Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em.

Sách Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em. pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Anh Khang.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3rl0bXx

1. Review sách Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em.

Sách ebook review Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em. file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Anh Khang trong danh mục: Sách văn học / Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn có giá chỉ: 66.200 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 212 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em.

Sách Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em. Tác giả: Anh Khang, Công ty phát hành Phương Nam Book Ngày xuất bản 04-2015 Kích thước 13 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm SKU 2512822773928 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Văn Nghệ.

3. Mô tả sách Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và… Em.

Đi Đâu Cũng Nhớ Sài Gòn Và Em (Tặng Postcard Nỗi Buồn Trong Lòng Phố) Với Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và …Em, bạn đọc sẽ thấy một Anh Khang rất khác và rất mới. Độc giả thân quen của Anh Khang hẳn đều biết, anh đã bỏ rất nhiều thời gian cho những chuyến rong ruổi từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu để tìm cảm hứng viết nên “đứa con tinh thần” thứ tư. Và anh đã thu được những thành quả hoàn toàn xứng đáng cho sự đầu tư nghiêm túc của mình. Sách được minh hoạ qua nét vẽ mang phong cách cổ tích của Trọng Lee – người vừa thành công vang dội với tập sách Sài Gòn Xưa – Màu Hoài Niệm. Phần đầu cuốn sách mang tên “Tim mỗi người là quê nhà nhỏ”. Đó là tất cả hoài niệm về Sài Gòn xưa, về gia đình, về nơi chốn neo lòng và về những người từng khiến thanh xuân của chúng ta xao động. Đó cũng có thể là tâm sự của bất kỳ đứa con nào cho quê hương đẹp đẽ đang dần thay lớp áo mới. Đó cũng là tất cả kỷ niệm về một tình yêu đầu đời trong lành và rất đỗi hồn nhiên, để đến khi rời xa rồi con người ta mới nhận ra chúng ta yêu một thành phố là bởi vì ở đó có một-ai-đó thân thương nhất của mình. Với phần 2 “Ai qua bao chốn xa” – những trang viết du ký về những thành phố, vùng đất Anh Khang đã đi qua, có thể nói là phần hấp dẫn nhất của cuốn sách. Bạn hãy chuẩn bị trên tay chiếc di động, để có thể dễ dàng “Google” những vùng đất, những địa danh, những thức quà mà Anh Khang kể. Bởi chắc chắn chẳng ai có thể cầm lòng được trước những lời văn đầy cuốn hút được viết trải dài từ Cựu lục địa ở trời Âu cho đến các vùng cát nóng ở Trung Đông. Phần 3 mang tên “Thấy vui đâu cho bằng mái nhà” khép lại cho nỗi nhớ “Sài Gòn và Em”. Bởi lẽ, “hạnh phúc của mọi cuộc hành trình rốt cục không nằm ở đoạn đường đã đi, mà chính ở khi quay về. Thấy vẫn có một bóng hình đứng chờ lặng lẽ, những kỷ niệm be bé ban sơ vẫn mỉm cười đón mình trở lại. Rưng rưng nhận ra, những thân thương xưa cũ hình như vẫn chưa một lần bội bạc. Dẫu mình đã khác lắm sau ngần ấy tháng năm.” “Nghĩ về những ngày trẻ, trong tôi luôn mê mải với những chuyến đi xa. Đi là để thấy mình trẻ mãi với những trải nghiệm mới cứ dung nạp mỗi ngày. Đi là để được tái sinh thêm một cuộc đời khác, ở miền xứ khác, với lối sống khác, nhìn-nghe-thấu khác. Và đi, còn là để biết nơi đâu thật sự là chốn mình luôn mong trở về. Nhưng trên hết, tôi nghĩ, ngọn ngành đích đáng của mỗi chuyến đi, vốn chỉ là để biết có ai nhớ mình… Vì đâu ai muốn sống một cuộc đời bị lãng quên và trở nên trong suốt trong ký ức của một ai đó? Thành ra người ta cứ dáo dác trong những chuyến rong ruổi để đi tìm một điều mà vốn dĩ đã-có-sẵn ở ngay nơi bắt đầu. Là người ở lại. Là chốn rời đi. Bởi lẽ, có xa xôi mới biết những thứ từng gần gũi thân thuộc cạnh mình mới thật sự là chân trời mà bấy lâu nay ta hằng dõi mắt kiếm. Xa thương, gần thường. Cũng từ đó mà ra. Tôi gọi những trang viết này là Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và… Em, nhưng kỳ thực cũng chính là để cho mỗi chúng ta hiểu ra lòng mình luôn có riêng một phía nhớ – dành cho một chốn thân, một người thương nào đó. Tuổi trẻ sẽ hoài phí biết bao nếu thiếu đi một nơi chốn để chúng ta quay đầu, và vắng mất một ai đó để chúng ta tựa đầu. Không hẳn là Sài Gòn, không nhất thiết là Em, mỗi người đã luôn có riêng một hình dung cho nỗi nhớ của mình. Để tự lòng rưng rưng.Vậy thì, bạn có thể cùng tôi lên đường qua trang giấy, không phải để đi và thấy những kỳ quan đâu đó của nhân sinh tứ xứ, mà để cùng nhau trân trọng hơn nơi chốn hiện tại, con người hiện tại, tình thương hiện tại. Vì nếu không phải là lúc này, không phải là nơi đây, thì còn khoảnh khắc nào nữa để chúng ta yêu thêm và giữ chặt những gần-gũi-thiêng-liêng của đời mình? Là thành phố đã dung dưỡng và chứng kiến hết thảy vui buồn đời ta. Là người thân, bạn bè, và cả người thương ta lạc tay đánh mất đâu đó giữa ba bảy ngả rẽ. Là những ngày trẻ không trở lại bao giờ dẫu ngoái nhìn trăm bận, gọi khản giọng trăm lần. Thế nên, cảm ơn nỗi nhớ, vì đã cho ta biết dù đi xa đến đâu, cách trở bao lâu, thì thương yêu vẫn còn lại, tròn vẹn như thuở ban đầu. Bởi, đi xa cách mấy, cũng đâu thể nào thoát khỏi trái tim mình, có phải không?” (Anh Khang)