Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)

Sách Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kèm Bookmark Greenlife) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nhiều Tác Giả.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3c4k2FU

1. Review sách Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)

Sách ebook review Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kèm Bookmark Greenlife) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nhiều Tác Giả trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách tư duy – Kỹ năng sống có giá chỉ: 241.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)

Sách Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kèm Bookmark Greenlife) Tác giả: Nhiều Tác Giả, Công ty phát hành Minh Long Loại bìa Bìa mềm SKU 3925030008109.

3. Mô tả sách Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kèm Bookmark Greenlife)

Combo Sách Tư Duy, Kỹ Năng Sống: Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi + Đại Học Không Lạc Hướng – (Cuốn Sách Là Hành Trang Cho Các Bạn Trẻ / Tặng Kegm Bookmark Greenlife) Khi Nói Không Tôi Thấy Tội Lỗi Lí thuyết và những kĩ năng ngôn từ của liệu pháp tâm lí về sự quyết đoán có hệ thống được phát triển trực tiếp từ trải nghiệm với những người bình thường, trong cố gắng dạy họ một điều gì đó về cách ứng phó hiệu quả với những xung đột mà tất cả chúng ta đều gặp phải khi sống cùng những người khác. Động lực ban đầu của tôi đối với việc phát triển một cách tiếp cận có hệ thống dành cho việc học cách ứng phó quyết đoán bắt đầu vào mùa hè và mùa thu năm 1969, khi tôi đảm nhận vị trí Nhân viên Đánh giá Hiện trạng của trung tâm Đào tạo và Phát triển Peace Corps1, tọa lạc trên những ngọn đồi gần Escondido, California. Trong thời gian này, tôi kinh hoàng nhận ra rằng những phương pháp cổ điển – hay còn được biết đến với cái tên hoa mĩ là “bộ công cụ cần thiết” – của những nhà tâm lí học lâm sàng (hay của bất kì những phương pháp điều trị nào khác) đều tương đối hạn chế khi xét đến khía cạnh đào tạo. Can thiệp khủng hoảng, tư vấn cá nhân, điều trị tâm lí cũng như những quy trình nhóm bao gồm đào tạo tính nhạy cảm, hay phương pháp tăng cường sự gặp gỡ thông qua các nhóm, đều chẳng hỗ trợ được gì nhiều cho những học viên tương đối bình thường của Peace Corps trong việc ứng phó với những vấn đề tương tác thường nhật của con người. Chính là những vấn đề mà phần lớn những tình nguyện viên, là những cựu chiến binh, gặp phải tại nơi đất khách quê người, nơi họ đóng quân. Sự thất bại của chúng tôi trong việc giúp đỡ những con người đầy nhiệt huyết này trở nên rõ ràng sau 12 tuần đào tạo và tư vấn chuyên sâu. Đó là khi, lần đầu họ thử thực hiện bài giới thiệu sản phẩm máy phun thuốc trừ sâu cầm tay. Trên một cánh đồng bụi bặm, một nhóm những tiến sĩ, nhà tâm lí học, những giảng viên ngôn ngữ cộng thêm một bác sĩ tâm thần học, ngồi xổm và đóng vai một nhóm nông dân ở một vùng hẻo lánh thuộc Mĩ Latinh, còn những tình nguyện viên – cựu chiến binh thì đội mũ rơm, mặc quần đùi, có người đi dép xăng đan, giày cao cổ, giày tennis hoặc chân trần. Khi những học viên bắt đầu bài tập, những người nông dân giả hiệu tỏ ra không mấy quan tâm đến máy phun thuốc trừ sâu, mà chỉ chú ý đến những kẻ lạ mặt đang đặt chân lên cánh đồng của làng họ. Những học viên thể hiện kiến thức nhất định về nghề nông, về cách kiểm soát sâu bệnh, cách tưới tiêu hay bón phân, nhưng chẳng một ai đưa ra được một câu trả lời đáng tin cậy cho những câu hỏi mà những người họ muốn giúp đỡ sẽ đưa ra trước tiên: “Ai đã cử các anh đến đây để bán cho chúng tôi cái máy này? Sao các anh lại muốn chúng tôi sử dụng chúng? Sao các anh phải đi từ Mĩ đến tận đây để nói với chúng tôi điều này? Các anh được lợi ích gì từ việc này? Sao các anh lại đến làng chúng tôi đầu tiên? Sao chúng tôi lại phải có những vụ mùa tốt hơn?”