Sách Combo 3 cuốn: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Thả Trôi Phiền Muộn + Đi Tìm Lẽ Sống (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Linnea Dunne, Suối Thông, Viktor Emil Frankl.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3kkwK5J
1. Review sách Combo 3 cuốn: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Thả Trôi Phiền Muộn + Đi Tìm Lẽ Sống (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)
Sách ebook review Combo 3 cuốn: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Thả Trôi Phiền Muộn + Đi Tìm Lẽ Sống (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Linnea Dunne, Suối Thông, Viktor Emil Frankl trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách nghệ thuật sống đẹp có giá chỉ: 253.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 3 cuốn: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Thả Trôi Phiền Muộn + Đi Tìm Lẽ Sống (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)
Sách Combo 3 cuốn: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Thả Trôi Phiền Muộn + Đi Tìm Lẽ Sống (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi) Tác giả: Linnea Dunne, Suối Thông, Viktor Emil Frankl, Công ty phát hành Nhiều công ty phát hành Loại bìa Bìa mềm SKU 5015595441751.
3. Mô tả sách Combo 3 cuốn: Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển + Thả Trôi Phiền Muộn + Đi Tìm Lẽ Sống (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)
Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển “Không quá ít, không quá nhiều, chỉ vừa đủ” là cốt lõi của phong cách sống Lagom, nhưng biết như thế nào là đủ thì còn phụ thuộc vào giới hạn của mỗi người. Người Thụy Điển dùng Lagom như kim chỉ nam cho cả dân tộc, hình thành nên phong cách sống, ứng xử giao tiếp và thậm chí cả ẩm thực của riêng mình. Là một phần lãnh thổ của Bắc Âu, xứ sở nổi tiếng với phong cách sống tối giản, Thụy Điển tự xây dựng cho mình một phong cách sống hoàn toàn khác, mang tên Lagom. Với tài sản văn hóa riêng này, người dân Thụy Điển luôn biết vừa lòng với những gì mình đang có và gần như không bao giờ so sánh với cuộc sống của người khác. “Lagom” là một tính từ dùng để chỉ sự vừa phải, không quá nhiều mà cũng chẳng quá ít. Thật khó để có thể chuyển tải hết ý nghĩa của từ lagom sang bất kỳ thứ tiếng nào khác. Người Thụy Điển dùng Lagom như “kim chỉ nam” chung cho cả dân tộc, hình thành nên phong cách sống, ứng xử, giao tiếp, và thậm chí cả ẩm thực của riêng mình. Lagom là vừa đủ, là thích hợp, là cân bằng nhưng không nhất thiết phải là hoàn hảo nhất. Như một giai thoại từ thế kỷ trước, nhiều người tin rằng từ này bắt nguồn từ thuật ngữ “laget om” của người Viking – nghĩa là “chuyền quanh trong nhóm” xuất phát từ thói quen những người Viking. Vào thời đó, khi tất cả cùng ngồi quanh chiếc bàn và chuyền tay nhau những chiếc sừng đựng đầy rượu, mỗi người nhấp một ngụm vừa phải, làm sao để những người sau đó cũng có đủ rượu để thưởng thức. Thả Trôi Phiền Muộn Dù đục dù trong con sông vẫn chảy Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh Dù người phàm tục hay kẻ tu hành Đều phải sống từ những điều rất nhỏ Chúng ta đến thế giới này, tựu trung chỉ có hai việc lớn: sanh và tử. Một việc đã hoàn thành, chỉ còn lại một thôi, nên không cần phải gấp! Bởi vì đời người cũng chỉ gói gọn trong ba ngày: Ngày hôm qua như nước chảy mây bay, qua rồi không thể trở lại; ngày hôm nay dù đang ở đây nhưng cũng từng bước lùi vào quá khứ; và ngày mai sẽ đến nhưng rồi cũng sẽ qua đi. Và chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt sẽ khó tránh khỏi những lúc sức cùng lực kiệt. Một trái tim nhỏ bé yếu đuối, sẽ có khi cảm thấy thương tổn đau lòng. Cuộc sống cũng giống như bầu trời, không thể lúc nào cũng trong lành để bạn vui thích, mà đôi khi sẽ u ám khiến bạn phiền muộn. Cuộc sống cũng không thể tặng mãi cho bạn những điều may mắn và hạnh phúc, có lúc nó sẽ bắt bạn nếm đủ những cay đắng-ngọt-bùi. Vì thế hãy mở lòng mình ra, tập nếp sống thứ tha, bước qua những người và những việc khiến bản thân phiền muộn, bạn sẽ thấy mình đang đứng ở trên cao và nhìn ra xa tận cuối chân trời. Cuốn sách này gồm phần lớn các bài tự dịch mà tác giả đã tổng hợp được trong những năm qua, đồng thời cũng là nơi tác giả trải lòng mình để mang đến những câu chữ đầy tính nhân văn về duyên phận cuộc đời và sự hạnh phúc của nhân sinh. Với “Thả trôi phiền muộn”, những câu chuyện đã được kể, muộn phiền theo đó cũng bay đi, biết yêu thương thân tâm mới sống được trọn vẹn. Đi Tìm Lẽ Sống Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế. Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa. Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.