Sách Combo 3 Cuốn Sách: Trở Về Từ Cõi Sáng + Minh Triết Trong Đời Sống + Dấu Chân Trên Cát (Tái Bản) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nguyên Phong.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3s8wcDn
1. Review sách Combo 3 Cuốn Sách: Trở Về Từ Cõi Sáng + Minh Triết Trong Đời Sống + Dấu Chân Trên Cát (Tái Bản)
Sách ebook review Combo 3 Cuốn Sách: Trở Về Từ Cõi Sáng + Minh Triết Trong Đời Sống + Dấu Chân Trên Cát (Tái Bản) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nguyên Phong trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách tư duy – Kỹ năng sống có giá chỉ: 291.900 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 34 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 3 Cuốn Sách: Trở Về Từ Cõi Sáng + Minh Triết Trong Đời Sống + Dấu Chân Trên Cát (Tái Bản)
Sách Combo 3 Cuốn Sách: Trở Về Từ Cõi Sáng + Minh Triết Trong Đời Sống + Dấu Chân Trên Cát (Tái Bản) Tác giả: Nguyên Phong, Công ty phát hành First News – Trí Việt Ngày xuất bản 03-2020 Loại bìa Bìa mềm SKU 8743456845529 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.
3. Mô tả sách Combo 3 Cuốn Sách: Trở Về Từ Cõi Sáng + Minh Triết Trong Đời Sống + Dấu Chân Trên Cát (Tái Bản)
1/Trở Về Từ Cõi Sáng: viết về đời sống sau khi chết. Nếu khi còn sống chúng ta biết và hiểu về sự chết thì chết không có gì là đáng sợ nữa. Những chuyện có thật trong Trở Về Từ Cõi Sáng do nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật sẽ hé mở cánh cửa huyền bí tiết lộ vài điều bí mật về bên kia cửa tử. Trong thời gian gần đây, có rất nhiều sách viết về hiện tượng “người chết sống lại” kể chuyện thế giới bên kia (near death experiences) nhưng không cuốn nào gây sôi nổi bằng cuốn “Embraced By The Light” (tạm dịch: Trở về từ cõi sáng) của Betty Eadie. Xuất bản lần đầu năm 1992, nó đã trở nên một “best seller” với số bản kỷ lục và dẫn đầu những cuốn sách bán chạy nhất Hoa Kỳ. Bắt đầu từ tháng 2 năm 1994, nó trở nên cuốn sách bán chạy nhất thế giới với mười tám ấn bản bằng các thứ tiếng khác nhau. Trong ấn bản đầu tại Âu châu, nhiều độc giả đã phải mua giá chợ đen vì nhà xuất bản in không kịp. Tại Nhật Bản, những người không muốn chờ đợi, đã xếp hàng để mua trước cửa nhà in, không đợi sách giao đến tiệm nữ Tại sao cuốn sách này lại bán chạy như vậy? Theo các nhà bình luận thì không những nội dung cuốn này phong phú hơn nhiều cuốn sách tương tự mà tác giả, bà Betty Eadie, đã kinh nghiệm được sự chết và kể lại những diễn tiến ở cõi bên kia, mà bà ta gọi là cõi sáng, một cách chi tiết rõ ràng. Sau khi cuốn sách xuất bản, tác giả đã được mời đi diễn thuyết khắp nơi, đâu đâu bà cũng thu hút được một cử tọa đông đảo chưa từng thấy. Nhiều đài phát thanh và truyền hình trên thế giới đã có chương trình phỏng vấn tác giả và thảo luận về hiện tượng “người chết sống lại”. Đây là một đề tài đang được bàn cãi rất sôi nổi, người tin kẻ ngờ, và có người đã chất vấn tác giả từng chi tiết một nhưng bà Eadie đã giải đáp được hầu hết thắc mắc của mọi người nên số người hâm mộ bà ngày càng nhiều. 