Sách Combo 2 Cuốn Sách Kinh Tế Hay : PDCA Chuyên Nghiệp (Tái Bản 2019) + Quản Lý 80/20 (Tặng kèm Bookmark Happy Life / Cuốn Sách Dành Cho Những Nhà Quản Lý) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nhiều Tác Giả.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3udTdFY
1. Review sách Combo 2 Cuốn Sách Kinh Tế Hay : PDCA Chuyên Nghiệp (Tái Bản 2019) + Quản Lý 80/20 (Tặng kèm Bookmark Happy Life / Cuốn Sách Dành Cho Những Nhà Quản Lý)
Sách ebook review Combo 2 Cuốn Sách Kinh Tế Hay : PDCA Chuyên Nghiệp (Tái Bản 2019) + Quản Lý 80/20 (Tặng kèm Bookmark Happy Life / Cuốn Sách Dành Cho Những Nhà Quản Lý) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nhiều Tác Giả trong danh mục: Sách kinh tế / Sách quản trị, lãnh đạo có giá chỉ: 155.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 2 Cuốn Sách Kinh Tế Hay : PDCA Chuyên Nghiệp (Tái Bản 2019) + Quản Lý 80/20 (Tặng kèm Bookmark Happy Life / Cuốn Sách Dành Cho Những Nhà Quản Lý)
Sách Combo 2 Cuốn Sách Kinh Tế Hay : PDCA Chuyên Nghiệp (Tái Bản 2019) + Quản Lý 80/20 (Tặng kèm Bookmark Happy Life / Cuốn Sách Dành Cho Những Nhà Quản Lý) Tác giả: Nhiều Tác Giả, Công ty phát hành Thái Hà Loại bìa Bìa mềm SKU 4382948639204.
3. Mô tả sách Combo 2 Cuốn Sách Kinh Tế Hay : PDCA Chuyên Nghiệp (Tái Bản 2019) + Quản Lý 80/20 (Tặng kèm Bookmark Happy Life / Cuốn Sách Dành Cho Những Nhà Quản Lý)
Combo 2 Cuốn Sách Kinh Tế Hay : PDCA Chuyên Nghiệp (Tái Bản 2019) + Quản Lý 80/20 (Tặng kèm Bookmark Happy Life /Cuốn Sách Dành Cho Các Nhà Quản Lý) PDCA Chuyên Nghiệp PDCA là các chữ cái đầu tiên của một chuỗi hoạt động cần thiết để vận hành doanh nghiệp, đó là “Plan ‒ Lên kế hoạch, Do – Thực hiện, Check – Kiểm chứng kết quả, Action – Sửa chữa, cải thiện cách làm, lối tư duy để tiến bộ hơn”. Việc tiến hành quy trình này một cách liên tục được gọi là “lặp lại Chu trình PDCA”. Câu đầu tiên trong buổi toạn đàm với công chúng năm 2002 của Hiroshi Okuda ‒ nguyên Chủ tịch Tập đoàn Toyota là: “Tôi có thể làm ở bất cứ công ty nào bởi tôi luôn lặp lại Chu trình PDCA.” Mặc dù đây là chu trình quen thuộc, gần gũi, có vẻ ai cũng biết và là cách tư duy căn bản nhất trong kinh doanh, nhưng hầu như không thực sự được áp dụng. Thực tế từ việc quan sát các doanh nghiệp trên toàn thế giới cho thấy, ngoại trừ nhóm các doanh nghiệp hàng đầu luôn phát triển một cách vững chắc trong sự biến đổi không ngừng của thị trường, các doanh nghiệp khác không thể tiến hành “lặp lại Chu trình PDCA” trong tổ chức của mình. Dù có kêu gọi “lặp lại Chu trình PDCA”, nhưng họ lại không đưa ra chỉ thị, chỉ đạo chính xác, kết quả là không tạo thành những hành động căn bản nhất. Chu trình PDCA còn được gọi là chu trình quản trị (Management Circle). Đúng như câu nói của nguyên Chủ tịch Hiroshi Okuda, hiểu đúng ý nghĩa của PDCA và có thể lặp lại chu trình này một cách chính xác và triệt để trong doanh nghiệp nghĩa là có thể kinh doanh ở bất cứ công ty nào. Đây là năng lực bắt buộc cần thiết đối với những