Combo Sách: Trò Chơi Tư Duy + Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được

Sách Combo Sách: Trò Chơi Tư Duy + Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .

👉 Link Sách: https://bit.ly/3raAoB7

1. Review sách Combo Sách: Trò Chơi Tư Duy + Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được

Sách ebook review Combo Sách: Trò Chơi Tư Duy + Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách tư duy – Kỹ năng sống có giá chỉ: 280.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combo Sách: Trò Chơi Tư Duy + Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được

Sách Combo Sách: Trò Chơi Tư Duy + Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được , Công ty phát hành Alphabooks SKU 9631574477144 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thế Giới.

3. Mô tả sách Combo Sách: Trò Chơi Tư Duy + Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được

Trò Chơi Tư Duy Sổ Tay Thủ Thuật Tư Duy Sáng Tạo “Khi một chú mèo con gặp nguy hiểm, nó chỉ biết kêu ‘meo meo’ để cầu cứu mèo mẹ. Trái lại, khỉ con sẽ chạy thẳng đến chỗ khỉ mẹ và nhảy ngay lên lưng mẹ nó mỗi khi ‘đánh hơi’ thấy nguy hiểm. Khỉ con đã biết cách tìm đến nơi an toàn, hay nói cách khác là tự tìm đường sống cho mình.” Trong cuộc sống, cũng có thể phân khả năng sáng tạo của con người thành hai loại như vậy. Có những người đã quen ỷ lại vào người khác, nên khi tự mình đối mặt với vấn đề thường bế tắc, không tìm ra cách để giải quyết. Có những người lại biết tự thân vận động, dù khó khăn thế nào đi nữa cũng nỗ lực tìm ra cách giải quyết. Vậy bạn là mèo hay là khỉ? Về cơ bản, cuốn sách Trò chơi tư duy của tác giả Michael Michalko sẽ hướng dẫn những bạn đọc có tư duy chủ động cách để không ngừng sáng tạo, mỗi ngày đều có thể sản sinh ra một lượng lớn ý tưởng độc đáo bằng nhiều phương pháp khác nhau. Với Trò chơi tư duy, sự sáng tạo không phải là một khả năng thiên bẩm hay những trò ma thuật bí ẩn, mà sáng tạo bắt đầu từ thái độ của các bạn đối với chính bản thân mình và với cuộc sống: liệu bạn có đủ quyết tâm hay không, có đủ kiên trì hay không… Nhưng nếu bạn là một người luôn nghi ngờ bản thân và cho rằng mình không sáng tạo, bạn vẫn nên đọc cuốn sách này. Những chương đầu sẽ hướng dẫn bạn cách lấy lại sự tự tin và tìm về với bản năng sáng tạo luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta. “Với hàng trăm gợi ý, thủ thuật, mẹo vặt, chuyện kể và câu hỏi, Trò chơi tư duy sẽ mang tâm trí của các bạn đến với một thế giới đầy ắp những giải pháp sáng tạo mà các bạn có thể áp dụng cho những vấn đề của mình, từ những vấn đề thông thường nhất cho đến những vấn đề hiếm gặp…” – A “Michael Michalko đã giải mã bí mật của những thiên tài sáng tạo và mang đến cho chúng ta những kỹ thuật sáng tạo có thể thay đổi cuộc đời mà bất kỳ ai cũng tiếp cận được.” – Creative T   Tôi Cần Một Cái Khuôn Khác Méo Mó Cũng Được “Tôi cần một cái khuôn khác – Méo mó cũng được” của Lê Bùi Thảo Nguyên gây ám ảnh với người đọc với những câu chuyện của một kỹ thuật viên gây mê. Cô gái ấy sau hơn một năm làm việc tại một trong những bệnh viện phụ sản hàng đầu đã quyết định xin nghỉ việc bởi “mọi thứ dường như quá sức chịu đựng” và cô muốn “an lành ru giấc ngủ hằng đêm”. Tiếng chuông điện thoại, tiếng chuông báo cấp cứu, tiếng tít tít của máy theo dõi, tiếng khóc, tiếng chửi rủa hay tiếng hát vang vọng giữa đêm đều gợi lên sự ám ảnh, thương xót không chỉ với người kể chuyện mà cho cả người đọc. Thậm chí, có nhiều lúc, cô gái ấy còn không kịp phân định mình đang ở nhà hay ở viện mà cứ thế lao đi theo phản xạ khi nghe thấy tiếng chuông, để rồi khi định