Sách Combo 2 cuốn dạy con: Mẹ Thông Thái Dạy Con Tại Nhà + Mẹ Do Thái Dạy Con Tự Lập pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online .
👉 Link Sách: https://bit.ly/3yThmn3
1. Review sách Combo 2 cuốn dạy con: Mẹ Thông Thái Dạy Con Tại Nhà + Mẹ Do Thái Dạy Con Tự Lập
Sách ebook review Combo 2 cuốn dạy con: Mẹ Thông Thái Dạy Con Tại Nhà + Mẹ Do Thái Dạy Con Tự Lập file pdf dowload word audio mp3 trong danh mục: Sách Mẹ và Bé / Làm cha mẹ có giá chỉ: 147.200 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 1 nhận xét, đánh giá từ độc giả.
2. Thông tin sách Combo 2 cuốn dạy con: Mẹ Thông Thái Dạy Con Tại Nhà + Mẹ Do Thái Dạy Con Tự Lập
Sách Combo 2 cuốn dạy con: Mẹ Thông Thái Dạy Con Tại Nhà + Mẹ Do Thái Dạy Con Tự Lập , Công ty phát hành Thái Hà SKU 4490278200305 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động.
3. Mô tả sách Combo 2 cuốn dạy con: Mẹ Thông Thái Dạy Con Tại Nhà + Mẹ Do Thái Dạy Con Tự Lập
1.Mẹ Thông Thái Dạy Con Tại Nhà Những năng lực cần có khi ra xã hội có thể được nuôi dưỡng tại gia đình Với trẻ em ngày nay, để ra xã hội, có ba năng lực cần phải được trang bị: Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực biểu đạt. Những năng lực này hoàn toàn có thể được bồi đắp tại gia đình thông qua các hoạt động giữa cha mẹ và con cái, mà xuất phát điểm là các Trải nghiệm đón đầu. Thông qua nhiều các trải nghiệm này, trẻ sẽ tích lũy được kinh nghiệm tư duy khi tiếp cận với tri thức. Ngoài ra, cả mẹ và con cùng thực hiện những trải nghiệm sẽ làm những cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con trở nên phong phú hơn, vốn từ vựng của trẻ cũng nhờ thế mà tăng lên. Thêm vào đó, nhờ việc cố gắng thể hiện ý kiến của bản thân với cha mẹ về những hiện tượng hay kiến thức thu được trong trải nghiệm, trẻ sẽ được bồi đắp rất nhiều về năng lực biểu đạt. Không chỉ có vậy, những trải nghiệm này đồng thời còn giúp nuôi dưỡng sự tò mò và tinh thần ham học hỏi của trẻ. Lý do là vì niềm vui khi trẻ được làm việc cùng cha mẹ có mối liên hệ rất chặt chẽ với sự hăng hái, động lực nội tại của trẻ. Cứ như vậy, năng lực của gia đình mà nền tảng là các hoạt động phong phú giữa cha mẹ và con cái sẽ trở thành cơ sở quan trọng cho việc phát huy năng lực của trẻ. Mức độ khác nhau về năng lực của gia đình cũng được coi là có khả năng tạo ra sự khác biệt trong học lực của trẻ. Tuy nhiên, năng lực của gia đình không đơn thuần chỉ là “khả năng mà cha mẹ có thể dạy một thứ gì đó cho trẻ”. Trên cơ sở cha mẹ hiểu rõ những năng lực nào là thực sự cần thiết cho trẻ trong tương lai, cha mẹ sẽ cùng trẻ thực hiện thật nhiều Trải nghiệm đón đầu, lặp đi lặp lại những kỹ thuật mang tính thực tiễn để giúp trẻ nắm vững những điểm quan trọng và từ đó tạo cơ hội cho trẻ tự tư duy. Chính những nỗ lực đó của cha mẹ mới được gọi là năng lực của gia đình. 2.Mẹ Do Thái Dạy Con Tự Lập Người Do Thái coi trọng tính tự lập tới mức nào Nếu