nhà kinh doanh chuyên nghiệp cũng như những người đang hướng đến mục tiêu kinh doanh chuyên nghiệp. Lặp lại Chu trình PDCA là kỹ thuật mà mỗi cá nhân cần nắm được để nâng cao năng lực bản thân. Kỹ thuật lặp lại chu trình ở các mức độ và phạm vi (khoảng thời gian cho một vòng quay hay phạm vi của tổ chức) của lãnh đạo sẽ tạo nên sự khác biệt trong năng lực thực hiện của doanh nghiệp. Cuốn sách PDCA chuyên nghiệp này nhắm vào điểm cốt lõi trong NĂNG LỰC THỰC HIỆN của doanh nghiệp cũng như cá nhân với những nội dung sau: “Bản chất PDCA là gì?” “PDCA cần có quan hệ như thế nào với chiến lược doanh nghiệp?” “Vận dụng nhuần nhuyễn PDCA như thế nào?” “Doanh nghiệp sẽ ra sao nếu không lặp lại Chu trình PDCA?” “Các bước để cá nhân, người quản lý cũng như tổ chức có được khả năng lặp lại Chu trình PDCA? PDCA chuyên nghiệp viết về ý nghĩa bản chất của PDCA và tập hợp phương pháp luận thực tiễn được đúc rút từ trải nghiệm của tác giả Masato Inada ở Toyota, kinh nghiệm khi xem xét thực trạng của nhiều doanh nghiệp khi làm ở McKinsey, và thực tế thực thi chỉ thị lập chiến lược và xúc tiến cải cách doanh nghiệp giúp hoàn thiện hơn Chu trình PDCA. TRÍCH ĐOẠN TỪ SÁCH: PDCA giúp nâng cao NĂNG LỰC THỰC HIỆN của cả tổ chức chứ không riêng gì cá nhân Người làm được việc, người có năng lực lập kế hoạch và năng lực thực hiện là người tích lũy được kinh nghiệm đúng đắn, tạo dựng sức mạnh bản thân bằng cách lặp lại cần mẫn những hành động căn bản trong Chu trình PDCA, đó là “suy nghĩ kỹ rồi lập kế hoạch (Plan), thực hiện một cách chắc chắn (Do), kiểm chứng kết quả (Check), chỉnh đốn lại cách làm, cách tư duy của bản thân để tiến bộ hơn (Action)”. XUẤT PHÁT TỪ CÁCH TIẾP CẬN CỦA KỸ THUẬT Ban đầu, PDCA dựa trên ý tưởng của chu trình Shewhart mà Tiến sĩ người Mỹ Walter A. Shewhart, người đi tiên phong trong việc cải tiến chất lượng, cải tiến lỗi trong giai đoạn sản xuất, đề xướng. Ý tưởng đó được Tiến sĩ Edwards Deming, người thực hiện nghiên cứu quản lý chất lượng bằng thống kê cùng với Tiến sĩ Shewhart mang về Nhật Bản, nên ở Nhật, người ta lấy tên là Chu trình Deming. Trong hoạt động quản lý chất lượng toàn công ty (kinh doanh) được gọi là TQC (Total Quality Control) mà nhiều ngành sản xuất ở Nhật Bản đã thực hiện để đạt được Giải thưởng Deming vào những năm 1980, Chu trình PDCA này được thể hiện bằng hình thức dễ sử dụng hơn nhằm xúc tiến cải tiến, cải cách kinh doanh trên thực tế. Chu trình PDCA PLAN “Suy nghĩ kỹ rồi lập kế hoạch” Plan – Kế hoạch đúng thì C sẽ hiệu quả. Lặp lại Chu trình PDCA không phải là siết chặt mục tiêu mà là đòi hỏi P mang tính thử thách đã được suy nghĩ kỹ và phải chỉ đạo việc lập kế hoạch. DO “Thực hiện với độ chính xác cao” Nếu không làm hết sức với độ chính xác cao sẽ không thể thực hiện C. Nếu không liên kết với hiện trường và có quan hệtin tưởng thì sẽ mất độ chính xác khi thực hiện. CHECK “Kiểm chứng kết quả” Xác nhận rõ xem với mỗi P có gì sai lệch không để biết được nguyên nhân và kết quả của