Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp

Sách Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Hiệu Constant, Phan Hà Anh, Khanh Record, Nguyễn Thị Thanh Lưu.

👉 Link Sách: https://bit.ly/2P53uVx

1. Review sách Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp

Sách ebook review Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Hiệu Constant, Phan Hà Anh, Khanh Record, Nguyễn Thị Thanh Lưu trong danh mục: Sách văn học / Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn có giá chỉ: 197.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp

Sách Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp Tác giả: Hiệu Constant, Phan Hà Anh, Khanh Record, Nguyễn Thị Thanh Lưu, Công ty phát hành Phụ Nữ Ngày xuất bản 06-2016 Kích thước 13.5 x 20.5 cm Loại bìa Bìa mềm SKU 6613495475495 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Phụ Nữ.

3. Mô tả sách Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp

Combo Sách Làm Dâu Các Nước: Anh, Đức, Mỹ, Pháp Làm dâu nước Anh Làm dâu nước Anh của Khanh Record là cuốn tự truyện chia sẻ hành trình kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc của một cô gái Việt ở xứ sở sương mù Anh quốc. Qua đó, tự họa chân dung một người phụ nữ vừa truyền thống, lãng mạn, giàu tình yêu nhưng cũng rất hiện đại và bản lĩnh. Câu chuyện tình yêu trong tự truyện diễn ra tự nhiên như thể số phận đã sắp đặt buộc họ phải gặp gỡ nhau. Một chàng trai Anh quốc muốn học tiếng Việt, anh bị ấn tượng ngay lập tức bởi một tờ rơi quảng cáo, và chỉ liên lạc với chủ nhân của tờ rơi đó, khi số điện thoại liên tục tắt máy, anh tạm dừng việc tìm giáo viên dạy tiếng Việt. Và như một câu chuyện cổ tích có thật, định mệnh lại kéo hai người gặp nhau. “Do you want to study Vietnamese? Yes? Call K. 0904121979 Not sure? Call K. 0904121979 No? Are you sure? Call K. 0904121979 (Tạm dịch là) Bạn có muốn học tiếng Việt không? Có? Gọi cho tôi vào số 0904121979 Không chắc? Gọi cho tôi vào số 0904121979 Không? Bạn có chắc không? Gọi cho tôi vào số 0904121979”. Khi hai người ở hai nền văn hóa khác nhau thì việc yêu nhau thật không dễ dàng nhưng khi đã vượt qua rào cản văn hóa đó thì họ dính nhau như sam. Để cưới được cô gái làm vợ, chàng trai ngoại quốc đã phải vượt qua không ít thử thách, trong đó có món “cháo máu”, “thạch máu trộn xương” (tiết canh) của gia đình nhà vợ. “Đấy, vì yêu em mà anh đã phải ăn món “cháo máu” và “thạch máu trộn xương” bố em làm đấy. Anh năn nỉ. – Nhưng anh xin em, lần sau em bảo bố em đừng làm món đấy nữa nhé. Anh không thể ăn nó lần nữa đâu”. Làm dâu nước Đức Làm Dâu Nước Đức là những suy nghĩ và những câu chuyện nhỏ, “tự họa” chân dung Phan Hà Anh, chia sẻ những câu chuyện vui có buồn có của chính chị trong vai trò làm dâu, làm vợ và làm mẹ tại thành phố Lübeck xa xôi, thuộc CHLB Đức. Tác giả đã mở đầu tự truyện bằng khung cảnh hài hước khi chồng và con gái đánh thức chị vào buổi sáng, rồi một tiếng sau, lúc chồng cùng “nàng công chúa bé nhỏ” rời khỏi nhà đi làm và đi học, chị lại nghe cậu con trai nghịch ngợm trên gác thét lên: “MAMA”. Sau chín năm làm nội trợ, Hà Anh không giấu nổi niềm