Sách Combo 2 cuốn sách dành cho người thích du hí : Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! + Ta Ba Lô Trên Đất Á (Tặng kèm Bookmark Thiết Kế) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Nhiều Tác Giả.
👉 Link Sách: https://bit.ly/3d2H4MA
1. Review sách Combo 2 cuốn sách dành cho người thích du hí : Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! + Ta Ba Lô Trên Đất Á (Tặng kèm Bookmark Thiết Kế)
Sách ebook review Combo 2 cuốn sách dành cho người thích du hí : Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! + Ta Ba Lô Trên Đất Á (Tặng kèm Bookmark Thiết Kế) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Nhiều Tác Giả trong danh mục: Sách văn học / Du ký có giá chỉ: 217.000 ₫, xếp hạng: Đứng thứ 86 trong Top 1000 Du ký bán chạy tháng này, đi kèm với hơn: 3 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 2 cuốn sách dành cho người thích du hí : Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! + Ta Ba Lô Trên Đất Á (Tặng kèm Bookmark Thiết Kế)
Sách Combo 2 cuốn sách dành cho người thích du hí : Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! + Ta Ba Lô Trên Đất Á (Tặng kèm Bookmark Thiết Kế) Tác giả: Nhiều Tác Giả, Công ty phát hành Quảng Văn Loại bìa Bìa mềm SKU 3594100318600 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn.
3. Mô tả sách Combo 2 cuốn sách dành cho người thích du hí : Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! + Ta Ba Lô Trên Đất Á (Tặng kèm Bookmark Thiết Kế)
Combo 2 cuốn sách dành cho người thích du hí : Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! + Ta Ba Lô Trên Đất Á Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 1: Châu Á Là Nhà. Đừng Khóc! Câu truyện của Huyền truyền cảm hứng mãnh liệt đến bản thân chúng ta. Một cô gái trẻ dũng cảm và quyết đoán, hiện thực hóa giấc mơ của bản thân khi còn rất trẻ. Và người đọc không những được đắm chìm trong những mảnh đất, con người và văn hóa kỳ bí của phương Đông; mà còn học được những bài học về giao tiếp, về cách ứng xử và tình bạn. Với lối văn nhẹ nhàng, khiêm tốn, hài hước và lôi cuốn người đọc sẽ không thể nào bỏ quyển sách xuống trước khi đọc xong nó. “Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm” – Tiền Phong ““Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền” – CAND “Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt.” – Yahoo! News “Bạn ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng.” – Thanh Niên “Đã có rất nhiều nhưng cũng sẵn sàng nghĩ rằng mình chưa có gì. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip.” – Radio Australia Trích đoạn: 1. Đi bừa đi Mọi người hay hỏi tôi quyết định đi “vòng quanh thế giới” như thế nào. Tôi chẳng quyết định. Khi bắt đầu đi, tôi mới chỉ là một con bé 19 tuổi không một xu dính túi, nói đi “vòng quanh thế giới” chỉ như một đứa trẻ con 5 tuổi nói với mẹ “lớn lên con muốn làm nhà du hành vũ trụ”. Chuyến đi dài ngày này của tôi bắt đầu từ một chuyến đi ba ngày sang Brunei. Một giây phút nông nổi đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi từ khi đó. Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy. Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia. Khi còn “la liếm” với dân công nghệ, tôi có quen Preetam Rai – nổi tiếng trong giới vì ở đâu cũng có mặt. Sinh ra ở Ấn Độ, sống và làm việc ở Singapore, Preetam đi khắp các nước châu Á tham gia đủ các thể loại hội thảo công nghệ. Anh thỉnh thoảng hay bảo tôi: “Này, tổ chức cái gì ở Việt Nam đi để anh có cớ qua.” Khi nghe tôi kể lể tình hình, anh tặc lưỡi: “Đi đi, không đắt lắm đâu. Dùng CouchSurfing thì khỏi mất tiền ở khách sạn.” CouchSurfing là trang web kết nối những người sống ở địa phương và dân du lịch ba-lô. Nếu nhà có phòng trống, ghế sofa (couch) hay bất cứ chỗ nào ngủ được, bạn