Sách Combo 3 quyển: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Làm Điều Quan Trọng + Đạo – Con Đường Không Lối (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Linnea Dunne, John Doerr, Osho.
👉 Link Sách: https://bit.ly/2NrpglK
1. Review sách Combo 3 quyển: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Làm Điều Quan Trọng + Đạo – Con Đường Không Lối (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)
Sách ebook review Combo 3 quyển: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Làm Điều Quan Trọng + Đạo – Con Đường Không Lối (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Linnea Dunne, John Doerr, Osho trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách nghệ thuật sống đẹp có giá chỉ: 306.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 3 quyển: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Làm Điều Quan Trọng + Đạo – Con Đường Không Lối (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)
Sách Combo 3 quyển: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Làm Điều Quan Trọng + Đạo – Con Đường Không Lối (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi) Tác giả: Linnea Dunne, John Doerr, Osho, Công ty phát hành First News – Trí Việt Loại bìa Bìa mềm SKU 3643487051003.
3. Mô tả sách Combo 3 quyển: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Làm Điều Quan Trọng + Đạo – Con Đường Không Lối (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)
Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển “Không quá ít, không quá nhiều, chỉ vừa đủ” là cốt lõi của phong cách sống Lagom, nhưng biết như thế nào là đủ thì còn phụ thuộc vào giới hạn của mỗi người. Người Thụy Điển dùng Lagom như kim chỉ nam cho cả dân tộc, hình thành nên phong cách sống, ứng xử giao tiếp và thậm chí cả ẩm thực của riêng mình. Là một phần lãnh thổ của Bắc Âu, xứ sở nổi tiếng với phong cách sống tối giản, Thụy Điển tự xây dựng cho mình một phong cách sống hoàn toàn khác, mang tên Lagom. Với tài sản văn hóa riêng này, người dân Thụy Điển luôn biết vừa lòng với những gì mình đang có và gần như không bao giờ so sánh với cuộc sống của người khác. “Lagom” là một tính từ dùng để chỉ sự vừa phải, không quá nhiều mà cũng chẳng quá ít. Thật khó để có thể chuyển tải hết ý nghĩa của từ lagom sang bất kỳ thứ tiếng nào khác. Người Thụy Điển dùng Lagom như “kim chỉ nam” chung cho cả dân tộc, hình thành nên phong cách sống, ứng xử, giao tiếp, và thậm chí cả ẩm thực của riêng mình. Lagom là vừa đủ, là thích hợp, là cân bằng nhưng không nhất thiết phải là hoàn hảo nhất. Như một giai thoại từ thế kỷ trước, nhiều người tin rằng từ này bắt nguồn từ thuật ngữ “laget om” của người Viking – nghĩa là “chuyền quanh trong nhóm” xuất phát từ thói quen những người Viking. Vào thời đó, khi tất cả cùng ngồi quanh chiếc bàn và chuyền tay nhau những chiếc sừng đựng đầy rượu, mỗi người nhấp một ngụm vừa phải, làm sao để những người sau đó cũng có đủ rượu để thưởng thức. Làm Điều Quan Trọng Lời giới thiệu được viết bởi nhà đồng sáng lập Google, Larry Page, cho quyển sách “Làm điều quan trọng” của John Doerr. John Doerr là một kỹ sư, một chuyên gia đầu tư mạo hiểm có tiếng và là chủ tịch của Kleiner Perkins. Ông từng là nhà đầu tư và thành viên của hội đồng quản trị Google và Amazon, góp phần tạo ra hơn nửa triệu việc làm và đưa hai công ty này lên vị trí giá trị thứ hai và thứ ba toàn cầu (tính đến năm 2017). Ngoài ra, John còn thuộc hội đồng quản trị của quỹ Obama và ONE.org. “Làm điều quan trọng” giống