việc thành công hay thất bại. Thất bại không phải là điều đáng trách. Tuy nhiên, C chỉ kết thúc khi có được lời giải thích hợp lý thu được bài học và biết hướng sửa đổi. ACTION “Xem lại cách làm, phương pháp luận để tiến bộ hơn” Xem lại tài liệu phát biểu, cách báo cáo. Đặc biệt nếu mới áp dụng PDCA cần xem lại cẩn thận cách làm. Xem lại cách tiến hành nghiệp vụ, dũng cảm thử thách với kỹ thuật mới Vốn dĩ PDCA được sinh ra từ cách tiếp cận của kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nhưng phương pháp luận để lặp lại chính xác Chu trình PDCA không chỉ giúp cá nhân mà cả tổ chức bồi đắp được kinh nghiệm đúng đắn và nâng cao năng lực thực hiện. Có khả năng lặp lại Chu trình PDCA trong tổ chức là tích lũy được thực lực để bước vào con đường đưa doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp ưu tú và phát triển bền vững với tư cách nhà quản lý, nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Suy nghĩ này cũng giống như câu nói “cầu xin sự khổ hạnh đến với chúng tôi” của dũng sĩ Shikanosuke Yamanaka với ý nghĩa mong muốn con người được tôi luyện trong khó khăn. LẶP LẠI CHU TRÌNH PDCA MANG LẠI ĐIỀU GÌ? Nếu suy nghĩ theo khía cạnh “học hỏi” và “tiến bộ”, có thể tóm tắt “lặp lại Chu trình PDCA” với những điểm dưới đây: • Tiến hành kiểm chứng kết quả (Check) và làm rõ điểm “rút kinh nghiệm” cần phải phản ánh vào kế hoạch (Plan) lần sau. • Xem lại kế hoạch (Plan) và cách làm để cải thiện tiến bộ hơn (Action). Điểm khác biệt với Plan – Do – See trước đây Chu trình PDCA nếu được sử dụng ở mức độ để kêu gọi sẽ giống với chu trình Plan – Do – See nghĩa là “Giả thuyết và Kiểm chứng”. Bản thân Plan – Do – See là “Lên kế hoạch (Plan), Thực hiện (Do) và Kiểm chứng kết quả (See)” nên nếu tiếp tục thực hiện với độ chính xác cao hơn thì việc lặp lại Chu trình Plan – Do – See cũng sẽ giúp nâng cao cấp độ lên Kế hoạch (Plan). Chữ C trong PDCA có ý nghĩa giống với See trong Plan – Do – See là kiểm chứng kết quả. Ở Mỹ còn có cách diễn đạt chuyển C (Check) trong PDCA thành S (Study) nên cũng có trường hợp PDCA được gọi là PDSA. Tiếp sau bước Tực hiện (Do) đừng chỉ dừng lại ở việc xem “kết quả có tốt hay không”, nếu có thể thực hiện chính xác Kiểm chứng (Check) hay Xem xét (See), chúng ta sẽ biết rõ nguyên nhân kết quả của sự thành công hay thất bại để hiểu hơn nghiệp vụ và tang dần độ chính xác của Kế hoạch (Plan). Về mặt khái niệm, ba yếu tố đầu tiên, PDC, trong PDCA giống với Plan – Do – See. Tuy nhiên, ở Nhật, PDCA được đề xướng cùng với sự phổ biến tư TQC (Total Quality Control) trong những năm 1980, thông qua thực tiễn thực hiện, phương pháp PDCA đã phát triển hơn nữa nên được gọt giũa thành phương pháp luận cụ thể hơn cả Plan – Do – See. Đặc biệt chữ P trong PDCA bắt đầu từ “nắm bắt hiện trạng” nên việc kiểm chứng kết quả C cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, so với Plan – Do – See, trong PDCA có thêm yếu tố A (Action). Chữ A này có ý nghĩa là làm cho phương pháp luận, cách