tự hào là người giữ lửa gia đình: kiên nhẫn chờ chồng về nhà hàng tối để nấu ăn, mát-xa cho anh; dịu dàng chăm sóc và nhẫn nại dạy dỗ các con thành những đứa trẻ tự lập, nhân hậu; bên cạnh đó, thực lòng gần gũi, quan tâm đến mẹ chồng bởi bố chồng chị đã qua đời. Song, nàng dâu thời hiện đại trong tự truyện cũng không giới hạn mình giữa bốn bức tường, chị vẫn dành ra những giờ phút “hướng ngoại”: viết lách và giao lưu, trò chuyện với bạn bè trên trang web và facebook của chị, hoặc… học lái ô tô hay… bắt tay thực hiện một kế hoạch “dài hơi”: theo học lấy bằng ngôn ngữ và văn hóa Đức. Hành trình làm vợ, làm mẹ của Phan Hà Anh ngập tràn hạnh phúc – là khi “ông xã” quyết định vượt cả chặng đường trường trở về để ăn một bát mỳ khuya vợ nấu, khi hai con Sophie Linh và Tim Long bắt đầu giúp mẹ làm việc nhà, hay lúc nhận món quà giản dị từ mẹ chồng: “Mẹ mua cho con đôi giày đi trong nhà. Đừng đi chân đất rồi lại viêm bàng quang”, Hành trình ấy cũng là rất nhiều lo toan, tính toán để giữ cho gia đình nhỏ có đủ những khoản chi tiêu cho con cái học hành, dự phòng đau ốm hay đi du lịch,… vì “người Đức đóng thuế rất cao”, kỷ luật nghiêm túc và có trách nhiệm cao với xã hội. Quãng đường chín năm làm dâu xa xứ của Hà Anh tuy mới chỉ là một chặng đường chưa thật dài, nhưng xứng đáng được ghi nhận bởi chị phần nào đã tôn vinh và giới thiệu ra thế giới bên ngoài, cụ thể là với nước Đức những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, khéo léo, hết lòng vì chồng, vì con; đồng thời cũng mang những nét mới của phụ nữ thời hiện đại: hài hước, tự tin và có chí tiến thủ. Trong tự truyện, Hà Anh cũng gửi gắm cả nỗi bâng khuâng về những ký ức ngày còn ở Việt Nam quê nhà cũng như nỗi buồn xa xứ man mác. Dường như, từ cảm xúc ấy, tác giả càng thêm trân quý những giá trị văn hóa của người Việt, gắn kết chúng với gia đình chồng và truyền cảm hứng đến các con: “Hôm nay là ngày 30 Tết, mình tỉnh giấc lúc 4 giờ 30 rồi không tài nào ngủ lại được. Lần đầu tiên mình bày mâm ngũ quả, ở chợ có trái nào thì mua trái đó. Đi ra đi vào, ngửi mùi hương bưởi thoang thoảng mà nhớ nhà. Con gái líu lo hát suốt ngày “Tết, Tết, Tết đến rồi”, đòi mặc áo dài, còn chơi trò đi thuyền”. Làm dâu nước Mỹ  Tiếp nối xê ri Làm dâu xứ lạ, cuốn tự truyện Làm dâu nước Mỹ của Nguyễn Thị Thanh Lưu chia sẻ hành trình làm dâu, làm vợ, làm mẹ ở một xứ xở khác, nơi được nhiều người gọi là “thiên đường”: nước Mỹ xa xôi. Mở đầu cuốn tự truyện là những trang nhật kí ghi lại những đắng ngọt, buồn vui trong chuyện tình của tác giả. Số phận như trêu ngươi khi gán ghép cô gái xứ Nghệ, con của một gia đình từng tham gia kháng chiến chống Mỹ với một chàng trai Mỹ. Sự am hiểu tường tận văn hóa Việt Nam của chàng trai Mỹ cũng khó dỡ bỏ được bức tường định kiến của gia đình trí thức xứ Nghệ yêu nước. Cô gái buộc phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc gia đình đã nuôi dạy, chăm sóc và yêu thương cô hết mực, hoặc người con trai cô yêu bằng cả trái tim. Bản lĩnh và dám là chính mình, cô gái lựa chọn rời xa bàn tay chở che của mẹ trong một ngày mưa bão. “Cùng với việc sập cánh cửa nhà trước mặt