phẩm này đã được đón nhận nồng nhiệt tại châu Âu, và thậm chí còn được tiếp nối bởi một nghiên cứu khác bằng tiếng Pháp về chuyến đi của sứ thần Lý Văn Phức ở Bengal năm 1830. Vì vậy, chúng tôi vô cùng hoan nghênh việc tái bản cuốn “Hải trình chí lược” của Phan Huy Chú, theo sáng kiến của bà Phan Phương Thảo, người đã công bố một số các tác phẩm của cha bà, sau khi ông qua đời năm 2018. Đồng thời, chúng tôi cũng rất buồn khi nghĩ tới hai đồng nghiệp và bạn bè của chúng tôi đã rời xa thế giới này quá sớm, không được chứng kiến ước nguyện sâu sắc của họ cuối cùng cũng đã thành hình.            Cuối cùng, hy vọng rằng việc tái bản này sẽ thúc đẩy các nhà nghiên cứu khác thực hiện các nghiên cứu tương tự nhằm làm sáng tỏ hơn việc các quan lại có học thức của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XIX đã có cái nhìn như thế nào về phía Hạ Châu hoặc khu vực phía nam, nơi hệ thống thuộc địa đã được thiết lập. Claudine Salmon   Lời nói đầu         Sau khi đã xuất bản các du kí Les pérégrinations javanaises (c. 1860-1875) (Lữ du Java, khoảng 1860-1875) của Purwa Lelana (Etudes insulindiennes/archipel: 7), Le voyage à Djocja-karta en 1825 (Chuyến đi Djocja-karta năm 1825) của họa sĩ Payen, và Itinéraire d’un voyage à Java en 1896 (Lộ trình chuyến đi Java năm 1896) của vua Xiêm Chulalongkorn (Cahiers d’ Archipel 17 và 20), hôm nay Hội Quần đảo (Association Archipel) chúng tôi vui mừng công bố Hải trình chí lược (còn gọi là Dương trình kí kiến) của Phan Huy Chú, một quan chức Việt Nam được phái sang Singapour và Batavia năm 1832-1833. Tác phẩm này được ghi tên trong các thư mục về sách Hán Nôm từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa đến tay bạn đọc đại chúng. Trong thời buổi mà các nước Đông Nam châu Á đang tìm cách nối lại các mối liên hệ có từ ngày xưa, và cố tái phát hiện một lịch sử chung của nhau, được đọc tập kí sự Nam du đầu tiên này của một quan chức Việt Nam, mà văn bản mới xuất hiện gần đây thôi, là một việc có ý nghĩa quan trọng.          Giới học thuật ở cả hai nước Việt Nam và Pháp đều rất quan tâm tích cực đến ký sự này, vì thế nên chúng tôi cho ra mắt bạn đọc bản giới thiệu, phiên dịch và chú giải bằng hai ngôn ngữ, Việt và Pháp, xem đó như biểu tượng cho cuộc hợp tác mới với Viện Nghiên cứu Hán Nôm và khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (Nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – BT).                                                                                                                                                                                                          Hội Quần đảo                                                                                                                                                                                                   (Association Archipel)