làm, cách tư duy “tiến bộ” hơn nữa sau mỗi Chu trình PDCA (Hình 1-3). Với doanh nghiệp, đó là sự tiến bộ hơn trong cách tiến hành công việc, tức quy trình kinh doanh (business process), đối với cá nhân là mở rộng hơn nữa “siêu tri thức” của bản thân như tôi đã trình bày ở trên Quản Lý 80/20 Quản Lý 80/20 Khi công việc thoải mái, cuộc sống sẽ vui vẻ! Khi công việc là nghĩa vụ, cuộc sống sẽ như tù đày. The Lower Depths, Maxim Gorky Bạn muốn đơn giản hóa công việc và cuộc sống của mình? Khối lương công việc bạn phải đối mặt lớn đến nỗi bạn thường chậm tiến độ? Dường như công việc kiểm soát bạn, chứ không phải ngược lại? Nếu vậy, bạn không phải là người duy nhất. Rất nhiều nhà quản lý – đặc biệt là trong các giai đoạn khó khăn này – cảm thấy như vậy. Nhưng có một giải pháp, và giải pháp đó không chỉ cải thiện kết quả của bạn theo cấp số nhân mà còn giúp bạn đạt được điều đó bằng cách làm việc “ít chăm chỉ hơn”. Đúng vậy. Câu trả lời là trở thành một người quản lý hiệu quả hơn. Và cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách làm điều đó. Nó cũng sẽ chỉ cho bạn cách tận hưởng công việc và xây dựng một sự nghiệp hoàn thiện mà không bị căng thẳng hay phải làm thêm giờ. Và cách để đạt được những mục tiêu xa hơn những gì bạn đang làm hiện tại mà không phải chối bỏ bản thân, hay nói dối gia đình và bạn bè. Bằng cách nào để làm tất cả những điều này? Hầu hết các công ty và chắc chắn là gần như tất cả những người quản lý đều tập trung vào đầu vào hơn là đầu ra. Họ nhìn vào các quy trình – 1001 nhiệm vụ mà bạn phải làm hàng tuần. Tuy vậy họ nên nhìn vào kết quả – đặc biệt là những gì cho ra kết quả tốt nhất. Nhưng vì cuốn sách này sẽ chỉ ra điều đó nên khi bạn thực sự soi xét điều gì cho ra kết quả tốt, thì câu trả lời rất đáng ngạc nhiên Như bạn sẽ khám phá ra, thì hầu hết các kết quả tốt có được thông qua các hành động và năng lượng tương đối nhỏ. Nhưng sự đầu tư nhỏ cho ra kết quả lớn thường bị lấp đi bởi sự đầu tư lớn cho ra một vài kết quả tốt, và rất nhiều kết quả tồi tệ. Các công ty và người quản lý thường nhìn vào các con số trung bình, chứ không phải các phần bên ngoài và các giới hạn cực đoan. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là những điều đó mới thực sự quan trọng. Ưu điểm của cuốn sách này là nó cực kỳ thực tế. Bạn sẽ bắt đầu áp dụng những bài học ngay sau khi đọc chúng. Bạn đã sẵn sàng đưa cuộc sống và công việc lên mức tiếp theo chưa? Điểm nổi trội của Nguyên lý 80/20 là rất phản trực quan. Còn điểm nổi trội của Richard Koch là anh biến thứ phản trực quan trở nên rất dễ Đồng thời, để hiểu được rằng trong khi Richard khiến việc đạt thành tựu lớn trở nên dễ dàng nhất có thể là việc rất cần thiết, bạn sẽ không thể đạt được các mục tiêu vĩ đại mà không có sự cố gắng phi thường. Vấn đề ở đây là sự cố gắng phi thường này không nhất thiết phải lặp đi lặp lại. Nó không nhất thiết phải phá hủy tâm hồn. Nó không nhất thiết phải đi ngược lại với các giá trị của bạn. Nó không nhất