tôi, mẹ tôi đã đẩy tôi về phía anh, một cách vô thức. Mẹ đã chấp nhận trao trả lại thứ tự do tôi hằng muốn, nhưng không quên tước đi của tôi quyền được có gia đình. Chắc mẹ muốn dạy tôi rằng, nếu tôi yêu tự do nhường ấy, tôi buộc phải trả giá. Cái giá ấy tôi không được quyền lựa chọn. Chính mẹ tôi – trong cơn phẫn nộ với đứa con gái ngang ngạnh đã mạnh tay ra giá đắt. Tôi nhận được món hàng tự do hằng mơ ước mà không chút hạnh phúc vì vẫn ngỡ ngàng trước cái giá cắt cổ mẹ tôi đưa ra”. Khi một con người dám đối diện và chiến đấu để vượt qua giông bão thì người đó có được hạnh phúc. Vượt qua những cản ngăn của mẹ và họ hàng, những hờn giận của tình yêu đôi lứa, Nguyễn Thị Thanh Lưu bắt đầu cuộc sống ở “thiên đường” nước Mỹ. Là người phụ nữ thông minh và bản lĩnh, cô không khó để hòa nhập với văn hóa nơi đây. Cô ý thức được Xứ lạ là thầy – để bắt đầu học hỏi và hòa nhập với văn hóa Mỹ từ những trải nghiệm đầu tiên ở bệnh viện Mỹ trong lần sinh Rau Muống, tới việc đi hộp đêm ở Mỹ phải chuẩn bị những gì để không bị “quê”, bài học về quyền ưu tiên khi lái xe ở Mỹ và ngay cả chuyện đổ rác sao cho đúng cách – một việc tưởng chừng rất nhỏ ở Việt Nam. Khi nước Mỹ đã không còn là xứ lạ thì Nước Mỹ là nhà. Nguyễn Thị Thanh Lưu không giấu nổi niềm hạnh phúc khi chia sẻ về gia đình nhỏ của mình với hai đứa con Cà Kiu và Rau Muống thông minh và đáng yêu, với người chồng luôn thấu hiểu và yêu thương, đặc biệt là có cùng đam mê đọc sách, với bố chồng luôn kiên nhẫn chờ con dâu “đếm cơm” xong mới rời khỏi bàn ăn, với mẹ chồng tâm lý luôn “vô tình” chia sẻ cho con dâu những mẹo vặt hoặc công thức nấu ăn ngon cũng như những tri thức hiểu biết về văn hóa, chính trị nước Mỹ. Chính tình yêu thương của những thành viên trong gia đình đã xóa nhòa khoảng cách giữa hai nền văn hóa Mỹ – Việt, để mái ấm của cô luôn tràn ngập tiếng cười. “Vì những yêu thương của bố mẹ chồng, nước Mỹ xa lạ đã trở thành mái nhà ấm áp của tôi – nơi tôi đi xa bắt đầu thấy nhớ và mong được trở về. Và đúng như tôi đã dự đoán, ngày tôi coi việc đặt chân trên đất Mỹ là ngày về cuối cùng đã đến, tự nhiên như chính tình cảm tôi dành cho quê hương mới của tôi”. Bên cạnh những trải nghiệm làm dâu, làm vợ, làm mẹ, Nguyễn Thị Thanh Lưu còn chia sẻ những câu chuyện của bạn bè mà cô gặp trên đất Mỹ. Qua những người bạn  với những suy nghĩ sâu sắc, nhân văn. Qua những câu chuyện đó, cuốn tự truyện cũng thể hiện nhận thức và suy nghĩ của tác giả về khát vọng chung của rất nhiều người trên thế giới đã trở thành trào lưu là được trở thành công dân của nước Mỹ “thiên đường”. Và tác giả đã khẳng định “Có 101 con đường đến Mỹ nhưng qua những câu chuyện tôi được biết, tôi dám chắc rằng, không phải con đường nào cũng dẫn đến thiên đường”. Hạnh phúc ở thiên đường nước Mỹ như thế, nhưng Nguyễn Thị Thanh Lưu vẫn không kìn nén nổi nỗi buồn xa xứ man mác, mỗi lần nhớ nhà, cô lại nấu những món ăn quê hương như một cách để trở về trong hoài niệm, và đó cũng là cách để những đứa con thơ hiểu và yêu thêm quê mẹ Việt Nam. Khi bắt đầu đặt chân đến Mỹ, Nguyễn Thị Thanh Lưu còn băn khoăn tự hỏi, mình đi hay về Mỹ nhưng khi khép lại cuốn sách, cô đã có câu trả lời: “Mỗi ngày trên xứ lạ là một ngày tôi cố gắng học yêu và sống, để xứ lạ rồi sẽ là đất quen, để thay vì nghĩ đến nước Mỹ là nghĩ đến sự ra đi, tôi sẽ bắt đầu coi đó là nơi chốn trở về, là một quê hương mới”.  Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dám sống, dám yêu, dám được là chính mình và cuối cùng có được hạnh phúc trọn vẹn. Cuốn tự truyện lại là một minh chứng nữa cho cội nguồn hạnh phúc của những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia, xuyên văn hóa: ở đâu có sự yêu thương chân thành, sẻ chia, thấu hiểu thì ở đó có hạnh phúc đích thực. Làm dâu nước Pháp Nằm trong series sách “Làm dâu xứ lạ” do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành, tự truyện Làm dâu nước Pháp của tác giả Hiệu Constant là bức tranh về cuộc sống của một cô dâu Việt ở trời Âu xa xôi, một điển hình của người phụ nữ thời hội nhập: chủ động kiếm tìm hạnh phúc, tạo dựng mái ấm, xử lý hài hòa các mối quan hệ cá nhân – gia đình – xã hội và đặc biệt là không đánh mất bản sắc của chính mình và của dân tộc. Có lẽ mối tình nào cũng khởi đầu bằng một ngẫu nhiên thật đẹp. Ngẫu nhiên mà như duyên nợ, và có lẽ cái duyên ấy đã làm nên mối tình của một cô nàng tốt nghiệp Khoa tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ với một chàng kỹ sư người Pháp. Họ tình cờ gặp nhau trong một cửa hàng đồ lưu niệm trên phố cổ. Chị trở thành phiên dịch viên bất đắc dĩ cho một “ông Tây” lúc này đang rất lúng túng không biết làm thế nào để cô bán hàng hiểu anh muốn gì. Và chính chị đã giúp anh chọn được món quà ưng ý cho mẹ anh. 27 tuổi, khăn gói theo chồng sang làm dâu, làm mẹ ở “Thủ đô Ánh Sáng”, với bao ngỡ ngàng và lạ lẫm. Một nước Pháp hoàn toàn xa lạ, khác hẳn với những gì chị từng biết qua những tác phẩm văn học mà chị đã đọc và yêu thích thời còn học phổ thông với mong muốn một ngày nào đó sẽ đọc chính những tiểu thuyết ấy bằng ngôn ngữ nguyên bản. Và một người chồng Pháp, dù đã vượt qua bao thử thách của gia đình vợ để cưới chị, vẫn vô cùng bí hiểm khi họ đã là vợ chồng: “Những ngày này phải nói là tôi rất buồn! Chồng tôi cứ đi công tác thì chớ, về nhà lại nghe đài và đọc báo, tối thì ra ban công ngắm trời mây và nhấm nháp li rượu vang. Để mặc mẹ con tôi loay hoay với nhau. Tôi đã muốn khóc, nhưng không bao giờ thèm khóc trước mặt anh. Chỉ đợi cho anh đi làm thì mới dám ôm con ngồi khóc thút thít một mình! Phải thú thật rằng đã có lúc ý tưởng quay về Hà Nội đến mơn trớn tư tưởng tôi!” Cuối cùng, Hiệu Constant cũng tìm ra được cánh cửa khu vườn tình yêu của mình – một tình yêu vốn đến từ hai nền văn hóa nhiều khác biệt. Cởi mở, hòa đồng và ham học hỏi đã giúp Hiệu Constant nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở phương trời xa xôi này, được gia đình nhà chồng và bạn bè, hàng xóm yêu mến. Người chồng yêu thương cũng chia sẻ với vợ sự “khủng hoảng” về vai trò mới mẻ làm chồng, làm cha của mình. Anh hiểu vợ hơn và đặc biệt tôn trọng vợ khi thấy chị không những chăm sóc gia đình một cách chu toàn, kèm con cái học bài, học tiếng Pháp, chị còn tỉ mẩn, kiên trì dạy tiếng Việt cho hai con. Chị dạy