Combo 2 cuốn sách: Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu + Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời

Sách Combo 2 cuốn sách: Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu + Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .

👉 Link Sách: https://bit.ly/3tT3W80

1. Review sách Combo 2 cuốn sách: Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu + Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời

Sách ebook review Combo 2 cuốn sách: Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu + Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách văn học / Truyện ngắn – Tản văn – Tạp văn có giá chỉ: 159.750 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Combo 2 cuốn sách: Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu + Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời

Sách Combo 2 cuốn sách: Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu + Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời , Công ty phát hành FIRST NEWS SKU 8939229620886 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM.

3. Mô tả sách Combo 2 cuốn sách: Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu + Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời

1. Đạp Xe Vì Tình Từ Ấn Sang Âu Vào ngày 22 tháng 1 năm 1977, chàng trai trẻ Mahanandia, khi đó 24 tuổi, đã bắt đầu hành trình bằng xe đạp kéo dài 4 tháng từ thành phố Delhi, Ấn Độ đến thị trấn Boras, Thụy Điển, để tìm đến với người bạn đời của mình. Như chuyện tình của Romeo và Juliet, một tình yêu mãnh liệt, một trái tim nóng bỏng dành trọn cho nhau và họ phải vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ để đến được với nhau. Và câu chuyện của họ đã được đi vào sử tích văn học thế giới. Đạp xe vì tình từ Ấn sang Âu cũng là một câu chuyện tình yêu cũng không kém phần kịch tính với một tình yêu cháy bỏng, hy sinh tất cả vì người mình yêu như vậy. Đạp xe vì tình từ Ấn sang Âu là câu chuyện của chàng trai tên Pradyumna Kumar Mahanandia (PK), người Ấn Độ và cô gái Charlotte Von Schedvin, người Thụy Điển. Sinh năm 1949 trong một gia đình nghèo khó ở Odisha, Dhenkanal, PK được xem là dân đen nghèo khổ đúng nghĩa trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Gia đình không có đủ tiền để cho anh ăn học đến nơi đến chốn như PK mong ước. Nhưng với lòng đam mê nghệ thuật, nhất là hội họa PK cũng được học ở trường cao đẳng nghệ thuật ở New Delhi và trở thành họa sĩ chuyên về chân dung. PK rất say mê công việc này và không lâu sau anh trở thành người nổi tiếng về vẽ chân dung. Câu chuyện bắt đầu từ cuộc hành trình đáng kinh ngạc của PK ròng rã suốt 4 tháng bằng xe đạp đi qua Afghanistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo và Đan Mạch để đến Thụy Điển vào tháng 5/1977. Họ đã gặp nhau và yêu nhau tại Delhi vào một ngày định mệnh cuối năm 1975, khi Von Schedvin yêu cầu chàng họa sĩ nghèo vẽ cho cô một bức chân dung. Họ đã yêu nhau say đắm ngay từ những ngày đầu gặp gỡ, và đã dành một tháng bên nhau trước khi Von Schedvin trở về quê nhà tại Boras, Thụy Điển. Thề rằng sẽ cưới người phụ nữ mà mình yêu, dù có phải trả giá thế nào đi nữa, Mahanandia đã bán toàn bộ gia sản nhỏ nhoi của mình để mua một chiếc xe đạp đẩy. Với 80 USD trong túi, chàng họa sĩ bước vào một cuộc hành trình 3.600 km, trải dài qua 8 nước, từ Ấn Độ tới Thụy Điển, trong vòng 4 tháng, để có thể tới được với người mình yêu. Cuộc hành trình cảu PK cũng ghi lại những cuộc đấu tranh và nỗi tuyệt vọng của ông phải vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong tình yêu cũng như trong cuộc đời. Trong hành trình đi của mình, PK thậm chí không phân biệt được Thụy Điển khác với Thụy Sĩ, anh cứ lên xe đạp và đi. “Tôi không có kiến ​​thức về địa lý, về mức độ lớn của châu Âu”, PK nói. “Tôi thậm chí không biết tính khoảng cách bằng km. Nếu tôi biết nó xa đến mức nào, có lẽ tôi không dám đi. Thật may tôi không biết!”, PK chia sẻ. Đạp xe vì tình từ Ấn sang Âu là câu chuyện về sự vượt thoát thực tại, bước qua những trở lực số phận tưởng chừng sắp đặt sẵn, bằng một tình yêu lớn dành cho cuộc đời, con người. Qua cuốn sách, bạn đọc sẽ tìm thấy những giây phút rung động, cảm kích trước một chuyện tình lớn lao vượt qua ngăn cách lục địa, hóa giải mọi khác biệt văn hóa Đông – Tây. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng cung cấp nhiều hiểu biết về một hoàn cảnh xã hội Ấn Độ phân biệt đẳng cấp trong quá khứ, và hiểu thêm về thân phận tủi nhục của những người bên lề trong một bối cảnh sống đầy phi lý và khắc nghiệt. Câu chuyện tình yêu “trèo đèo lội suối” của PK sau này đã được một nhà văn chuyên tìm hiểu về văn hóa Ấn Độ, Per J. Andersson viết thành một tác phẩm kể về hành trình 4 tháng đi theo tiếng gọi tình yêu của PK. Nhà văn cũng nhận xét về chuyện tình cảu PK và Charlotte không chỉ là một câu chuyện lãng mạn, mà còn về những diễn biến tâm lý cơ bản, một người phải chiến đấu chống lại rất nhiều trở ngại. Câu chuyện của ông làm cho bạn tin rằng, trên thế giới này, mặc dù có sai sót và bất công, vẫn là một nơi tuyệt vời khi có tình yêu làm điểm tựa và sức mạnh. Và giống như PK, khi bạn yêu hết mình, điều tưởng là huyễn hoặc vẫn có thể đến với giấc mơ của bạn, miễn là bạn có niềm tin và dám hành động”. Chuyện tình đẹp này như một lời chúc lành, một món quà tinh thần lý tưởng dành cho những người đang có tình yêu đã đành, mà còn cả với những ai đang chịu nhiều thử thách, nghịch cảnh trong tình yêu 2. Hymalaya – Hành Trình Chạm Đến Trán Trời Cuốn sách được viết khi Mai Lan và người bạn đồng hành đang trên đường trở về Salleri – điểm gần với Vườn quốc gia Sagarmatha nhất có thể đến được bằng ô tô. 2 người đã trekking đến độ cao 5.364 mét so với mực nước biển, qua biết bao núi đèo, sông suối với tổng quãng đường dài hơn 200 kilômét. Họ chọn bắt đầu và kết thúc chuyến trekking từ Salleri, thay vì Lukla như những kế hoạch thường thấy của khách du lịch, để tránh chuyến bay chỉ có 45 phút mà siêu đắt đỏ từ thủ đô Kathmandu của Nepal đến Lukla – được mệnh danh là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới. Chọn Salleri, nghĩa là phải đi quãng đường dài gấp đôi, những núi và đèo cần phải vượt cũng gấp đôi, nhưng chắc chắn rồi, sẽ là nhiều hơn thế những trải nghiệm tuyệt vời đang chờ đợi. Và chuyến đi này hoá dã man hơn rất nhiều những gì Mai Lan có thể tưởng tượng, nhưng cũng đáng nhớ hơn bất kì hành trình nào cô ấy từng trải qua. Dù trước đó đã đi qua 22 nước ở 3 châu lục bằng việc đi nhờ xe. Chuyến trekking đến Everest Base Camp của tác giả cùng bạn đồng hành – một hành trình tưởng như thuần vật lý nhưng lại mở ra những khám phá bất ngờ và độc đáo nơi nội tâm bên trong. Sự hùng tráng và vĩ đại tuyệt đối của những đỉnh núi cao nhất thế giới, phóng chiếu lên bản thể nhỏ bé của con người, khiến chúng ta nhận ra bản chất thuần khiết và đồng nhất của mọi sự và của chính bản thân mình. Đan xen trong câu chuyện là những diễn biến tâm lý rất con người khi đối diện trước khó khăn hay thách thức, có chủ quan, có cố gắng, có nản lòng, rồi lại cố gắng thêm một lần nữa cho đến khi gần như bỏ cuộc. Thông điệp được đưa ra rất đơn giản, hạnh phúc luôn tiềm tàng ở mọi khoảnh khắc trong cuộc sống, khi ta thấu hiểu được người như ta cố gắng thấu hiểu chính ta sẽ chẳng còn tồn tại những xúc cảm tiêu cực và trống vắng, mỗi người sinh ra đều có khả năng được hạnh phúc trọn vẹn, bởi hạnh phúc thật sự đến từ bên trong. +TRÍCH ĐOẠN: – “Lũ lừa nhìn hiền lành bởi vẻ chậm chạp của chúng, vừa chậm chạp vừa ngô nghê. Một lối đi nhỏ bên sườn núi, nếu người không nhường lừa, lừa có thể sẽ huých người xuống vực bởi độ kềnh càng của nó mà chẳng mảy may ngoảnh mặt lại. Tôi mới bị chúng quệt qua người mà đã chao đảo, suýt ngã ở gần một khúc cua, chỉ kịp hoảng hồn khi anh chạy đến giữ lấy cánh tay đang chới với”. – “Tôi đánh dấu anh chàng là “người Mĩ thứ x” bởi thái độ hoàn toàn khác biệt với những người Mĩ mà chúng tôi gặp trong hành trình này. Xuất phát từ Lukla, khi nghe chúng tôi nói đi từ Salleri và đã bắt đầu hành trình được gần một tuần, anh nhìn sang tôi với nét mặt gần như không tin nổi nhưng điều ấy cũng không thể thay đổi ý định dừng lại trong đầu. Anh đang hỏi thuê một chiếc máy bay trực thăng để tham quan hết khu vực Khumbu này và đến Everest Base Camp chụp vài tấm ảnh rồi lên chuyến bay từ Lukla về lại Kathmandu”. – “Người Sherpa có khả năng mang trên mình hàng chục kilôgam hàng hóa và đi hàng trăm cây số kéo dài suốt nhiều ngày liền trong băng tuyết. Đàn ông Sherpa có thể mang vác khối lượng bằng 90% trọng lượng cơ thể họ còn ở phụ nữ Sherpa là hơn 60%. Họ không hề mang theo dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, chỉ một chiếc gậy gỗ Tokma hình chữ T để mỗi khi dừng lại nghỉ ngơi không phải bỏ hàng xuống mà chống gậy phía sau lưng để giữ gùi hàng. Họ cũng không vác hàng trên vai mà mang chiếc đài gùi qua trán kéo xuống lưng gọi là Doko”.