chiếu theo khuôn mẫu của các bà mẹ Do Thái, chúng tôi sẽ là người nuông chiều và bao bọc con quá mức. Thế nhưng trong lịch sử, chúng tôi lại là những người khá giỏi khích lệ con tự phấn đấu khi chúng bước vào thế giới. Sách Babylonian Talmud cổ đại có nói, cha mẹ có ba nhiệm vụ khi nuôi dạy con: Dạy con Ngũ Thư (Torah); dạy con cách kiếm sống; và dạy con biết bơi. “Tại sao vậy?” Cuốn sách truy vấn: “Bởi vì những điều đó có thể sẽ hữu ích cho chúng sau này.” Hiểu nôm na là bạn không thể lúc nào cũng có mặt bên con để cứu giúp chúng. Hãy dạy con kiểu bơi đơn giản nhất, rồi để chúng tự xoay xở trong đại dương mênh mông. May mắn thay, đạo Do Thái của chúng ta có nghi thức để đánh giá tính tự lập ở trẻ từ khá sớm: Đến tuổi mười hai hoặc mười ba, một đứa trẻ có nghĩa vụ phải tuân thủ mọi lời răn dạy trong Ngũ Thư. Khi đó, gia đình và cộng đồng xung quanh sẽ cùng nhau tụ họp để nói với em: “Chúng ta đón nhận con với tư cách một người lớn, cùng tất cả những quyền lợi và trách nhiệm mà tư cách ấy ràng buộc con.” Tất nhiên, chúng ta chưa thực sự tin những đứa trẻ mới mười ba tuổi này đã thực sự là những người trưởng thành. Nhưng nghi thức ấy trước hết như một lời thông báo tới đứa trẻ, tới gia đình em và tới toàn thế giới: Trước mắt họ giờ đây không còn là hình ảnh một đứa trẻ nhỏ bé mải chơi vô lo vô nghĩ, không có khả năng tự lập và chưa thể tin cẩn nữa; sau cùng là cách để gia đình em đứng lên trước cộng đồng và nói: “Hãy nhìn đi! Chúng tôi đã tạo nên một người biết chịu trách nhiệm!” Thế nhưng ngày nay, các bậc cha mẹ Do Thái đôi lúc cũng lại quên mất tính tự lập quan trọng tới mức nào tới từng đứa trẻ. Họ sẽ thường ra tay cứu giúp con ngay từ giây phút chúng mới nếm trải chút ít khó khăn. Còn bản thân họ nhìn chung đều thấy may mắn vì đã có đủ khả năng để hỗ trợ con cả về tâm lý lẫn kinh tế. Tuy nhiên, không phải thế hệ người Do Thái nào cũng có được may mắn ấy. Trong quá khứ, chúng ta đâu có được cái quyền nạt nộ giáo viên rồi bắt họ phải cho “cục cưng” của mình điểm A+, cũng chẳng có đủ vốn hiểu biết về nghề nghiệp để kiếm cho con những suất thực tập chỉ nằm mơ mới thấy. Chúng ta từng không có trong tay lấy một sợi dây liên kết, từng không thể tham gia vào việc học ở trường của con vì không biết nói thứ ngôn ngữ đa số; con cái chúng ta có lẽ cũng từng không đạt thành tích cao trong học tập vì còn phải làm việc phụ giúp gia đình. Trong những năm tháng ấy, người Do Thái chúng ta đâu có được mối liên kết mà thế hệ người Do Thái ngày nay đang nắm giữ. Giờ đây có khi chúng ta còn điều hành cả ngân hàng và báo chí toàn cầu không biết chừng. Vậy thì rõ là lớn lên trong môi trường đầy rẫy những cuộc trục xuất, tàn sát và cả thảm họa diệt chủng, thì chúng ta sẽ nhận thức rõ ràng về sự khác biệt giữa những nỗi sợ thực tế và những nỗi sợ tưởng tượng. Các hiểm họa sinh tồn hiển hiện thường trực hằng ngày sẽ dạy cho bạn biết cách bỏ qua những điều vụn vặt.