Sách Combo Sách Kỹ Năng Làm Việc: Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh (Bộ Sách Kinh Tế Áp Dụng Trong Kinh Doanh) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Hidenobu Senga, Yaginuma Kenichi.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3eb3ihd
1. Review sách Combo Sách Kỹ Năng Làm Việc: Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh (Bộ Sách Kinh Tế Áp Dụng Trong Kinh Doanh)
Sách ebook review Combo Sách Kỹ Năng Làm Việc: Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh (Bộ Sách Kinh Tế Áp Dụng Trong Kinh Doanh) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Hidenobu Senga, Yaginuma Kenichi trong danh mục: Sách kinh tế / Sách kỹ năng làm việc có giá chỉ: 112.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo Sách Kỹ Năng Làm Việc: Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh (Bộ Sách Kinh Tế Áp Dụng Trong Kinh Doanh)
Sách Combo Sách Kỹ Năng Làm Việc: Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh (Bộ Sách Kinh Tế Áp Dụng Trong Kinh Doanh) Tác giả: Hidenobu Senga, Yaginuma Kenichi, Công ty phát hành Minh Long Loại bìa Bìa mềm SKU 6905182157815 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thanh Niên.
3. Mô tả sách Combo Sách Kỹ Năng Làm Việc: Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh (Bộ Sách Kinh Tế Áp Dụng Trong Kinh Doanh)
Combo Sách Kỹ Năng Làm Việc: Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không + Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh (Bộ Sách Kinh Tế Áp Dụng Trong Kinh Doanh) 1, Nhà Hàng Không Bao Giờ Nói Không Bạn biết đến cụm từ người làm dịch vụ từ khi nào? Từ ngày còn là học sinh, khi bản thân bắt đầu có ý thức về cụm từ này thì tôi đã luôn nghĩ nó liên quan đến ngành dịch vụ ăn uống. “Đàn ông thì phải biết tự lập.” Từ thời ấu thơ tôi đã được cha dạy như thế, và cho đến những năm đầu của tuổi hai mươi, khi xác định được ý nghĩa mục đích sống của bản thân thì tự nhiên phương hướng nghề nghiệp của tôi lại đi theo ngành dịch vụ ăn uống này. Tuy nhiên, dù rất quan tâm đến ngành dịch vụ ăn uống, tôi lại là một người chỉ chăm chăm thành thạo các công việc của một người thợ chứ không đặt nặng và coi trọng các vấn đề liên quan đến “con người” như khách hàng và nhân viên cho lắm. Nhưng trong thời gian được làm quản lý của một quán bar có tên Duke ở Shimokitazawa, quan điểm của tôi đã hoàn toàn thay đổi. Tôi đã gặp được một người anh đi trước vô cùng đáng kính. Tôi cũng đã tạo được mối quan hệ gắn bó thân thiết còn hơn cả bạn bè với khách hàng. Trong cuộc sống thường ngày dường như luôn thấm đẫm “tình người” ở Duke, thỉnh thoảng tôi lại đặc biệt cảm nhận được “hơi ấm yêu thương” chưa từng có từ trước tới nay, khiến bản thân khắc cốt ghi tâm hơn bao giờ hết. Sau đó, nhờ mối duyên với người anh đi trước ấy mà tôi liên hệ được với một nhà hàng mới mở ở Roppongi. Năm 2002 tôi nghỉ việc ở quán bar Duke, ít lâu sau thì vào làm cho nhà hàng đó – nhà hàng Casita. Vậy là tôi đã có một “cuộc gặp gỡ” tình cờ với Casita. Nhà hàng này liên tục mở rộng quy mô, sau hơn mười năm đã lên tới hơn một trăm chỗ ngồi dành cho khách hàng. Nhà hàng này vềsau được gọi là “Nhà hàng kỳ tích”, cách làm dịch vụ của nó đã trở thành chủ đề “hot” trên internet cũng như các phương tiện truyền thông và được rất nhiều khách hàng truyền tai nhau. Những kinh nghiệm có được về quan hệ giao tiếp với khách hàng ở mọi lĩnh vực khác nhau “mà có chung một từ khóa là dịch vụ” đều do tôi tích lũy được trong suốt mười mấy năm làm việc tại Casita, từ thời kỳ quá độ tới thời kỳ phát triển vượt bậc của nó, từ khi tôi còn là một nhân viên bình thường cho đến khi thành thạo mọi công việc của một tổng quản lý nhà hàng. Những kinh nghiệm ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của tôi. Sau khi tôi nghỉ việc ở Casita, tôi đã chuyển sang hoạt động với tư cách là một nhà tư vấn về chất lượng dịch vụ vàvẫn tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm ấy. Cho tới bây giờ, tôi mới biết rằng từ khóa “dịch vụ” có thể vượt qua bức tường ngăn cách các ngành nghề với nhau. Và hơn nữa, trong quá trình được tiếp xúc với dịch vụ thông qua việc phục vụ nhà hàng, tôi đã có thể hiểu được rằng tất cả các ngành nghề có liên quan đến “con người” thì đều là ngành dịch vụ. Tôi hiểu rõ rằng, những tháng ngày trải nghiệm ấy đã giúp tôi tự ý thức bản thân mình là một người phục vụ, qua đó học được rất nhiều điều và có thể tiếp thu nhiều kiến thức. Có công ty dù ở thời kỳ nào cũng trên đà phát triển và mở rộng kinh doanh. Có nhà hàng luôn luôn được yêu mến, bất chấp cả thời gian. Có người vẫn không ngừng nâng cao thành tựu, bất kể tình hình xung quanh đang như thế nào. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, ở tất cả những ví dụ trên đều tồn tại yếu tố “con người”. Cuốn sách này sẽ tổng hợp lại những sự kiện thực tế đã xảy ra trong khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa của tôi – một người làm dịch vụ – khi chuyển từ một quán bar sang làm việc tại một nhà hàng, cùng những cảm nhận của tôi khi đó. Ở phần đầu mỗi chương, tôi sẽ kể lại những chuyện thực tế xảy ra tại nơi mình làm việc, rồi ở phần nội dung chính sẽ kể chi tiết về những dịch vụ mà mình đã cống hiến toàn bộ tinh thần và sức lực. Hy vọng rằng tất cả những độc giả có duyên tiếp xúc với cuốn sách này, cũng như tất cả những người có liên quan đến từ khóa “dịch vụ” sẽ có thể cảm nhận được những khả năng vô hạn bị che giấu và sự phong phú mà ngành dịch vụ đang nắm giữ. Nếu được như thế thì quả thật tôi rất lấy làm vinh hạnh. 2, Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh Khi đi mua sắm, yếu tố nào của sản phẩm khiến bạn quyết định mua nó ngay lập tức? Giá trị, thiết kế hay giá thành của sản phẩm đó? Hay bởi những lời chào mời có cánh như: “Giảm giá toàn bộ sản phẩm”, “Giảm giá 50% khi mua sản phẩm thứ 2”, hay “Giảm 50% cho khách hàng đặt trước một tháng”. Chúng ta, ở vị trí của một người têu dùng, đương nhiên sẽ rất vui sướng khi mua được món đồ tốt mà giá lại rẻ. Vậy còn phía cửa hàng thì sao? Đã bao giờ bạn nghĩ rằng: “Bán rẻ như thế thì người ta lấy lãi ở đâu?” chưa? Cũng có người lại nghĩ như sau: “Thôi thì đắt một chút, miễn là mua được thứ mà mình muốn”. Chúng ta cùng thử suy nghĩ một chút về giá cả như thế này. Một hộp sữa chua ở siêu thị có giá là 100 yên, nhưng ở cửa hàng tện lợi, giá của một hộp sữa chua cùng loại lại là 150 yên. Tương tự như vậy, ở máy bán nước tự động, một chai trà xanh có giá từ 120 – 130 yên nhưng khi được bày bán ở các cửa hàng vùng núi, giá của nó lên đến 200 yên. Thực tế là, đằng sau sự khác biệt về giá cả là chiến lược của người kinh doanh. Ngược lại, nếu như tinh ý, chúng ta cũng có thể nhận ra được chiến lược của người kinh doanh khi nhìn vào giá cả của sản phẩm.