Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng

Sách Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Herman Aihara, Kang Sang Wook, Lee Jun Young.

👉 Link Sách: https://bit.ly/2UuOi6t

1. Review sách Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng

Sách ebook review Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Herman Aihara, Kang Sang Wook, Lee Jun Young trong danh mục: Sách Y học có giá chỉ: 127.500 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 3 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng

Sách Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng Tác giả: Herman Aihara, Kang Sang Wook, Lee Jun Young, Công ty phát hành Thái Hà Ngày xuất bản 01-2019 Kích thước 14 x 20.5 cm 13 x 19 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 469 SKU 4570779778838.

3. Mô tả sách Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng

Combo Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng và Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng Bản đặc biệt tặng kèm sổ tay, mẫu ngẫu nhiên và số lượng có hạn. Đừng Chết Bởi Hóa Chất – Hiểu Tường Tận Cẩn Thận Sử Dụng Hóa chất là một phần không thể thiếu đối với xã hội hiện đại ngày nay. Cùng với những phát kiến, tiến bộ trong nghiên cứu và ứng dụng hóa chất vào đời sống, con người ngày càng tìm thấy nhiều lợi ích to lớn của hóa chất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống hiện đại. Tuy nhiên, việc lạm dụng cũng như thiếu hiểu biết về hóa chất có thể gây hại, thậm chí mang tới bệnh tật nguy hiểm cho con người và xã hội. … Hội chứng sợ hóa chất là một khái niệm mới xuất hiện và phổ biến tới nỗi hiện nay gần như không ai là không biết đến. Nó xuất phát chỉ từ cảm giác chối bỏ hóa chất rồi lớn dần tới mức trở thành cảm giác sợ hãi cực độ. Là một người làm việc trong lĩnh vực hóa học, phần nào tôi cũng cảm thấy đau lòng với hội chứng này. Tại Hàn Quốc, tôi nghĩ yếu tố quyết định khiến hội chứng này xuất hiện chính là do vụ việc sử dụng chất diệt khuẩn cho máy tạo ẩm. Trước đây, mỗi lần tôi nhắc nhở những người thân xung quanh và các học trò rằng phải cẩn thận với những thứ rất nguy hiểm như thế, phần lớn mọi người đều phản ứng theo kiểu “Ăn vào mà không chết là được rồi”, hoặc “Nếu cái gì cũng cứ kiêng khem như vậy thì sống sao nổi?” Thế nhưng, vụ việc sử dụng chất diệt khuẩn cho máy tạo ẩm đã khiến nỗi sợ hãi rằng con người có thể chết vì hóa chất trở thành sự ám ảnh tới tận tim gan toàn dân Hàn Quốc. Ngoài ra, các vụ việc như thuốc khử mùi, bánh kẹo làm từ nitơ lỏng, những kích thích từ băng vệ sinh, trứng gà nhiễm thuốc diệt trù lần lượt bị phơi bày trên báo chí và các phương tiện truyền thông cũng góp phần gây ra cảm giác sợ hãi hóa chất. Vì thế hội chứng sợ hóa chất dần lên tới đỉnh điểm. Thực tế là những vụ việc như thế này đã làm tiêu tan đi thái độ lãnh đạm của người dân Hàn Quốc đối với vấn đề an toàn. Bên cạnh đó, yêu cầu của người dân muốn chính phủ Hàn Quốc phải xây dựng giải pháp quản lý an toàn cũng đang được đặt ra sôi nổi, và các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng bắt đầu cân nhắc hơn về sự an toàn. Trong bối cảnh này, chúng ta quả không sai khi kỳ vọng xã hội sẽ phát triển theo chiều hướng tốt lên. Nhưng liệu tất cả những tin tức thời sự mà chúng ta đang tiếp cận hằng ngày có chính xác không? Tôi cảm thấy sợ hãi khi hiện nay, những suy nghĩ phiến diện rằng mọi chất hóa học đều nguy hiểm cùng với những thông tin sai lệch khác đang được