có thể đăng lên CouchSurfing với tư cách host (chủ nhà). Dân du lịch ba-lô đến một thành phố nào đó không có chỗ ở thì lên CouchSurfing gửi yêu cầu cho host xin ở nhờ. Những ngày ở Malaysia buồn, tôi cũng hay tham gia mấy buổi gặp mặt CouchSurfer (từ dành chỉ những người dùng CouchSurfing). Couchsurfer là dân lang thang nên tính tình đều khá cởi mở, thân thiện, tôi thích. Nhưng tôi chưa bao giờ ở nhờ cả. Thứ nhất là vì tôi cũng không cần, thứ hai là vì tôi cũng hơi sợ. Lần này thì là cơ hội tuyệt vời để thử. Brunei là một đất nước đắt đỏ nổi tiếng. Đọc trên mạng tôi được biết cả nước chỉ có một Youth Hostel giá khoảng 10$/đêm, còn lại các khách sạn khác đều khoảng 200$. Youth Hostel thì hên xui, khách sạn thì tôi không có tiền, CouchSurfing là lựa chọn duy nhất. CouchSurfing hoạt động dựa vào mức độ tin tưởng đánh giá qua những lời giới thiệu mà người khác để lại trên profile của bạn. Lúc đó, hồ sơ tôi trống trơn vì không có lời giới thiệu nào, nhưng may mà tôi có cái blog khá tử tế, nên gửi yêu cầu ở nhờ nào cũng tương cái blog mình vào đó. Tôi gửi yêu cầu tới 3 người thì 2 người đồng ý là Phillips và Rudy. Cả 2 đều bảo tôi gửi họ thông tin chuyến bay xem họ có ra đón tôi được không. Taxi từ sân bay về Bandar Seri Begawan rất đắt, khoảng $20. Xe buýt thì khó đoán. Tôi gửi thông tin cho cả hai, định bụng ai trả lời trước thì sẽ ở cùng người đấy. Nhưng đến hôm trước khi ra sân bay tôi vẫn chẳng thấy ai trả lời. Tôi lúng túng không biết làm thế nào, nhưng quyết tâm đi rồi thì cứ phải đi chứ biết làm sao. Tôi đi ra sân bay lúc 6h sáng, trời còn tối âm ỉ. Tôi không đánh thức bạn ở cùng nhà dậy mà chỉ để chìa khóa lại trên bàn. Đi ra đến cổng, bác bảo vệ đang ngái ngủ thấy tôi thì vui vẻ hẳn lên. “Chip, đi đâu mà sớm vậy?” “Cháu ra sân bay đi Brunei ạ.” “Thích ha, thế bao giờ quay lại đây dẫn bác sang Việt Nam?” Tự nhiên tôi không biết trả lời thế nào. Đến lúc đấy tôi mới phần nào nhận ra rằng có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại bác. Cổ họng tôi nghẹn cứng lại. Tôi cười cầu tài rồi đi vội ra bến metro. Tàu sớm trống trơn, tôi ngồi một mình một toa mà lòng buồn xo. Tôi đi vội vã quá. Tôi quyết định đi ngày 9/5, bay ngày 13/5. 4 ngày vừa qua tôi cắm đầu vào lo đủ mọi chuyện mà không hề nghĩ đến khả năng nếu tôi thành công, tôi sẽ phải chia tay với Kuala Lumpur. Bao nhiêu người tôi yêu quý ở đây mà tôi chưa có dịp chào tạm biệt. Không biết mọi người có trách mình không nhỉ? Tôi thở dài, ngủ quên lúc nào không biết. Đến sân bay, tôi thấy mình có tin nhắn từ Phillips. Tôi nhắn tin cho Rudy bảo đừng đến đón tôi nữa rồi tắt vội điện thoại. Brunei, here I come! — 2. Người Việt Nam ở Brunei Hồi ở Malaysia, có một chị làm với Amway có liên lạc với tôi để phát triển thị trường sang Việt Nam. Vốn có ác cảm với bán hàng đa cấp, tôi không mặn mà cho lắm. Khi đọc blog về quyết định của tôi, chị nhiệt tình hẹn gặp. Nghĩ cũng chẳng thiệt thòi gì, tôi đồng ý. Chị kể rằng chị lấy chồng người Brunei, gia đình chị bên đấy có người giúp việc người Việt, tên là Yến. – Brunei có rất nhiều người lao động Việt Nam. Em có muốn viết bài thì gặp họ, nhiều chuyện hay ho lắm. – Hay ho thế nào hả chị? – Mới gần đây có một người lao động Việt Nam bị đột tử khi đang làm việc. Để tiết kiệm tiền vận chuyển về Việt Nam, ông chủ đề nghị cắt xác thành 3 mảnh. Tôi nghe mà lạnh cả xương sống. Vậy nên, việc đầu tiên tôi làm khi đặt chân lên đất Brunei là tìm cách liên lạc chị Yến. Thực ra, việc đầu tiên sau khi đã làm một tour quanh Bandar trên chiếc xe gyp bụi bặm của Phillips. Anh thả tôi tại Gadong – trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất của Bandar. Mới nghe tôi nói tiếng Việt, chưa kịp hỏi han gì, chị Yến đã “ra lệnh”: – Em đang ở đâu? – Gadong ạ. – Ra chợ cá đứng