hình được không gian đang đứng mới nhận ra mình chỉ vừa kết thúc ca trực đêm. Theo chân cô cử nhân gây mê từ lúc còn là một sinh viên thực tập đến khi là nhân viên chính thức trong bệnh viện, người đọc được “ghé thăm” phòng cấp cứu, phòng phẫu thuật, phòng sinh. Không có những tình tiết gay cấn, các câu chuyện được Thảo Nguyên kể bằng giọng văn nhẹ nhàng, súc tích nhưng không kém phần trần trụi. “Tôi cần một cái khuôn khác – Méo mó cũng được” một lần nữa khẳng định rằng: Môi trường làm việc ở bệnh viện không dành cho những người “yếu tim”. Bạn sẽ phải mạnh mẽ, có cái đầu lạnh hơn nhiều người, phải học cách quên thật nhanh khi ở bệnh viện sự sống – cái chết luôn song hành cùng nhau. Điều đặc biệt của cuốn sách cũng là cái tài của Thảo Nguyên chính là duy trì hai mạch truyện trong hai không gian với hai con người khác nhau, tuy cùng một bản thể. Bên cạnh một Thảo Nguyên hiền lành, ít nói ở bệnh viện là một Thảo Nguyên dữ dội với những chuyến du lịch một mình. Điều gì khiến Thảo Nguyên quyết định rời khỏi bệnh viện? Và hành trình của cô gái ấy qua những miền đất lạ là để tìm kiếm điều gì? 6 chương sách với 51 mẩu chuyện dường như không chỉ là trải nghiệm của cá nhân Thảo Nguyên mà đâu đó trên hành trình của cô gái trẻ, ta cũng nhìn thấy mình bởi đã có lúc ta rơi vào tình trạng như cô: “Đối với tôi, lạnh, đói, đau, hay mệt mỏi luôn là những cảm giác… dễ chịu, vì có thể dễ dàng gọi tên, cũng dễ dàng giải quyết. Còn những cảm xúc khác, tôi không tài nào kiểm soát được, ngay cả những khi bất chợt tâm trạng trượt xuống chạm sàn, cũng chỉ có thể gói gọn trong hai chữ “không ổn”, không cách nào diễn tả được. Vì sao không ổn? Không ổn như thế nào? Và, làm sao để ổn?”   Đoạn trích tiêu biểu: Một người bạn từng nói, hãy nghĩ rằng, họ – những người chúng tôi không níu lại được, đang đến một nơi tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ mãi rồi, còn nơi nào tốt hơn là ở bên đứa con chưa đầy một tháng tuổi và ngắm nhìn chúng đang say giấc nồng? Gương mặt chưa vướng bụi trần ấy có thiên thần nào sánh kịp? Chúng tôi đã không thể giữ lại mẹ cho đứa bé ấy. Và đứa trẻ, vĩnh viễn không còn biết đến bầu sữa ấm áp, không còn được nghe câu hát ru à ơi. Suốt đêm, khi chúng tôi hối hả giành giật mẹ nó với thần chết, khi người thân đang khóc ngất, nó vẫn say ngủ trên tay bà ngoại, an yên. Người cha, người chồng ấy quỳ xuống bên giường bệnh, “Cứu vợ em đi bác sĩ ơi, bao nhiêu tiền em cũng trả, bác sĩ đừng dừng lại mà.” Trước đó, anh níu tay anh đồng nghiệp, rồi tay tôi, đặt lên ngực vợ mình, xin chúng tôi tiếp tục nhấn tim. Tôi nhìn những giọt mồ hôi của các anh rơi, những cái nhấn tim đến kiệt sức. Giá như mọi chuyện chỉ đơn giản là tiền bạc! Chúng tôi tránh không nhìn vào mắt nhau, hiểu rằng ai cũng đang kìm nén để không bật khóc, không gào thét. Tại sao? Tại sao sáu tiếng đồng hồ đổ sông đổ bể? Tại sao đến lúc quyết định buông xuôi tôi vẫn không chịu được khi nhìn thấy số 0 và đường thẳng chạy dài lạnh lùng trên màn hình theo dõi? Khi người nhà vây quanh, nắm tay bóp chân, động viên người bệnh, tôi đã hy vọng phép màu sẽ xảy ra, những nhịp tim đều đặn lại xuất hiện trên màn hình và ngón tay trỏ bất chợt nhấc lên. Nhưng, cuộc đời không phải một tập phim truyền hình, nó tàn nhẫn hơn rất nhiều lần! Và điều đáng sợ nhất là sau khi chiếc xe đưa người phụ nữ ấy về an nghỉ nơi cố hương lăn bánh, tôi lại phải quay trở lại công việc, như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tôi cũng là con người, cũng có cảm xúc. Tôi phải làm sao để sống an lành suốt những tháng năm còn lại, với những ánh mắt van nài và tiếng khóc thê lương?