2/ Minh Triết Trong Đời Sống: Trong thập niên vừa qua, tôi đã diễn thuyết khắp nơi về nhiều đề tài khác nhau như “Con đường chuyển hóa”, “Định hướng cho tương lai”, “Hạnh phúc và đau khổ”, Thính giả của tôi gồm đủ mọi hạng người trong xã hội, giám đốc xí nghiệp, quản lý thương mại, giáo sư đại học, sinh viên, học sinh, quân nhân, công nhân, thợ thuyề Sau buổi nói chuyện thường có phần thảo luận, một số người đã đặt những câu hỏi tương tự như sau: – Cuộc đời của tôi là một chuỗi đau khổ, bà có cách nào giúp tôi không? – Tại sao những bất hạnh lại xảy ra cho tôi? Tôi đã làm gì nên tội? – Tại sao lúc nào tôi cũng cảm thấy bất an, lo sợ? – Làm cách nào để một người bình thường như tôi có thể thoải mái trong đời sống hiện tại? Tôi quan niệm rằng: “Tâm hồn con người hiện nay đã trở nên quá máy móc, thụ động, không thể tự chữa cho nó bằng các lý luận thông thường. Nó cần phải được nâng lên một bình diện khác cao hơn để mở rộng ra, nhìn mọi sự qua một nhãn quang mới. Chỉ có áp dụng cách đó việc chữa trị mới mang lại kết quả tốt đẹp được” 3/ Dấu Chân Trên Cát: “Dấu chân trên cát” là tác phẩm được dịch giả Nguyên Phong phóng tác kể về xã hội Ai Cập thế kỷ thứ XIV trước CN, qua lời kể của nhân vật chính – Sinuhe. Ngày nay, người ta biết đến triều đại các vua chúa Ai Cập thời cổ qua sách vở của người Hy Lạp. Sở dĩ các sử gia Hy Lạp biết được các chi tiết này vì họ đã học hỏi từ người Ai Cập bị đày biệt xứ tên là Sinuhe. Đây là một nhân vật lạ lùng, đã có công mang văn minh Ai Cập truyền vào Hy Lạp khi quốc gia này còn ở tình trạng kém mở mang so với Ai Cập lúc đó. Các sử gia ngày nay đã đưa ra nhiều giả thuyết về nhân vật Sinuhe này. Có người cho rằng ông là một lái buôn đến Hy Lạp lập nghiệp, nhưng làm sao lái buôn lại mở trường dạy học và để lại nhiều tài liệu quý giá như thế được? Từ ngàn xưa, chỉ riêng giai cấp vua chúa là giáo sĩ mới được hưởng quy chế giáo dục toàn vẹn như vậy mà thôi. Do đó, một số người cho rằng ông thuộc giai cấp giáo sĩ, nhưng việc một giáo sĩ Ai Cập đến mở trường dạy học tại Hy Lạp cũng là điều khó chấp nhận. Mặc dù khi đó văn minh Hy Lạp chưa tiến bộ như Ai Cập nhưng giáo xứ này phát triển rất mạnh, hiển nhiên các giáo sĩ Hy Lạp không thể chấp nhận cho một giáo sĩ ngoại quốc đến mở trường dạy học tại thánh địa Olympia của họ được. Nếu thế thì phải chăng Sinuhe thuộc giai cấp hoàng tộc? Điều này xét ra cũng không có lý vì một người thuộc giai cấp hoàng tộc không thể bị đày biệt xứ. Luật pháp Ai Cập chủ trương xử tử những kẻ trong hoàng tộc nếu họ vi phạm một tội trọng nào đó chứ không có lệ bị đày biệt xứ, vì các vua Pharaoh rất sợ những người trong bọn họ chiêu binh mãi mã làm phản. Việc một người Ai Cập, thân thế mơ hồ, bị đày biệt xứ, đến mở trường dạy học tại Athens, trung tâm văn hóa của Hy Lạp, vẫn là một bí mật đến nay các nhà khảo cổ chưa tìm ra được câu trả lời. Mặc dù là tiểu thuyết lịch sử về xã hội Ai Cập cổ đại, song nhiều vấn đề được nêu ra trong tác phẩm vẫn có ý nghĩa thời sự trong thế giới ngày nay. Đó là lý do khiến cho tác phẩm không chỉ giữ được sự cuốn hút đối với bạn đọc Việt Nam và rất nhiều nơi trên thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua. Bạn sẽ không thể rời mắt khỏi những dòng văn viết với ý tứ sâu sắc của một người con xa quê hương: “Người Ai Cập có thành ngữ: “Kẻ nào đã uống nước sông Nile thì không thể nào uống nước ở đâu được nữa”. Quả thế tuy sống tại Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được Ai Cập quê hương thân yêu của tôi. Dường như những miền nào xây dựng trên mặt cát, chỉ huy hoàng trong một thời gian rất ngắn rồi tàn lụi, nhưng mấy ai chịu để ý đến điều ấy. Cũng như những vết dấu chân trên cát chỉ tồn tại một thoáng giây rồi phai mờ, huyền thoại về một người Ai Cập qua Hy Lạp mở trường dạy học, đào tạo nhiều thế hệ học trò xuất sắc chỉ còn là một câu chuyện mơ hồ trong cuộc sống ồn ào, náo nhiệt ngày nay.