như một quyển nhật ký ghi chép lại kinh nghiệm về những trường hợp điển hình đã thành công nhờ phương pháp OKRs. Với mục đích có thêm ngày càng nhiều các công ty khởi nghiệp, hay những công ty lâu năm cũng sẽ nhận ra những lợi ích và bắt đầu áp dụng OKRs vào mô hình vận hành. OKRs là viết tắt của Mục tiêu và Kết quả then chốt, do Andy Grove – cựu CEO Intel – đặt nền tảng. Kết quả then chốt sẽ đánh dấu và giám sát cách chúng ta đi đến những mục tiêu đó như thế nào? KRs hữu hiệu phải thể hiện được một cách rõ ràng và có khống chế thời gian, phải có tính công kích nhưng vẫn đảm bảo tính hiện thực. Mục tiêu là những gì chúng ta muốn đạt được, không hơn không kém. Nó phải có ý nghĩa, rõ ràng, theo hướng khả thi và lý tưởng nhất là tạo cảm giác muốn đạt được. OKRs được truyền bá rộng rãi hơn khi John Doerr đến gặp và tiếp xúc với từng nhà sáng lập ở giai đoạn bước đầu thành lập doanh nghiệp của họ. Với những kinh nghiệm làm việc tại Intel cùng Andy Grove, John đã đi khắp nơi để trình bày lý thuyết về mục tiêu và kết quả then chốt để từ đó truyền cảm hứng và giúp đỡ được rất nhiều công ty khởi nghiệp tạo nên những đột phá, làm dịch chuyển cả thế giới. Quyển sách là tập hợp các câu chuyện có thật được chính những nhà sáng lập của Google, Nuna, MyFitnessPal, Remind, Gates Foundation, Ford, Wells Fargo,… kể lại. Có người thành công và cũng không thiếu người thất bại. Nhưng điểm chung là chúng đều để lại những bài học kinh nghiệm cho các nhà lãnh đạo khi muốn áp dụng OKRs. Qua từng trang sách, người đọc sẽ hiểu một cách đúng đắn để thiết lập OKRs sao cho phù hợp với doanh nghiệp cũng như với bản thân mình, những gì cần nắm rõ trước khi ấn định OKRs và lời khuyên về việc điều chỉnh OKRs để thích ứng với từng biến động bên ngoài. OKRs giờ đây đã dần phổ biến và con số các doanh nghiệp thành công nhờ OKRs cũng liên tục tăng. Điều này chứng minh OKRs đang ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp các nhà lãnh đạo tạo ra những đột phá trong thị trường. Đồng thời biến “Làm điều quan trọng” trở thành kim chỉ nam trong giới kinh doanh. Đạo – Con Đường Không Lối Đạo – Con Đường Không Lối được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về 5 câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn Liệt tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật Đạo gia sống vào thế kỉ 4 TCN). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ – sự tự nhiên nhi nhiên. Cuốn sách gồm 5 chương, cùng 1 phần Hỏi – đáp. Trong phần hỏi – đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày. Chương Một – Ai mới là người hạnh phúc? lý giải làm sao mà nỗi khổ sở lại được khởi phát từ sự tồn tại của cái tôi, của bản ngã. Chương Hai – Người biết cách tự an ủi chỉ ra một sự thâm sâu hơn trong cách nhìn nhận những niềm hân hoan luôn lồ lộ ra bên ngoài của con người. Chương Ba – Không hối tiếc lại nói về sự khác biệt giữa trí tuệ có được từ sự gom góp từ bên ngoài, đối sánh với cái biết khởi sinh từ bên trong. Chương Bốn – Sống thì không có nghỉ ngơi là một cuộc đối thoại giữa học trò với thầy mình, qua đó sẽ hiển lộ cho chúng ta thấy những giới hạn của mọi ngành triết học lẫn hệ quả bấp bênh khi người ta sống chỉ vì mong cầu một kết quả trong tương lai. Chương Năm – Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng luận bàn về hai con đường đến được với thượng đế tối cao. Đó là con đường khẳng định của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo; và con đường phủ định (hay con đường huyền môn) của Phật và Lão Tử.