. Mỗi khi những học viên cố gắng, trong vô vọng, nói về máy phun thuốc trừ sâu, thì những người đóng vai nông dân kia lại tiếp tục đưa ra những câu hỏi về lí do những học viên này tới đây. Không một học viên nào, theo tôi nhớ, có thể phản hồi một cách quyết đoán, đại loại như: “Quien sabe, Ai có thể trả lời được hết những câu hỏi của mọi người? Không phải tôi. Tôi chỉ biết rằng mình muốn đến làng của các bác, để gặp các bác và chỉ cho các bác thấy cách chiếc máy này có thể giúp các bác làm ra nhiều nông sản hơn. Nếu các bác muốn có thêm nông sản, có lẽ tôi có thể giúp được các bác.” Thiếu đi thái độ không phòng vệ và phản ứng bằng ngôn từ quyết đoán trong tình huống không có khả năng phòng vệ khi bị chất vấn về những động cơ đáng ngờ, phần lớn học viên có một trải nghiệm đáng xấu hổ và không thể nào quên. Chúng tôi đã dạy họ cách dùng từ phù hợp, về văn hóa và kĩ thuật chuyên môn nhưng hoàn toàn không chuẩn bị cho họ phương pháp ứng phó một cách quyết đoán và tự tin trước những xét đoán mang tính phê bình của đám đông về động cơ, mong muốn, điểm yếu và thậm chí là cả điểm mạnh – nói tóm lại, là những xét đoán về con người họ.  Chúng tôi không dạy họ cách đối phó với những tình huống khi họ muốn nói về nghề nông, còn những người nông dân giả hiệu kia (cũng như bất kì người nông dân thực thụ nào) chỉ muốn nói về bản thân những học viên đó. Tất cả chúng tôi đều có những ý tưởng mơ hồ về tình huống ấy, nhưng chẳng có ai trong số chúng tôi giúp được gì nhiều. Chúng tôi không dạy học viên cách khẳng định bản thân họ mà không cần biện hộ, hay đưa ra lí do cho những gì họ làm hoặc muốn làm.  Đại Học Không Lạc Hướng Đại học không lạc hướng là cuốn sách “gối đầu giường” mà tôi viết dành cho các bạn sinh viên đại học. Mỗi lần đến các trường đại học kí tặng sách, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất chính là “Nếu bản thân cảm thấy hoang mang thì nên làm thế nào”. Có người nói tuổi trẻ ai mà không cảm thấy hoang mang, tôi nghĩ không phải như vậy. Trong quãng thanh xuân của mình, tôi đã gặp rất nhiều người tài giỏi, họ không những không hoang mang, mà còn có mục tiêu cực kì rõ ràng, cứ như thế, họ đã khiến những tháng ngày tuổi trẻ của mình thi vị như tứ thơ. Trong số những người này có một số ra nước ngoài học tại các trường danh tiếng, một số từ trường phổ thông bình thường thi được vào trường đại học top đầu, một số tìm được công việc tốt, một số khởi nghiệp thành công. Khi có cơ hội tiếp xúc với họ, tôi kinh ngạc phát hiện ra rằng những người này đều có một điểm chung: Trong những năm đại học, ở họ không có cái gọi là cảm giác hoang mang. Tôi cho rằng mỗi con đường đều có quy luật, tất nhiên không phải quy luật nào cũng thích hợp với tất cả mọi người, nhưng tin là những câu chuyện thực tế của tôi, của những người xung quanh mà tôi chứng kiến sẽ mang đến cho các bạn những gợi mở hay cảm hứng nào đó, nghĩ vậy và tôi quyết định viết một cuốn sách tham khảo có tựa đề Đại học không lạc hướng. Sự khác biệt lớn nhất giữa sách tham khảo và sách self-help nằm ở chỗ sách self-help có thể kể chuyện, còn sách tham khảo đa phần là lí luận và đưa ra những kiến thức có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Khi viết cuốn sách này, rất nhiều nỗi nghi hoặc và băn khoăn trong cuộc sống sinh viên lại ập về tâm trí tôi, tôi chợt nghĩ nếu thời đại học năm xưa mà mình đọc được cuốn sách này thì liệu có bớt đi rất nhiều nỗi hoang mang không? Nếu năm nhất đại học tôi đã biết được những kiến thức này thì liệu có bớt đi rất nhiều đường vòng không? Trong những năm đại học rốt cuộc có nên đi làm thêm không? Nên tiếp xúc với tình yêu như thế nào? Học trường đại học bình thường, làm thế nào để có cuộc đời tốt nhất? Các bằng cấp, chứng chỉ có được sau những năm đại học đó rốt cuộc có công dụng gì? Có nên tham gia hội sinh viên và các câu lạc bộ không? Khi những câu hỏi này được đặt ra, tôi lần lượt giải đáp từng câu một, cuối cùng tôi hiểu ra rằng kì thực tuổi trẻ cũng có thể không hoang mang, không lạc hướng. Trong khi viết, sợ người đọc cảm thấy lí luận khô khan nên tôi kết hợp đưa ra những câu chuyện thực tế để các bạn hứng thú hơn, xin nói thêm, là một đạo diễn, biên kịch trẻ, kể chuyện là sở trường của tôi. Hi vọng bạn thích cuốn sách này, cũng hi vọng cuốn sách này là hành trang có thể giúp các bạn trong những năm đại học. Thấy chữ như thấy người, mong rằng tuổi trẻ của các bạn có tôi bầu bạn, không bao giờ cô độc. Lý Thượng Long Tại Tam Lý Đồn – Bắc Kinh