Sách Combo Sách : Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương + Lê La Quán Xá Quê Nhà pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nhiều Tác Giả.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3tUyTsK
1. Review sách Combo Sách : Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương + Lê La Quán Xá Quê Nhà
Sách ebook review Combo Sách : Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương + Lê La Quán Xá Quê Nhà file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nhiều Tác Giả trong danh mục: Sách văn học / Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn có giá chỉ: 203.550 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo Sách : Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương + Lê La Quán Xá Quê Nhà
Sách Combo Sách : Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương + Lê La Quán Xá Quê Nhà Tác giả: Nhiều Tác Giả, Công ty phát hành Alphabooks Loại bìa Bìa mềm SKU 3778843769756 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học.
3. Mô tả sách Combo Sách : Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương + Lê La Quán Xá Quê Nhà
Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương Ta có thể so sánh những nhọc nhằn mà ông đã trải, với cả khối yêu thương mà ông được nhận và ban phát. Sách gồm 5 phần: Miền xa vẫy gọi, Lao Cai miền quả vàng, Hà Nội, những năm tháng nhọc nhằn và mê mải với văn chương, Bạn bè đồng nghiệp thân yêu, Một chốn nương thân… Tập hồi kí Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương này sẽ cho ta nhận ra nhiều chuyện, nhiều điều mà nghĩ tiếp về văn chương và cuộc đời. Tập Hồi kí không chỉ dừng lại trong sự kể lại một cách trung thực, mắt thấy tai nghe và nhớ lại theo cách viết và yêu cầu của hồi ký, mà hơn thế, nó còn được miêu tả, dựng lại một cách tạo hình, sống động với ngôn từ, bút pháp, phong cách của một cây bút văn xuôi tài hoa, lão luyện. Qua từng trang của sách, hiện lên rõ nét bức tranh của đời sống xã hội trải dài trong gần một thế kỷ với chân dung phong phú các loại người xuất hiện trong mối quan hệ với tác giả hoặc trong sự quan sát chăm chú của ông theo góc nhìn của nghề viết văn. Trích dẫn: “Không thể kể hết những gì đã trải qua, những ngẫu nhiên nữa, đã góp phần đưa mình vào con đường văn chương. Đường đời là không thể định trước và mọi việc đều không thể rạch ròi, kể cả khi nó đã hoàn thành”. “Sống thế nào đây lúc này? Với tôi, chỉ còn một cách là cắn răng lại nhịn nhường. Nhịn nhường người thân thì có gì là xấu. Và cắn răng lại để làm việc, để kiên trì nhẫn nại từng bước một đi tới. Tôi không nói ngoa. Vì quả thật những truyện ngắn và những cuốn tiểu thuyết dài hơi, chính những mơ ước, dự định về chúng đã nuôi dưỡng niềm vui sống của tôi, để tôi vượt qua tất cả thử thách cay nghiệt trong thời gian này. Tôi vẫn viết. Ngồi trong căn buồng chật hẹp mùa hè như cái lò thiêu, tôi viết, được trang nào lại dúi xuống cất giấu ở dưới gầm giường cùng lũ nồi niêu soong chảo nhọ nhem. Cuộc sống vốn dĩ có đâu là dễ dãi. Phải biết sống cả những khi tưởng như không chịu đựng được nữa”. “Ý nghĩ phải viết một cuốn tiểu thuyết về những ngày đất nước xã hội hỗn tạp, ở chênh vênh bên bờ vực thẳm này, ngày đêm sôi sục trong tôi. Cũng đã đến bốn năm nay, kể từ ngày chuyển vùng về Hà Nội, thay đổi địa bàn và môi trường sống, tôi chưa bắt tay vào viết một cuốn sách dài hơi nào rồi. Thêm nữa, lâu nay tôi chỉ quen viết về cuộc sống và con người miền núi, nay tôi muốn thử sức