Combo 2 cuốn sách: SiSu – Vượt Qua Tất Cả + Nghệ Thuật Yêu

Sách Combo 2 cuốn sách: SiSu – Vượt Qua Tất Cả + Nghệ Thuật Yêu pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .

👉 Link Sách: https://bit.ly/2ZQw52t

1. Review sách Combo 2 cuốn sách: SiSu – Vượt Qua Tất Cả + Nghệ Thuật Yêu

Sách ebook review Combo 2 cuốn sách: SiSu – Vượt Qua Tất Cả + Nghệ Thuật Yêu file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách nghệ thuật sống đẹp có giá chỉ: 157.600 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combo 2 cuốn sách: SiSu – Vượt Qua Tất Cả + Nghệ Thuật Yêu

Sách Combo 2 cuốn sách: SiSu – Vượt Qua Tất Cả + Nghệ Thuật Yêu , Công ty phát hành FIRST NEWS SKU 2984991334543 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.

3. Mô tả sách Combo 2 cuốn sách: SiSu – Vượt Qua Tất Cả + Nghệ Thuật Yêu

1. SiSu – Vượt Qua Tất Cả Sisu là một từ khó diễn giải trong tiếng Phần Lan và không có từ tiếng Anh tương đương. Thuật ngữ này là sự pha trộn của lòng can đảm, sự dẻo dai, tinh thần bền bỉ và tính kiên trì – những phẩm chất giúp định hình nghệ thuật sống “vượt qua tất cả” của con người và đất nước Phần Lan. Tinh thần sisu không chỉ tồn tại trong trái tim mỗi người dân của xứ sở này, mà còn được thể hiện trong cuộc sống thường nhật nơi đây. Là một quốc gia nhỏ bé ở vùng Bắc Âu, nổi tiếng với thời tiết và môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng Phần Lan chưa bao giờ rời khỏi nhóm những quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Đối với người dân Phần Lan, “dành thời gian hòa mình với thiên nhiên” là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên hạnh phúc, bên cạnh sự độc lập, bình yên, trật tự, hữu dụng và sự công bằng. Và tất cả những yếu tố này đều có thể được gói gọn trong một bí quyết mang tên sisu – tinh thần vượt qua tất cả. Thật khó định nghĩa chính xác sisu là gì. Không có một từ tiếng Anh nào có ý nghĩa tương đương với sisu, và ngay cả trong tiếng Phần Lan thì sisu cũng đại diện cho một tổ hợp nhiều đặc điểm khác nhau, bao gồm quyết tâm sắt đá, nghị lực, lòng can đảm, sự dũng cảm, ý chí bền bỉ, sự ngoan cường và kiên trì. Tinh thần sisu sẽ thức tỉnh khi những khó khăn và nghịch cảnh khiến bạn muốn bỏ cuộc, khi mà chỉ có dũng khí mới có thể giúp bạn tiếp tục tiến lên. Nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn nói rằng mình có tinh thần sisu nhưng không thể hiện được tinh thần đó. Sisu là lối tư duy hướng đến hành động, chứ không phải chỉ là tỏ ra can đảm. Trong một xã hội mà con người phải đối mặt với vô vàn thử thách để sinh tồn và phát triển thì sisu là thiết yếu. Sisu không phải là nguồn sức mạnh giúp ta chạy một mạch lên đỉnh núi, mà sisu là nguồn lực xuất hiện khi nguồn năng lượng mà ta nhận thức được đang dần cạn kiệt, khi nghịch cảnh kéo đến và ta dường như không còn lối thoát. Chính vào lúc đó, sisu sẽ trỗi dậy để giúp ta không ngừng đặt từng bước chân lên con đường phía trước. Khác với những chiến công hoặc hành động xuất phát từ sự liều lĩnh hay chủ nghĩa anh hùng cực đoan, những chiến tích của tinh thần sisu luôn diễn ra trong thầm lặng. Tinh thần sisu thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống Phần Lan, từ việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đương đầu với những khó khăn thử thách, mạnh mẽ thừa nhận những điểm yếu của bản thân, dành thời gian để im lặng suy nghĩ, nói những lời trung thực và thẳng thắn chứ không hoa mỹ, tôn thờ sự bình đẳng và công bằng, cho đến những chuyến đi bộ đường dài trong rừng, tận hưởng mùa hè trong những ngôi nhà gỗ nhỏ bé ở vùng hẻo lánh thốn thiếu tiện nghi và đi tắm hồ vào giữa mùa đông lạnh giá Tất cả những điều đó đã tạo nên một phong cách sống bình dị mà kiên cường, hòa mình với thiên