lan truyền và phổ biến tùy tiện. Dù sao thì nhân loại cũng gần như không thể sống mà hoàn toàn không có hóa chất được. Loại bỏ hoàn toàn hóa chất có nghĩa là chúng ta phải cởi ngay bộ quần áo mình đang mặc trên người; phải đi bộ vì không có xe ô tô; và đương nhiên là không thể nằm mơ đến việc ngồi máy bay đi du lịch nước ngoài. Chưa hết, bạn đừng mong được xem tin tức bằng điện thoại hoặc tivi. Khi đó mọi thứ đều xa xỉ và khó lòng thực hiện được. Tóm lại, hóa chất một mặt gây nguy hiểm cho cuộc sống, nhưng mặt khác cũng khiến cuộc sống thêm phong phú. Cuốn sách này hướng đến mục đích giúp bạn nhanh chóng nhận ra những thông tin sai lệch đang không ngừng lan truyền, quen dần với cách chọn lọc thông tin chính xác để có thể sống lành mạnh và sung túc. Nếu tiếp cận khoa học sâu hơn, bạn có thể phá bỏ định kiến về các chất tưởng chừng độc hại, cũng như các chất ngỡ là an toàn. Qua cuốn sách này, chúng hy vọng bạn có thể tự mình đặt ra nghi vấn về các vấn đề được giấu kín trong bản tin thời sự để tiêu dùng thông minh hơn. Chúng tôi cũng cầu chúc cho bạn từ nay về sau sẽ bình an tận hưởng những món ăn an toàn và yên tâm sử dụng các dụng cụ sinh hoạt hữu ích cho cuộc sống. Axit Và Kiềm Trong Thực Dưỡng Từ cuối thế kỷ trước cho tới thế kỷ này, rất nhiều khái niệm quan trọng của cuộc sống đã được đưa vào lĩnh vực sinh lý học. Trong số đó phải kể đến thuật ngữ môi trường bên trong (milieu interne) được Claude Bernard đưa ra và cân bằng nội môi (homeostasis) được Walter Cannon giới thiệu. Trong cuốn Chức năng cơ thể người (Function of the Human Body) của Guyton, có đoạn viết: “Claude Bernard là nhà sinh lý học vĩ đại thế kỷ mười chín. Ông là người đề xướng rất nhiều tư tưởng sinh lý học hiện đại và đã dùng thuật ngữ milieu interne, nghĩa là ‘môi trường bên trong’, để chỉ các chất dịch bao quanh tế bào. Còn Walter Cannon, một nhà sinh lý học vĩ đại khác của nửa đầu thế kỷ 20, đã gọi việc duy trì trạng trái ổn định của các chất dịch này là homeostasis”. Để cân bằng nội môi, cơ thể phải duy trì rất nhiều điều kiện ổn định, bao gồm: 1. Nhiệt độ cơ thể (98,6oF hay 37oC) 2. Độ axit hoặc kiềm (pH) của các chất dịch trong cơ thể (thể dịch)  3. Nồng độ của một số hóa chất nhất định hòa tan trong thể dịch 4. Nồng độ đường (glucose) trong máu 5. Tổng lượng thể dịch 6. Nồng độ oxy (O2) và các-bo-níc (CO2) trong máu 7. Tổng lượng máu … Tiến sĩ Cannon đã nhận ra tầm quan trọng của sự cân bằng axit và kiềm trong thể dịch, đặc biệt là trong máu. Mặc dù y học phương Tây và môn sinh lý học đã phát triển giả thuyết cơ thể con người muốn duy trì sự cân bằng axit-kiềm trong máu thì nên giữ cho máu hơi thiên một chút về tính kiềm, song giả thuyết này vẫn chưa được phát triển sâu thêm ở lĩnh vực dinh dưỡng học. Trong cùng khoảng thời gian đó, tại Nhật Bản có một vị bác sĩ nổi tiếng, đồng thời là giáo sư của Đại học Osaka – tiến sĩ Katase – đã dành toàn bộ cuộc đời mình để nghiên cứu về canxi: chức năng sinh lý học của nó trong chế độ ăn và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người. Ông nghiên cứu môn sinh lý học với mục tiêu phục vụ sức khỏe con người và một trong các kết luận của ông trùng hợp với kết luận của tiến sĩ Cannon. Tuy nhiên, tiến sĩ Katase quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe chứ không chỉ là sinh lý học thuần túy. Do đó, ông đã nghiên cứu mối tương quan giữa sự cân bằng axit-kiềm với thực phẩm. Ông cũng giới thiệu nhiều thực phẩm chứa canxi có tính kiềm cao.