Giá Tôi Là Đàn Bà

Sách Giá Tôi Là Đàn Bà pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Trần Kỳ Trung.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3skdM2B

1. Review sách Giá Tôi Là Đàn Bà

Sách ebook review Giá Tôi Là Đàn Bà file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Trần Kỳ Trung trong danh mục: Sách văn học / Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn có giá chỉ: 46.400 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 3 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Giá Tôi Là Đàn Bà

Sách Giá Tôi Là Đàn Bà Tác giả: Trần Kỳ Trung, Công ty phát hành NXB Phụ Nữ Việt Nam Ngày xuất bản 10-2016 Kích thước 13.5 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 272 SKU 2519945269796 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Phụ Nữ.

3. Mô tả sách Giá Tôi Là Đàn Bà

Giá Tôi Là Đàn Bà Giá tôi là đàn bà là tập truyện ngắn hay và mới nhất của nhà văn Trần Kỳ Trung. Tập truyện thể hiện cái nhìn đa chiều, nhiều góc cạnh của nhà văn về cuộc sống, con người và xã hội. Qua trang văn, có khi nhà văn hồi cố, hoài niệm về chiến tranh, và những gì nó để lại (Nơi ấy hậu phương, Hai anh em, Lầm lẫn…), có khi nhà văn kể chuyện của cuộc sống hôm nay để hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai (Gía tôi là đàn bà, “Dây chuyền công nghệ”, Đọp – nhà thơ…) Có khi là chuyện trong nhà, cũng có khi là chuyện ngoài ngõ… Nhà văn đã chắp nhặt và đưa vào tác phẩm những điều mắt thấy tai nghe, rất gần gũi, tưởng như ta vừa bắt gặp đâu đó trong cuộc sống hàng ngày, để rồi mỗi người đọc chúng ta bất giác phải suy ngẫm, qua đó thôi thúc chúng ta sống tốt đẹp, bao dung và nhân ái hơn. Truyện ngắn của Trần Kỳ Trung thuộc loại cổ điển, có tiết tấu chậm theo lối kể chuyện truyền thống, nhà văn chú trọng các chi tiết trong đời sống thực, luôn viết trong tâm thế nhập cuộc, luôn đau đáu với người với đời. Một vài nhận xét: “Trần Kỳ Trung là một nhà văn có nỗi buồn, có nỗi sầu nhân thế. Anh không thể chịu đựng được với sự đạo đức giả, với sự hèn mạt của tâm hồn, với sự bạc bẽo của người đời. Anh không thể chấp nhận sự trớ trêu của cuộc sống bất công nhất là sự bất công được che đậy bằng cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa. Anh muốn đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu để loại bỏ nó đi. Do đó, giọng văn anh có lúc cực đoan. Tuy nhiên, đó là sự cực đoan đáng trân trọng, có thể nói là đáng yêu”. (Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh) “Văn chương nước nhà không hiếm tiếng cười, tiếc là đa phần gượng gạo và giả tạo, những tiếng cười sâu cay thật quá hiếm. Tôi yêu tiếng cười trong văn Trần Kỳ Trung, tiếng cười làm cho người này đỏ mặt, người kia rơm rớm nước mắt, ấy là tiếng cười đau đời quý hiếm mà tôi luôn mong có được trong văn của mình”. (Nhà văn Nguyễn Quang Lập) Trích tác phẩm: “Đối với Tèo, ngày hôm nay là ngày vui nhất, ba nó về sẽ có một chiếc quần mới để mặc. Chiếc quần ấy là công sức của nó bỏ ra suốt cả tháng nay. Cầm chiếc quần trên tay, chắc ba của nó sẽ rất vui. Chọn hàng, Tèo vẫn nghe giọng đọc báo đều đều của bà bán quần áo  để bà ngồi bên cạnh cùng nghe: – …Như thế là tội ác! Tại thôn Mỹ Thanh, xã Thanh Minh, huyện Phước Hiệp, một vùng núi phía bắc của tỉnh Nam An xảy ra một vụ án đánh chết người rất thương tâm. Nhân đêm tối, một người đàn ông vào thôn Mỹ Thanh để ăn cắp gà. Đây là một thôn có rất đông dân di cư tự do đến, trình độ văn hoá thấp. Bắt được người ăn cắp gà, đúng lý đây chỉ là việc nhỏ, xử lý hành chính thì ngược lại những người trong thôn Mỹ Thanh lại tự giải quyết việc này bằng một hành động dã man, đáng lên án. Họ đánh kẻ ăn trộm gà bằng gậy gộc, đập nát mặt người này đến độ không còn nhận ra hình dạng ban đầu, công an đang điều tra. Theo mấy người chứng kiến việc này thuật lại, trước khi tắt thở, kẻ ăn trộm con gà chỉ nói được mấy câu: “…Tôi đi đãi vàng… không có…con tôi thèm thịt gà… tôi hứa… tôi lấy… mong các ông, bà tha cho… tôi chết… nhắn thằng…” Việc làm của những người ở thôn Mỹ Thanh thực sự là một tội ác, cần nghiêm trị. Ghi chú: Do nạn nhân bị đánh nát mặt, chúng tôi không chụp được ảnh. Nạn nhân mặc một chiếc quần bộ đội bạc mầu có vá hai miếng vải tím đằng sau. Trên cánh tay phải có xăm chữ LIÊN và hàng chữ “ngày 27 tháng 8”. Vậy ai là thân nhân của người bị nạn đến phòng công an huyện Phước Hiệp để làm việc”. Nghe đến chữ cuối cùng của bản tin bà bán quần áo đọc, mắt thằng Tèo hoa đi, chân của nó đứng không vững nữa. Đúng là ba của nó rồi! Ba của Tèo trước khi đi đãi vàng mặc một chiếc quần như thế.  “LIÊN” là tên của mẹ, ngày “27 tháng 8″ là ngày mất của mẹ, ba xăm vào cánh tay phải để nhớ. Trời ơi! Suốt từ sáng đến giờ nó cứ rao cái chết của ba, mà không hề hay biết! Ba chết rồi, Tý ơi… Ba chết rồi… Thằng Tèo bỏ chiếc quần định mua, chẳng cần lấy lại tiền, cứ thế cắm đầu, cắm cổ chạy. Vừa chạy, Tèo vừa khóc nức nở…” (Trích truyện ngắn Một câu chuyện buồn)