nhiên nhưng cũng vô cùng hiện đại. Mang tập sách Vượt qua tất cả – Nghệ thuật sống của người Phần Lan đến với bạn đọc Việt Nam, chúng tôi mong rằng tất cả chúng ta sẽ đón nhận Sisu và vững vàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Để rồi từ đó bạn sẽ tìm được những bài học và lời khuyên để bắt đầu tận hưởng cuộc sống này, để tìm thấy hạnh phúc và niềm vui trong ngay cả những thời khắc khó khăn nhất. Bởi lẽ sisu là một đặc điểm mang tính phổ quát. Có thể người Phần Lan đã gọi tên nó, định nghĩa nó, nhưng tinh thần sisu – tinh thần vượt qua tất cả – không hề giới hạn ở đất nước hay con người Phần Lan, mà bất kỳ ai trên thế giới này cũng có thể nắm bắt và vận dụng sisu. Sisu luôn hiện diện trong bạn, và có lẽ bạn cũng từng vận dụng sisu rồi đấy. 2. Nghệ Thuật Yêu Nghệ Thuật Yêu (tên tiếng anh là The Art of Loving) được nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đây có lẽ là tác phẩm nổi tiếng hơn cả của Erich Fromm, được tái bản nhiều nhất bằng nhiều thứ tiếng. Ở thời điểm đó khi Erich Fromm cho ra mắt cuốn sách này, ông đã trở thành học giả đầu tiên nghiên cứu về “tình yêu” và “năng lực yêu” như một đề tài nghiêm túc để nêu ra trước công luận. Đáng nói hơn là, hiếm khi những cuốn sách đó sống lâu hơn tác giả của chúng. Nhưng ở trường hợp này, hơn 25 năm sau khi ông mất, cuốn sách đã được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Ngày nay, với rất nhiều độc giả, đặc biệt là những độc giả trẻ, quyển sách này đã trở thành một phát hiện. Những độc giả đã có nó trên giá sách thì thường xuyên đọc lại. Tác phẩm hấp dẫn không hẳn là vì nhan đề mà còn vì cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương. Fromm viết về một chủ đề mà ta đã quá quen thuộc: Tình yêu. Tuy nhiên, như chính Fromm bộc bạch: «Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào.» Fromm nhận định «Yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy». «Quá trình học hỏi một nghệ thuật có thể được chia thành hai phần: một là tinh thông lý thuyết; hai là tinh thông thực hành […] Nhưng, ngoài học kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành, còn có một yếu tố cần thiết thứ ba để trở thành người tinh thông – đó là phải coi việc tinh thông nghệ thuật là mối quan tâm tối hậu…» Từ đây, cuốn sách của Fromm đã đi vào phân tích cặn kẽ lý thuyết về tình yêu, lý giải tình yêu như lời giải đáp cho sự tồn tại người và nhu cầu sâu xa nhất của con người là vượt qua sự chia cách, để rời khỏi ngục tù cô độc của mình, để có được “sự hòa giải bằng tình yêu” ; Fromm phân tích những hình thái khác nhau của tình yêu dựa trên đối tượng của tình yêu, như tình yêu đồng loại, tình mẫu tử, lòng tự yêu bản thân, tình yêu Thượng đế và tình yêu nhục cảm; cũng như phân tích «hình thái tình yêu giả tạo, mà trên thực tế, phần lớn chúng là những hình thức tan rã của tình yêu» trong xã hội chúng ta hiện nay. Cuối cùng, để thực sự làm chủ được nghệ thuật yêu, Fromm đi đến những bàn luận về các tiền đề của nghệ thuật yêu, các phương pháp tiếp cận, và thực hành những điều ấy: kỷ luật, sự tập trung, kiên nhẫn và hết lòng quan tâm đến nghệ thuật ấy. Fromm nói về tình yêu, nhưng không phải “thuyết giáo”. Fromm nói về tình yêu dựa trên chính bản chất của con người, với niềm tin rằng, dù đầy những khó khăn, « tình yêu không chỉ là một hiện tượng cá nhân hiếm có mà sẽ trở thành hiện tượng xã hội ». Một cuốn sách nhỏ của Fromm, nhưng đúng như Peter D. Kramer nhận xét, «nhờ cuốn sách mỏng Nghệ Thuật Yêu này, chúng ta đã có sự thay đổi sâu sắc về nhận thức, sự hy vọng lạc quan và niềm an ủi. […] Và đây chính là bằng chứng cho lập luận của ông: được chuyện trò với một con người như vậy tức là cảm thấy được thách thức, cảm thấy được nâng đỡ và cảm thấy được yêu.»