đợi anh nhà chị đến đón. Chị Yến với anh Dũng đến đón tôi trên chiếc xe con màu đỏ. – Anh chị bên này cũng có xe ô tô sang ghê. – Gì chứ em hỏi dân Việt Nam bên này ai mà không biết anh: người Việt Nam giàu nhất Brunei! – Anh Dũng tự hào khoe. Anh giàu nhất hay không thì tôi biết, nhưng chắc chắn anh chị là người rất “nổi tiếng” trong cộng đồng người Việt. Chị Yến đã từng lên báo Brunei, còn anh Dũng trong thời gian 2 năm rưỡi ở đây đã giúp đỡ không ít anh em ổn định khi mới sang. Nhà anh Dũng nằm sâu trong một con hẻm. Căn nhà thực ra chỉ là vài tấm gỗ ghép lại. “Xưởng chủ cho ở nhờ đấy,” anh Dũng bảo. Quần áo phơi đầy lối đi, chị Yến có vẻ ngại vơ vội đống quần áo nhét vào sau tấm gỗ. Tôi nghĩ thầm, nhà “người giàu nhất” mà còn như thế này thì không biết anh em khác sống sao. Nghĩ trong bụng thế thôi chứ không dám hỏi vì sợ anh chị tự ái. Số tôi may, đúng hôm đấy trời mưa nên mọi người tập trung ở nhà anh Dũng nhậu nhẹt. Nói nhậu nhẹt cho oai chứ thực ra chỉ là uống trà với lạc rang. Khi tôi đến, chị Yến mới lấy ra một lon nước tăng lực mời riêng tôi. Biết anh chị coi tôi là “khách quý”, tôi xúc động lắm. Lâu không gặp người Việt, mọi người tranh nhau kể chuyện, từ những vất vả khi làm việc, bị chủ quỵt tiền, đến cả những chuyện thâm cung bí sử mà mọi người bắt tôi hứa không được kể với ai. – Em thử hình dung, bên này người thân không có, tiếng thì chẳng nói được, chủ thì nó khinh, mình phải tìm đến với nhau thôi em ơi. Lúc mọi người nói từ “khinh”, tôi cũng chưa hiểu lắm. Nhưng sau khi tự mình trải nghiệm, tôi mới thấm thía cái từ này. Tôi có gặp một chị tên là Caroline, cũng do chị làm với Amway giới thiệu. Không cần biết tôi có đang tìm việc hay không, chị thẳng thắn đề nghị: – Công ty chị đang muốn đưa khách từ Việt Nam sang, em làm cho bọn chị, lương 500 đô Brunei. Tôi hoảng hồn, lương thế thì chỉ bằng 1/10 mức lương trung bình bên này. – Lương thế thấp quá, không đủ tiền sinh hoạt chị ơi. – Lao động nhập cư thì thế thôi em, so với ở Việt Nam thì chắc cũng cao chán rồi. Ta Ba Lô Trên Đất Á Quyển sách rất hấp dẫn, chứa đựng nhiều thông tin cơ bản về các quốc gia mà tác giả đã đến. Đồng thời, tác giả cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm du lịch bổ ích. Cách diễn đạt lôi cuốn với ngôn từ gần gũi, chân thật, cộng với việc sử dụng chất liệu ngoại ngữ làm cho mỗi câu chuyện vô cùng sinh động. Quyển sách đầu tiên của Rosie Nguyễn, nay trở lại với một diện mạo mới và một quốc gia mới mà trước đây tác giả chưa có dịp nhắc đến. Ta ba lô trên đất Á không chỉ là cẩm nang du lịch bụi dành cho những ai yêu thích khám phá Đông Nam Á, mà còn là dấu ấn rất riêng của Rosie Nguyễn khi một mình đeo ba lô, tay cầm bản đồ ngược xuôi khắp các nước láng giềng để đi tìm chính mình và theo đuổi đam mê. “Ta ba lô trên đất Á là quyển du ký của tác giả Việt Nam yêu thích nhất từ trước đến nay của tôi. Sách nhẹ nhàng, tình cảm và chứa đầy cảm xúc của mỗi vùng đất tác giả dạo bước qua. Mỗi trang sách, câu chuyện là một cánh cửa dẫn dắt những trái tim đam mê phiêu lưu vào những chốn vừa lạ vừa quen ở các quốc gia Đông Nam Á cũng như các nước láng giềng của quê hương Việt Nam. Đây chắc chắn còn là quyển sách gối đầu giường cực kỳ hữu ích cho những bạn trẻ đang chập chững những bước chân đầu tiên để bước ra thế giới ngoài kia, để tìm đến những chân trời mới, để thấy thế gian này thật rộng lớn và đẹp đẽ biết bao.” – Trần Đặng Đăng Khoa (chàng trai đi vòng quanh thế giới bằng xe máy) “Ta ba lô trên đất Á là ba lô hành trang đầy ắp kiến thức và cảm xúc không thể thiếu để những bạn trẻ Việt trải nghiệm đất Á, rồi vững vàng bản lĩnh để in dấu năm châu.” – Nhà báo, nhiếp ảnh gia Ngô Trần Hải An (biệt danh “phượt thủ Quỷ Cốc Tử”) Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …