Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng

Sách Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Quốc Bảo, Lê Lade.

👉 Link Sách: https://bit.ly/2Ps7aRa

1. Review sách Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng

Sách ebook review Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Quốc Bảo, Lê Lade trong danh mục: Sách văn học / Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn có giá chỉ: 194.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng

Sách Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng Tác giả: Quốc Bảo, Lê Lade, Công ty phát hành Saigon Books Ngày xuất bản 11-2018 Kích thước 15 x 15 cm Loại bìa Bìa mềm SKU 9743122311760 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Hóa – Văn Nghệ.

3. Mô tả sách Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng

Combon SaiGon Của Tôi + Sài Gòn Chuyện Tập Tàng SaiGon Của Tôi Lời ngỏ của tác giả – nhạc sĩ Quốc Bảo:   Trong một xứ tâm tưởng, cuộc đời tôi đã định dạng và trôi đi như đám mây trong một khoảng trời, chỉ một khoảng trời nhỏ bé mà thôi, chẳng thể là cả một bầu trời. Saigon mà tôi sống nửa thế kỷ không có nhiều điểm chung với một thành phố thực tế, Saigon tâm tưởng được xây nên và gìn giữ bằng những thống khổ, những hạnh phúc, những ước lệ buồn vui, những giấc mơ đêm và ngày; Saigon tâm tưởng gần như bất biến trong tôi, nó choán đầy tim óc tôi, nó là một phần của con người tôi, bởi lẽ ấy mọi biến thiên của một thành phố thực tế hầu như chẳng đem lại cho tôi một cái nhìn dời đổi nào, thực tế bất lực. Tôi gọi Saigon của tôi là miền tâm tưởng, xứ tâm tưởng, như gọi tên một bộ phận trên thân thể mình, đầu mình tay chân; Saigon của tôi đó, từ lúc tôi cất tiếng khóc báo hiệu một cuộc đời nhiều bão tố đến giờ năm mươi năm, vẫn là một đoạn nối dài của nhau thai người Mẹ, vẫn cung cấp chất dinh dưỡng không ngừng nghỉ để nuôi tôi – nuôi một cuộc đời bão tố hay êm đềm thì thành phố vẫn dịu dàng ấm áp như vậy, hẳn nó không phân biệt tôi-này hay tôi-khác, nó trả về cho tôi những giấc mơ bị cướp mất, những trang đời thiếu hụt thảm hại, những tình yêu và mộng tưởng bất toàn; và tôi hít thở nó đầy lồng ngực, thứ dưỡng khí của miền tâm tưởng chẳng thể nào bị ô nhiễm như bầu khí quyển thực tế, miễn là ta đặt trọn niềm tin vào đó. Cuốn sách này là tập hợp một số hình ảnh rời rạc từng hiện diện trong cơn mơ này khác của tôi, hồi lên năm hay tuổi năm mươi (thì cũng giống vậy cả), mà qua đó, bạn có thể hình dung ra không chỉ một thành phố, một miền đất, mà còn trông thấy tâm hồn tôi nữa. Bạn sẽ trông thấy một đám mây cứ trôi mải miết trong khuôn vuông vức của một vùng trời; bạn sẽ trông thấy những khoảnh khắc hạnh phúc và bất hạnh chen lẫn, của tôi. Của một quá vãng đã gắn chặt vào tôi đến mức không thể đoạn tuyệt.   Tập sách Saigon của tôi không “thuần túy” – tôi nhận chịu điều đó. Bạn không thể gọi đây là sách ảnh, cũng chẳng phải tản văn tùy bút. Và cố nhiên không có gì chung với một cuốn hướng dẫn du lịch. Với kích thước nhỏ bé, tập sách chứa đựng những điều nhỏ bé: một niềm yêu, một nỗi nhớ, một suy nghiệm, một cách sống, một đôi tia hy vọng mới. Nhiếp ảnh chụp bắt và lưu giữ giùm chúng ta trí tưởng tượng về một thế giới lương thiện. Nó là tất cả ý nguyện của tác giả khi cho in. Sài Gòn Chuyện Tập Tàng Lượt sử truyền miệng thức uống Sài Thành 1. La-de Trái Thơm đi kèm một câu chuyện vui được truyền tụng về sau. Số là hãng muốn làm mới nhãn bia, và muốn đỡ chi phí nên chọn họa sĩ bổn xứ để vẽ. Nhãn mới có vẽ thêm vào nhãn Con Cọp hình bông houblon hay còn gọi là bông bia, được dùng để tạo vị đắng. Bông này còn tươi coi bộ giống bông atiso nhưng nhìn khô khác quá hay sao mà ông họa sĩ vẽ giống y trái thơm, rồi đem đi in cả lố lố. Khi nhãn in ra thì mới phát hiện hình trật lất, nhưng chẳng lẽ bỏ phí đi? Chữa cháy, hãng vẫn cho dán và nhét vào mỗi két một chai, đinh ninh dân nhậu đã dòm quen quá chai Con Cọp, xăm soi cái nhãn mà chi. Nhưng sự cố “chữa cháy” lại thành ra cái hay. Những người Hoa ở Chợ Lớn nhanh nhạy đánh hơi thấy cơ hội liền. Các chú đặt tên và tung tin nhãn la-de Trái Thơm là loại đặc biệt, mỗi két chỉ có một chai, ai mua nhiều thì tặng thêm chai Trái Thơm. Vậy là Trái Thơm đường đường được xếp vào ngôi vị “đàn anh”. Ngồi chung một mâm nhậu, người lớn hoặc uy tín luôn được dành cho chai này. Ôi! Trái thơm chỉ thơm tâm lý thôi cũng quá xá đã. 2. Người xưa có nói rằng: “Vô tửu bất thành lễ”. Hầu hết trong lễ nghi nào cũng có rượu, truyền thống đó kéo dài cho tới tận bây giờ. Trên bàn thờ lễ đường, bàn thờ gia đì phải tôn kính rót rượu mời đất trời, thánh thần, ông bà tổ tiên, vong linh và cả âm binh thiên tướng rồi mới bắt đầu nghi lễ. Ngày xưa, trước khi xuất quân ra chiến trận, nghi lễ sẽ là tế rượu, thắng trận sẽ có lễ rượu khao quân. Trong nghi lễ đời thường, tôn kính, trân trọng rót rượu mời nhau, chúc tụng, rồi mới mở lời bắt đầu câu chuyện. 3. Cà phê “sanh sau đẻ muộn” khá lâu so với trà và rượu, vào thế kỷ thứ IX, đến nay chỉ độ hơn một ngàn năm thôi. Trước tiên “bà mụ đỡ đẻ” là một đàn dê chứ không phải con người. Sự tình là vầy: Những người chăn dê nhận thấy một đàn dê ăn những trái chín đỏ của một loài cây có bông màu trắng, sau đó “tung tăng” chạy nhảy suốt cho tới đêm khuya. Một người ăn thử, người tỉnh táo ra, tan biến uể oải, lâng lâng muốn tung tăng như đàn dê. Họ thưa chuyện với những thầy tu trong vùng, những thầy tu ép lấy nước uống thử, quả là tỉnh táo hẳn như anh chàng chăn dê nọ, cầu nguyện suốt đêm không buồn ngủ. Vậy là từ đó họ lấy trái đó mà sử dụng. Chuyện xảy ra ở vùng đất Kaffa, Ethiopia, châu Phi. Và đó chính là cây cà phê ngày nay. Vậy vùng đất này là thủy tổ của cây cà phê, và dê để lại nhiều chuyện cho người đời, thêm chuyện này nữa thì quả là lợi hại. Nhớ người trồng cây ta nhớ luôn những “chàng” be he