các con biết nói chuyện tiếng Việt với bố mẹ bằng những từ ngữ thật tha thiết và thân thương “Mẹ ngoan mẹ nha… Bố ừ một tiếng cho vui vẻ đi”. Chị dạy hai bé Bin và Hà ý thức về văn hóa của đất nước Việt Nam, những ngày lễ Tết và mỗi khi có dịp, chị lại đưa các con về thăm quê hương, dẫn bọn trẻ đi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S. Ngược lại, các con, chồng và gia đình nhà chồng cũng giúp chị hiểu hơn về văn hoá Pháp, từ việc nhỏ như nên để hoa tươi khoe sắc trong vườn thay vì  ngắt vào cắm lọ .“Hoa mọc lên từ thiên nhiên nếu không bắt buộc, hãy để nó ở ngoài thiên nhiên” đến văn hoá dân chủ kiểu Pháp “…những kỳ nghỉ cuối tuần, vốn đã rất ồn ào thì nay bố về lại rôm rả hơn. Cả nhà tranh nhau phát biểu. Vui nhất là khi bỏ phiếu. Nhà mình có tính dân chủ cao, lúc nào cũng bỏ phiếu.” Ước mơ được sống trong thế giới thiên nhiên tươi đẹp, được sống với tiếng Pháp, với sách vở của cô bé quê thuở xưa, khi đi nhặt bèo và các loài rau dại về cho mẹ nuôi lợn trên những cánh đồng rì rào và bờ tre ngút ngàn bao quanh làng vẫn chưa bao giờ thôi lớn lên trong chị. Khi hai con đủ tuổi đến lớp cũng là lúc Hiệu Constant bắt đầu thực hiện giấc mơ của mình. Con đường viết văn, dịch tiểu thuyết của chị không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nhưng với tinh thần cầu thị, Hiệu Constant không ngừng nỗ lực để tự hoàn thiện, và luôn không ngừng học hỏi để có được tấm bằng thạc sĩ Văn học so sánh và những cuốn tiểu thuyết do chính chị viết hoặc dịch. Sự nghiệp của chị dù mới là những bước đi ban đầu nhưng cũng là một khẳng định về nỗ lực không ngừng của một phụ nữ trẻ khi làm vợ, làm dâu ở nước ngoài. Với hành trình “Làm dâu nước Pháp”, Hiệu Constant cũng ghi lại những tình cảm thiết tha của người con xa quê với Mẹ, với quê hương, với truyền thống dân tộc qua những cảm xúc mang mác, bâng khuâng đầy lắng đọng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. “Khi làm các món trong bữa ăn ngày tết, tôi đã cố gắng làm giống hệt mẹ, từ những thứ gia vị mà khi về Hà Nội mình cố lùng mua. Nhưng khi ăn, tôi thấy dư vị của chúng vẫn khá Tìm mãi, nghĩ mãi thì nhận thấy rằng mình thực ra thiếu cái không khí ấy! Cái không khí đầm ấm thoang thoảng mùi hương trầm pha lẫn mùi vôi trắng nồng nồng và tiếng tre xào xạc đong đưa nơi mảnh vườn trước nhà…” “Làm dâu xứ lạ”, Hiệu Constant dành cho bố mẹ chồng không chỉ lòng kính trọng mà còn là sự trân quý và biết ơn sâu sắc. “Cảm ơn ông bà đã chấp nhận tôi – đứa con gái từ một phương trời xa lạ bỗng dưng cập bến gia đình và được ông bà giang rộng vòng tay đón nhận hệt như một đứa con gá” “Lời kết” của tác phẩm có lẽ cũng chính là những nỗi niềm chân thành nhất của tác giả về cuộc đời viễn xứ của mình với trăm ngàn những kỷ niệm, nhiều lúc đớn đau, đôi khi lại đầy tình yêu thương! Dẫu vậy, chị luôn cảm ơn Tạo hóa đã ưu ái cho số phận mình được là một  người phụ nữ may mắn. “May mắn vì có một người mẹ tuyệt vời! May mắn được làm dâu nhà anh, may mắn vì đã có những đứa con vô cùng đáng yêu và may mắn vì được làm thứ công việc mà mình vốn hằng mơ ướ” Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …