Chú Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Sách Chú Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Pháp Sư Ấn Thuận.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3j0wDfm

1. Review sách Chú Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Sách ebook review Chú Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Pháp Sư Ấn Thuận trong danh mục: Sách Tôn giáo – Tâm linh có giá chỉ: 26.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 15 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Chú Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Sách Chú Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tác giả: Pháp Sư Ấn Thuận, Công ty phát hành Công Ty TNHH Dịch Vụ Khai Tuệ Ngày xuất bản 07-2018 Kích thước 14 X 20 cm Dịch Giả HT.Thích Tâm Tri biên dịch Loại bìa Bìa mềm Số trang 72 SKU 8756797442890.

3. Mô tả sách Chú Giải Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Quyển sách “Chú giải Tâm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa” của Đại sư Ấn Thuận, do Hòa thượng Tâm Trí phiên dịch tiếng Việt gồm 2 phần: Giải thích tựa đề kinh và phân tích nội dung kinh. So với rất nhiều tác phẩm chú giải về Bát Nhã Tâm Kinh chữ Hán từ trước đến nay, thì quyển chú giải này thể hiện phong cách học thuật, và theo hướng phân tích ứng dụng. Bản dịch của Hòa thượng Tâm Trí rất trung thành với nguyên tác, văn phong dễ hiểu. Bát Nhã Tâm kinh là bản kinh được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trong văn học Đại thừa, với hơn 40 bản dịch, và hàng trăm sách giảng giải. Bát Nhã Tâm Kinh có hơn 20 bản dịch ra tiếng Việt, bao gồm văn xuôi và thi ca, trong vòng 80 năm qua. Ma-ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh có thể được dịch sát nghĩa trong tiếng Việt là “Kinh Trái tim về sự toàn hảo của trí tuệ”. Khi gọi tắt trong tiếng Việt là “Tâm kinh”, độc giả không nên ngộ nhận rằng đây là “kinh nói về trái tim”. Khái niệm “trái tim” trong tựa kinh này có nghĩa là “tinh hoa” hay cốt lõi. Đây là bài kinh ngắn nhất trong văn học Bát Nhã. Bản dịch chữ Hán của ngài Huyền Trang trong Đại chính tân tu Đại tạng kinh (bài kinh 251) chỉ có 260 chữ Hán, tương đương với bản  Sanskrit chỉ có 14 hàng. Trong văn học Bát Nhã bằng tiếng Sanskrit có kinh có độ dài 100.000 dòng thì Bát Nhã Tâm kinh là ngắn nhất, cô đọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong cộng đồng Phật giáo Đại thừa. Vì tầm quan trọng đó, Bát Nhã Tâm kinh còn được gọi là “nhất tự Bát Nhã Ba La Mật Đa”, chứa đựng trí tuệ phá chấp, giúp người thực tập khép lại toàn bộ khổ đau. Bát Nhã Tâm kinh đề cập đến nguồn gốc sự sống không có sự bắt đầu từ nguyên nhân đầu tiên là Thượng đế, Duy vật và Duy tâm, do vậy, mọi sự vật không mất đi vĩnh viễn (nhất thiết pháp bất diệt). Năng lượng của mọi sự vật được bảo toàn theo cách không tăng thêm (bất tăng) và không giảm bớt (bất giảm); nói theo vật lý học hiện đại, chuyển đổi từ hình thái này sang hình thái khác. Phương pháp tu tập của Bát Nhã Tâm kinh lấy “trí tuệ quán chiếu” làm trọng tâm và “năm uẩn” làm đối tượng phá chấp, theo đó, thấy rõ thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức là “không thực thể”, nói theo kinh tạng Pali “không phải là tôi, không phải là sở hữu của tôi, không phải là tự ngã của tôi”. Với tuệ giác phá chấp, đọc tụng và thọ trì Bát Nhã Tâm kinh sẽ giúp vượt qua các hình thái chấp mắc vào thân thể, cảm xúc, thái độ, quan điểm, lập trường, chính kiến, nhờ đó sống thong dong, tự tại trong thuận duyên cũng như nghịch cảnh; góp phần xây dựng an bình và hạnh phúc trong cuộc sống.