mình ở một địa hạt khác. Và thật tình trong những ngày sống khó khăn này, dẫu nhận thức lí trí còn lờ mờ, chưa hiểu hết được thực cảnh hôm nay còn là hệ quả tất yếu của con đường lịch sử hiện thực, chứ không phải chỉ là lỗi lầm của tệ quan liêu, của chế độ kinh tế tập trung bao cấp của người lãnh đạo, tôi vẫn muốn khẳng định cái đẹp trong bản chất vững vàng và tính chất bi tráng của cuộc sống vĩnh hằng bằng một thể loại lớn của văn xuôi là tiểu thuyết. Cái ngõ 221 cho tôi bao tư liệu sống. Cuộc sống quanh tôi, ở ngay cơ quan tôi, sống động bao chất liệu, kể cả những giai thoại và những số phận kì quặc của con người.”. Lê La Quán Xá Quê Nhà Tập tản văn viết về những món ăn đặc trưng của vùng đất Ninh Hòa, Khánh Hòa. Qua đó, người đọc thấy được con người, đời sống của người dân nơi đây. Và đặc biệt, bằng những kỷ niệm về ẩm thực, cùng với giọng văn nhẹ nhàng, tác giả thể hiện một tấm lòng yêu quê hương tha thiết, nỗi nhớ, nỗi khát khao tìm mùi vị của đất mẹ của người con xa xứ. Cuốn sách có bố cục 2 phần: + La cà quán xá người ta. + Rồi về ngồi xuống mâm cơm nhà mình. +LƯỢC TRÍCH: – Sáu năm, tôi viết về Mỹ, Sài Gòn, Anh, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập, Nepal, Bangladesh, những thành phố, đất nước đã lang thang suốt thời trai trẻ. Về nhiều người đã gặp, các mối tình không đoạn kết giữa hai bờ sóng vỗ ngày đêm. Và tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc phải trở lại nơi chôn nhau cắt rốn cho độc giả, bạn bè khỏi nhắn tin, nhỏ to mong đợi. Để họ tiếp tục thưởng thức món ăn Ninh Hòa qua vài dòng tâm sự, để tận Sài Gòn, Hà Nội hay từ xa xôi Mỹ, Pháp, cầm cuốn sách tôi viết tìm về chợ Dinh ăn ít món ngon, nhìn cô bán hàng dễ thương ngỡ là quen lâu lắm. – Giữa nhiều loại nem nổi tiếng từ Bắc tới Nam, người ta vẫn nhớ đến nem Ninh Hòa bởi cách làm và vị mùi riêng biệt. Nó chẳng những là món ăn quen, mà còn là đại sứ du lịch mang linh hồn nơi tôi được sinh ra đi rong chơi khắp cả thế gian ấy chứ. Người ta bảo “Bụt chùa nhà không thiêng”, chứ riêng dân Ninh Hòa thì mê nem lắm. Nem như người bạn thuở thiếu thời, sóng đôi cùng nhau đến tuổi trưởng thành, thân cận một bên mãi đến khi nhắm mắt xuôi tay vào lòng đất lạnh. Nem chua đi vào đời sống mỗi ngày của người dân hiền lành chất phác qua bao thế hệ rồi. Thèm, cứ mua một xâu về để dành ăn cho đã. Khách phương xa ghé nhà chơi, khi chia tay tặng xâu nem làm quà nhung nhớ. Vào tiệc đám cưới, không cần đọc thực đơn, cũng biết món đầu tiên sẽ được bưng ra là chả lụa với nem chua ăn kèm tép tỏi. Tết về, trong tủ lạnh luôn có mấy ký nem bỏ tủ lạnh để xắt một đĩa đãi khách lai rai với bia cùng gia chủ. Mỗi lần tôi về quê, lại có người to nhỏ dò dặn: “Khi nào vô nhớ mua giúp em xâu nem nhen”. Mùng Bốn, mùng Năm, mấy đứa tha hương ra Bắc vào Nam, lại cầm theo xâu nem làm quà tặng cho những ai lỡ mê ẩm thực Ninh Hòa đầy quyến rũ. – Ba má đã đi một chuyến không về, có nhớ thương cũng chỉ nhìn thấy nhau qua những giấc mơ chắp vá. Anh chị có người đã ngoài sáu mươi. Tôi nhỏ nhất nhà cũng gần bốn chục. Mỗi lần về, nhìn rui mè còn sót lại của ba, mái ngói phủ đầy rêu xanh của má, cái gạc măng rê mối mọt gặm mòn, chén đĩa tách ly sứt cán mẻ quai nhưng thiệt tình không nỡ bỏ. Những lúc quây quần bên bữa cơm chiều, hay mâm cúng giỗ ông bà, chúng tôi tóc đã hoa râm, gương mặt dày dạn gió sương, ngậm ngùi nhắc chuyện má với ba, mắt mũi bỗng thấy cay xè, có ai đánh đòn đau đâu mà tự nhiên hu hu ngồi khóc. Mời các bạn đón đọc!