thiết phải khiến bạn mạo hiểm đánh đổi chính mình hay người mình yêu thương. Mà thật ra, tất cả những điều này cho thấy bạn đang đi sai hướng. Sự cố gắng phi thường mà cuốn sách này khuyến khích nằm ở trong tâm trí. Bạn đã sẵn sàng để nghĩ theo một cách mới, ở một mức độ mới chưa? Nếu đã sẵn sàng, hãy chuẩn bị tinh thần ngồi dưới chân của một trong những bậc thầy. Anh ta sẽ dạy bạn cách sử dụng các đòn bẩy hiệu quả nhất mà bạn có, bao gồm rất nhiều thứ bạn nghĩ rằng nằm ngoài tầm với của mình. Nếu bạn áp dụng những thứ học được trong cuốn sách này vào thực hành, bạn sẽ thấy đó là nỗ lực thú vị nhất mà mình đã từng bỏ ra, không chỉ dành cho bạn mà còn cho cả những người xung quanh nữa. Khi được tiếp nhận đúng cách, Nguyên lý 80/20 sẽ cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người. Tôi đã rất thích thú theo dõi cuốn sách này phát triển, và đó là một đặc quyền để được nhìn Richard làm việc, xem các ý tưởng của anh phát triển và quan sát niềm đam mê giúp đỡ bạn, giúp đỡ độc giả của anh. Đây là một cuốn sách sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn và nó sẽ dẫn lối để bạn giúp đỡ người khác có được cuộc sống tốt nhất. Đọc cuốn sách, bạn sẽ thích nó. Áp dụng cuốn sách vào cuộc sống, bạn sẽ thấy nó làm thay đổi cuộc sống của mình. Mọi người đều muốn làm việc cho một nhà quản lý 80/20. Chẳng phải đã đến lúc bạn trở thành một nhà quản lý như vậy sao?” Mục lục: Lời mở đầu của Matthew Kelly Lời tựa PHẦN MỘT CÂU HỎI: BẠN CÓ BỊ ÁP ĐẢO KHÔNG? Chương Một: Bạn có muốn đơn giản hóa cuộc sống và công việc của mình không? Chương Hai: Vũ khí bí mật PHẦN HAI CÂU TRẢ LỜI: MƯỜI CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ QUẢN LÝ 80/20 Cách Một: Nhà quản lý Điều tra Cách Hai: Nhà quản lý Siêu kết nối Cách Ba: Nhà quản lý Hướng dẫn Cách Bốn: Nhà quản lý Đòn bẩy Cách Năm: Nhà quản lý Giải phóng Cách Sáu: Nhà quản lý Đi tìm ý nghĩa Cách Bảy: Nhà quản lý Nhiều thời gian Cách Tám: Nhà Quản lý Đơn giản hóa Cách Chín: Nhà Quản lý Lười biếng Cách Mười: Nhà Quản lý Chiến lược Tóm tắt: Nhà Quản lý 80/20 hoàn thiện Lời kết: Nhà quản lý 80/20 và tổ chức 80/20 Thông tin tác giả: Richard John Koch (sinh 28 tháng 7 năm 1950 tại London) là một người Anh tác giả , diễn giả, và nhà đầu tư, và một cựu chuyên gia tư vấn quản lý và doanh nhân. Ông đã viết hơn hai mươi cuốn sách về kinh doanh và ý tưởng, bao gồm Nguyên lý 80/20, làm thế nào để áp dụng các nguyên tắc Pareto trong quản lý và đời sống. Koch tới trường Windsor Ngữ pháp và tham dự Đại học Oxford, nhận bằng cử nhân (danh dự hạng nhất) trong lịch sử hiện đại vào năm 1971. Ông nghiên cứu kinh doanh tại Wharton School thuộc Đại học Pennsylvania, nhận bằng MBA danh trong năm 1975. Từ năm 1976 đến 1980, ông làm việc như một nhà tư vấn tại The Boston Consulting Group, và tại Bain & Company 1980-1983, trở thành một đối tác trong năm 1981. Năm 1983, ông đồng sáng lập Quan hệ Đối tác LEK. Năm 1990, ông nghỉ hưu để viết sách và thực hiện đầu tư cổ phần tư nhân.