Sách Combo 2 cuốn sách: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng + Khái Lược Văn Minh Luận pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .
👉 Link Sách: https://bit.ly/3snbE9E
1. Review sách Combo 2 cuốn sách: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng + Khái Lược Văn Minh Luận
Sách ebook review Combo 2 cuốn sách: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng + Khái Lược Văn Minh Luận file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách kỹ năng sống / Sách nghệ thuật sống đẹp có giá chỉ: 200.800 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 2 cuốn sách: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng + Khái Lược Văn Minh Luận
Sách Combo 2 cuốn sách: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng + Khái Lược Văn Minh Luận , Công ty phát hành FIRST NEWS SKU 2334008899099 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.
3. Mô tả sách Combo 2 cuốn sách: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng + Khái Lược Văn Minh Luận
1. Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng Hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí Gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây. Với ý định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đang lánh nạn tại Ấn Độ (vì xung đột chính trị với triều đại Mãn Thanh), Alexandra David – Neel không ngờ các bí mật về huyền thuật Tây Tạng lẫn lời chỉ dẫn sâu xa của những vị đạo sư đã dẫn bà đi xa hơn dự định ban đầu của mình. Sau 12 năm rong ruổi khắp Tây Tạng, Alexandra đã để lại tập sách Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này. Trước khi cuốn sách của Alexandra ra đời, huyền thuật Tây Tạng hoặc chỉ được biết đến như những câu chuyện hư ảo về phù phép, bùa chú hoặc bị những nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tác giả Alexandra David – Neel chính là người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên với kiến thức Phật học của mình đã đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép những hiện tượng kì bí. “Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ như vậy nếu họ không đặt chân đến đây, nếu họ không trầm mình vào bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng, nếu họ không biết lắng nghe những âm thanh mơ hồ trong gió, hay nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ chập chờn trong sương mù, hư hư thực thực.” – Lời Alexandra trong tập sách. Nữ tác giả Alexandra David – Neel đã nỗ lực lý giải những hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới con mắt quan sát nhạy bén và kiến thức thu nhặt được trong hành trình của mình. Xuyên suốt tập sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập – thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường. Dù trước khi lên đường chu du Tây Tạng, Alexandra là một học giả nổi tiếng về Phật giáo nhưng dường như mỗi một câu chuyện về các đạo sĩ hay truyền thống tu tập của họ đều trở nên lạ lẫm đối với bà. Rõ ràng, Tây Tạng, một vùng đất huyền diệu, đã khiến Alexandra không thể lý giải những gì xảy ra theo logic, ngôn ngữ của một người nghiên cứu hay ít nhất là của một người phương Tây. Với lối trần thuật đậm chất phóng sự du ký, những trang sách của Alexandra không chỉ mở ra cho các độc giả phương Tây đầu thế kỉ 20 cái nhìn rõ nét hơn về Tây Tạng mà còn giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để khảo cứu về năng lực con người. Mặc cho đã trải qua 100 năm kể từ lần đầu xuất bản, cuốn sách vẫn đem đến người đọc sự bất ngờ về Tây Tạng, bởi cho đến tận ngày nay, khi thế giới trở nên rộng mở hơn bao giờ hết thì những câu chuyện huyền bí ấy vẫn cứ mờ ảo như dãy núi Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ. Có thể xem Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng có giá trị tựa cuốn du kí phương Đông danh tiếng của nhà phiêu lưu Marco Polo. Bên cạnh hành trình về huyền thuật Tây Tạng, cuốn sách của Alexandra David – Neel còn là những ghi chép thú vị liên quan đến các sự kiện lịch sử ở nơi này như việc mô tả chuỗi ngày lánh nạn ở Ấn Độ của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 hay những cải cách tôn giáo đột phá của vua Sidkeong Namgyal xứ Sikkim. Những nhân vật gắn liền với cuộc hành trình của Alexandra có người ẩn danh, vô danh nhưng cũng có người quyết định vận mệnh của cả một đất nước rộng lớn. Cũng chính vì vậy, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng đã tạo nên một cảm hứng mạnh mẽ ở người xem về vùng đất Tây Tạng với bao thăng trầm chứ không đơn thuần chỉ là những truyền thuyết hư ảo được phủ một lớp mầu nhiệm lấp lánh nào đó. 2. Khái Lược Văn Minh Chi Luận Khái Lược Văn Minh Luận là cuốn sách đặc biệt quan trong của Fukuzawa Kukichi – nhà tư tưởng của cuộc Canh Tân Minh Trị để hình thành nên đất nước Nhật Bản hiện đại. Fukuzawa Kukichi nêu những kiến giải của ông về văn minh hiện đại hầu như đối lập với lối tư duy thủ cựu Nho giáo của Nhật Bản lúc bấy giờ. Từ đó, ông trình bày mọi suy nghĩ về tiến trình phát triển của người Nhật để trở thành một quốc gia, một dân tộc văn minh. Và theo ông, độc lập quốc gia là mục tiêu, và văn minh hiện tại của nước Nhật là cách thức để đạt được mục tiêu đó. (Lời giới thiệu – Nhật Chiêu) Fukuzawa Yukichi viết cuốn sách này năm 1875, gần 10 năm sau khi công cuộc Minh Trị Duy tân bắt đầu ở Nhật. Đó là giai đoạn người Nhật vẫn phải đương đầu với những chống đối trong nước, với nhiều người thuộc phe có tinh thần bảo thủ muốn duy trì thể chế và nhất là văn hóa truyền thống lâu đời. Nhận thức được những khó khăn đó, Fukuzawa Yukichi tin rằng, cần lí giải rõ hành trình mà nước Nhật Bản phải đi để tạo dựng nền văn minh mới, nền văn minh hiện đại của một quốc gia hiện đại. Cả cuốn sách đề cập đến tiến trình này dưới nhiều yếu tố như thiết chế, việc học tập, thương mại, ông mô tả văn minh như một dòng chảy tất yếu của loài người. Xuyên suốt cuốn sách, ông đề cập những yếu tố cơ bản của nền văn minh: đó là khai sáng, tự do, công bằng và những điều tốt đẹp cho xã hội. Điểm cốt lõi của tác phẩm mà Fukuzawa hướng tới là những gì nước Nhật cần làm để trở thành một quốc gia văn minh, những thay đổi thể chế, chính sách quốc gia, ước muốn độc lập thực sự cả về thương mại, kinh tế và tư tưởng là mục tiêu cao cả nhất. (Lời giới thiệu – Nguyễn Cảnh Bình). ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA Khái lược văn minh luận là tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi. Tôi muốn mạn phép so sánh, nếu Khuyến học nói về hành trình của một con người, của một cá nhân, thì Khái lược văn minh luận là dành cho một dân tộc, một quốc gia. (Nguyễn Cảnh Bình)