Sách Combo 3 cuốn sách: Đi Tìm Lẽ Sống + Học làm người – Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng + Người thành công tin tưởng vào điều gì pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .
👉 Link Sách: https://bit.ly/37DUsF2
1. Review sách Combo 3 cuốn sách: Đi Tìm Lẽ Sống + Học làm người – Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng + Người thành công tin tưởng vào điều gì
Sách ebook review Combo 3 cuốn sách: Đi Tìm Lẽ Sống + Học làm người – Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng + Người thành công tin tưởng vào điều gì file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách nghệ thuật sống đẹp có giá chỉ: 212.800 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 3 cuốn sách: Đi Tìm Lẽ Sống + Học làm người – Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng + Người thành công tin tưởng vào điều gì
Sách Combo 3 cuốn sách: Đi Tìm Lẽ Sống + Học làm người – Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng + Người thành công tin tưởng vào điều gì , Công ty phát hành FIRST NEWS SKU 1843678579008 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.
3. Mô tả sách Combo 3 cuốn sách: Đi Tìm Lẽ Sống + Học làm người – Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng + Người thành công tin tưởng vào điều gì
1. Đi Tìm Lẽ Sống Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế. Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa. Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”. 2. Học làm người – Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng Cuốn sách gồm 2 phần: Đặt vấn đề truyền bá tư tưởng, tuyên truyền. Truyền bá tư tưởng hay là tuyên truyền như thế nào? Mỗi phần tác giả lý giải vai trò, nguyên nhân tại sao và cách làm như thế nào để có thể truyền bá được cái mình muốn truyền đạt một cách hiệu quả. Cuốn sách này gửi đến bạn những nghiên cứu tâm lý cùng kỹ thuật tuyên truyền để giúp giải đáp các hỏi trên. Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người. Trích dẫn: – Trước hết xin bạn hãy là tín đồ của thần chân lý. Phải phục vụ chân lý thì cuộc đời mới thực có chân giá trị. Tuyên truyền dù tinh xảo đến đâu mà bạn phổ biến tà thuyết thì công lao của bạn rút cục là bia cho đời nguyền rủa. Nói chân lý là nói những lý ít ra không bị lung lay dưới sự kiểm soát của triết học và khoa học. Không có gì khốn đốn cho một đời người bằng hy sinh phục vụ trọn kiếp cho một tà thuyết. Cũng có gì đáng nguyền rủa bằng dùng tà thuyết mà mê hoặc hạng ngu dốt, xô đẩy thế hệ này qua thế hệ kia vào vòng mê hoặc. Đời này đã lỗ đời sau không có gì bảo đảm vốn lời. – Con đường của những danh nhân đi là con đường chân lý hay ít ra họ cho là chân lý. Các ý tưởng của họ được nối kết lại thành hệ thống mà người ta gọi là ý thức hệ. Con đường của họ chắc cũng là con đường bạn nhắm vì có thể bạn không nuôi cao vọng làm vĩ nhân nhưng bạn vẫn ước mong truyền bá những tư tưởng của mình. Ai trong chúng ta mà từ lúc trên ghế trung đại học không có lúc ngồi nghĩ khi ra trường sẽ hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị hay cứu nhân độ thế cách nào đó. Mộng đó là một trong muôn ngàn mộng đẹp của tuổi xuân. Còn nói cho khi ra trường mà ta gặp ngay một cơ hội nào đó để hoạt động. Nói hoạt động là nói truyền bá ý tưởng bằng ngôn từ, cử chỉ, hành vi. – Cuộc đời của bạn sẽ là một cuộc đời có thực giá nếu bạn theo một chính thuyết, phục vụ một chân giáo, trọn đời theo đuổi khoa học, phụng sự nhân loại. Vũ trụ và con người cho đến bây giờ còn là cái rừng u minh. Các chân lý chưa được khám phá bao nhiêu. Bạn hãy tiếp tay với các danh nhân tiền bối vào công việc khai trí, khai tâm nhân loại. Đời còn thiếu những thế hệ trẻ giàu nhiệt huyết phục vụ lý tưởng ấy. Khi nắm được chân lý, bạn đừng để chân lý khô khan. Nếu vàng người ta làm thành dây tay, kính, lắc để hấp dẫn sự trang sức thì chân lý cũng cần được chuyển thành những ý lực trong một hệ thống. 3. Người thành công tin tưởng vào điều gì Những người thành công tin tưởng vào điều gì? Như một “hiệp ước” về hạnh phúc, sáng tạo, vận may, ước mơ, sự kiên định… Thông qua các tác phẩm của mình, Marden muốn gửi tới bạn đọc thông điệp: Bạn không thể thành công khi còn nghi ngờ khả năng của bản thân hoặc luôn nghĩ rằng mình sẽ thất bại. Hãy suy nghĩ tích cực và luôn giữ vững niềm tin. Hãy để những suy nghĩ lạc quan và vui vẻ lấp đầy tâm trí, đó cũng chính là những hình ảnh minh chứng cho thành công của bạn. Chúng đánh tan bóng ma của nghi ngờ và sợ hãi, mang đến cho bạn sức mạnh vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu. Cho dù bạn có gia cảnh khốn khó, dù cuộc sống của bạn bị bủa vây thế nào thì cũng đừng để đói nghèo hay nghịch cảnh kìm giữ bạn. Hãy luôn khẳng định ưu thế của mình trong mọi hoàn cảnh. Hãy tin vào bản thân, hãy tâm niệm rằng bạn có thể kiểm soát những gì đang diễn ra xung quanh, từ đó, giữ vững tâm thế rằng bạn sẽ làm chủ tình huống và tìm ra phương án giải quyết cho tất cả các vấn đề. Đó chính là yếu tố then chốt mang lại sức mạnh, giúp bạn phát huy tối đa khả năng, thay đổi toàn bộ con người bạn và mang lại thành công như một điều tất yếu. Nó giúp bạn có thêm sức mạnh, xua tan nghi ngờ, sợ hãi, tự ti và thiếu quyết đoán. Sau khi gấp cuốn sách lại, bạn sẽ nhận ra một điều: sức mạnh giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn để đạt được thành công chẳng cần tìm kiếm đâu xa mà chính trong bản thân bạn!