Sách Combo: Ca dao giảng luận và Chơi chữ pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Lãng Nhân.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3rozqBk
1. Review sách Combo: Ca dao giảng luận và Chơi chữ
Sách ebook review Combo: Ca dao giảng luận và Chơi chữ file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Lãng Nhân trong danh mục: Sách văn học / Ca dao – Tục ngữ có giá chỉ: 126.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo: Ca dao giảng luận và Chơi chữ
Sách Combo: Ca dao giảng luận và Chơi chữ Tác giả: Lãng Nhân, Công ty phát hành Công ty TNHH Văn Hóa Khai Tâm Ngày xuất bản 08-2020 Loại bìa Bìa mềm Số trang 448 SKU 7009583304645 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tri Thức.
3. Mô tả sách Combo: Ca dao giảng luận và Chơi chữ
CA DAO GIẢNG LUẬN Ca dao gồm đủ ba tánh cách dân tộc, đại chúng và khoa học là ba đức tánh tất yếu của một nền học thuật chơn chánh, tự đặt lấy nhiệm vụ phụng sự dân tộc, nên trải qua một cuộc hưng vong, bao nhiều triều đại và thế hệ đã qua, vẫn còn sống mãi cùng dân tộc, phản chiếu đức tánh của dân tộc một cách trung thành. […] Với nội dung phong phú và tánh cách dồi dào ấy, ca dao không thể nào dò theo khuôn tập của văn học ngoại lai, hay là lặp lại những công thức, những câu sáo, học lóm với nước ngoài. Ca dao muốn có tác dụng thực tiễn và muốn làm tròn phận sự đối với dân tộc cần phải đặt theo những nguyên tắc khoa học sơ đẳng, những nguyên tắc bắt buộc phải quan sát thực tế và diễn tả đúng sát thực tế. — CA DAO được các nhà trí thức Việt Nam xem như là một thể văn đặc sắc hơn hết và có đặc tánh Việt Nam hơn hết. Đã có những thiên khảo cứu tổng quát và riêng biệt xuất bản trước đây, nhiều bộ sưu tập được soạn thành. Sở dĩ có ưa chuộng như vậy là vì người ta muốn đem thể văn truyền miệng, nặc danh ấy, nó phản ảnh cuộc sống hằng ngày của dân tộc Việt Nam, và nhứt là của lớp dân đen, để đối chọi với thể văn bác học viết bằng chữ Hán, và cũng để đối chọi cả với truyện viết bằng thơ Nôm. Thật vậy, văn bác học và truyện bằng thơ đã chịu ảnh hưởng văn phẩm Trung Hoa sâu xa và không biểu thị được tinh hoa của nếp sống và của tư tưởng dân tộc Việt Nam. […] Sở dĩ những văn phẩm bình dân được có giá trị cũng như văn phẩm cổ điển hay văn phẩm phổ quát, là vì văn phẩm diễn đạt những tình cảm con người có thể thừa nhận được ở khắp các thời đại và ở khắp nơi nơi. Trong mọi xã hội, dưới mọi chế độ, dốt nát, tàn bạo, tham nhũng, kiêu căng, gian quyệ vốn bị tinh thần bình dân nhạo báng hay công kích, bởi chánh vì bình dân bị đàn áp dưới những tai ách ấy, những thật thể sống động ấy. Cho nên bình dân xét mình lại, tạo lấy một cách nói trong đó người ác bị nhục mạ – họ nhạo báng tất cả những ai không đáng kính nhường. […] Tuy nhiên, mặc dầu đề tài khảo luận khó khăn, ông T. P. đã biết kết cấu một thiên trình giải minh bạch và tổng quát về Dân ca Việt Nam, ông có cống hiến thêm vài yếu tố mới (ca dao miền Nam, ca dao mới đặt). Yếu tố mới ấy không có mặt trong những thiên trình giải trước đây của Hoa Bằng, của Thanh Lãng, của Phạm Quỳ Quyển sách của ông vốn hữu ích cho việc nghiên cứu văn chương bình dân của Việt Nam. – Nhà nghiên cứu Maurice Durand CHƠI CHỮ “Nghề chơi cũng lắm công phu”, huống hồ chơi… chữ! Chơi chữ, đối với nhà Nho, cần phải có những yếu tố mà nhiều người không gom được đủ: Có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài. Học có hàm súc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất một cách nhanh chóng, hồ như là tự nhiên. Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi: thơ, phú, câu đối, “tập Kiều”, ứng dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ và nguồn cảm hứng của nhà văn. Những lúc tửu hậu trà dư, những khi đối cảnh sinh tình, nhà Nho gặp những tình tiết đáng cười đáng bỉ, thường thốt ra lời văn, ngụ ý mình và răn đời. Văn tuy gọi là chơi, song lắm khi có bao hàm sâu sắc, và bao giờ cũng đặt công dụng vào hai chữ cảnh tỉnh. Thú chơi chữ, ngày nay không mấy ai ham chuộng nữa. Ta tiêu khiển bằng chớp bóng, bằng cải lương, nếu không bằng bài bạc, bằng du lãm, là những lối tiêu khiển dản dị hơn và cũng dễ thưởng thức hơn. Đành rằng năng khiếu trào lộng của dân tộc là một thiên tư không bao giờ mất được: Nếu nó không diễn xuất bằng cách này, ắt nhiên nó cũng sẽ diễn xuất bằng cách khác. Nhưng dù sao, lối chơi chữ cũng đã như lỗi thời rồi. Vì thế chúng tôi tưởng chép lại vài câu văn cũ, gọi là nhắc lại lối tiêu khiển của người xưa, âu cũng là một cách giữ lại trên giấy mực một cái gì sắp mất, một cái gì không có cơ tồn tại, một cái gì khi mất đi sẽ không trở lại được nữa, dưới cái sắc thái cũ kỹ, chất phác, mà không thiếu thú vị, của nó. *** Người xưa – nói người xưa nghe như xa xôi lắm rồi, mặc dầu đây chúng tôi chỉ chép được những câu văn từ đầu thế kỷ trở lại; song khoảng ba bốn mươi năm thời tiền chiến là giai đoạn cuối cùng của Hán học có thể tiêu biểu cho cả ngàn năm theo chữ Hán, mà lối chơi chữ là một diệu thú, bởi vậy nói người xưa tuy nghe như xa nhưng thực cũng là gần – người xưa dường như để cả thời giờ và tâm trí vào việc văn chương, nên dù trong lúc tiêu nhàn khiển muộn, cũng lại quay vào văn chương. Hoặc làm câu đối dán cửa để tỏ chí mình thường hoài bão, hoặc họp bạn uống trà ngâm thơ, hoặc làm câu hát cho ả đào phả vào đàn phách… Cũng nhờ có những cuộc tiêu khiển ấy mà kho văn chương các cụ để lại mới dần dần thành phong phú dồi dào. Thường thì cuộc hội hữu trở nên hào hứng, là khi có thời sự giúp đề tài, khiến cho cái khiếu trào lộng bị kích thích, rồi trong những chuỗi cười dòn dã, có khi nảy ra một đôi phút xuất thần mà thành “nhả ngọc phun châu”. Loại thời sự hay được làm đầu đề cho cuộc chơi chữ, là những dịp khánh điếu. Ăn khao hay đưa đám, là những dịp cho nhà Nho lên tiếng phẩm bình.