Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất

Sách Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Hoàng Thanh Hải.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3rL2mp0

1. Review sách Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất

Sách ebook review Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Hoàng Thanh Hải trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Kiến thức bách khoa có giá chỉ: 90.800 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 3 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất

Sách Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất Tác giả: Hoàng Thanh Hải, Công ty phát hành Thái Hà Ngày xuất bản 02-2020 Kích thước 13 x 19 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 199 SKU 2110641069743 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hà Nội.

3. Mô tả sách Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất

Cách Học 10 Ngoại Ngữ Nhanh Nhất Chắc hẳn các bạn ai cũng trải qua giai đoạn thất vọng với bản thân, cảm thấy tương lai hoàn toàn mù mịt, rồi các bạn tìm cách nào đó để cải thiện bản thân mình. Nhưng tất cả các cảm giác bạn nhận lại chỉ là bất lực, chán nản và tuyệt vọng. Bản thân tôi cũng từng trải qua cảm giác ấy và hơn ai hết tôi biết cảm giác ấy đau khổ đến nhường nào. Tiếng Anh – một môn học tôi được làm quen từ hồi lớp Năm, có lẽ là môn học mới và lạ lẫm nhất đối với những đứa trẻ chúng tôi, nên tôi rất hào hứng và chào đón nó. Hết cấp Hai, cấp Ba, nhiệt huyết học tiếng Anh của tôi nguội dần, tôi không còn cảm giác phấn khích đón nhận tiếng Anh, tôi ngán ngẩm khi phải nhồi nhét vào đầu bao nhiêu từ mới: những cụm từ, những cấu trúc câu không ôn lại là quên sạch. Thế giới ngoài kia rộng lớn biết bao, rất nhiều điều mới lạ đang chờ mình khám phá. Và tiếng Anh là chìa khóa kết nối thế giới và tri thức. Hơn nữa có rất nhiều người tài giỏi trên thế giới và họ đều dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính để chia sẻ và giảng dạy. Nếu mình không giỏi tiếng Anh thì làm sao mình có thể học hỏi những điều bổ ích từ họ để có thể thay đổi cuộc đời mình. Và tiếng Anh chỉ là một ngôn ngữ thôi mà, không lẽ người khác học được, còn mình thì không? – Tôi tự vấn bản thân. Năm 2013, một bước ngoặt đã đến với tôi. Khi đang đi ship hàng cho khách qua hồ Hoàn Kiếm, tôi nhìn thấy rất nhiều người nước ngoài đi lại và trò chuyện, cảm giác muốn học tiếng Anh một lần nữa quay lại và tôi đã quyết định bắt đầu tự học tiếng Anh. Và tôi đã tìm lại được chính mình! Tôi đã tìm lại được cảm giác hưng phấn, sướng đến phát điên khi được học tiếng Anh như ngày nào. Tôi hào hứng bước vào một quá trình rèn luyện mới với toàn bộ niềm mê say, nhiệt huyết. Nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, bước đi đầu tiên lúc nào cũng là bước đi khó khăn nhất, nếu bạn bỏ cuộc ngay từ những khó khăn đầu tiên thì chẳng thành công nào tìm đến bạn. Nhưng, nếu ta đủ dũng cảm, đủ kiên trì, đủ niềm tin và lòng quyết tâm vượt khó thì chắc chắn sẽ gặt hái được quả ngọt. Sau 6 – 7 tháng tự học ở nhà với chiếc máy tính nối mạng, tôi quyết định đi tìm người nước ngoài để thực hành tiếng Anh vì đối với tôi, học mà không hành là vô bổ, học mà không hành cũng vứt đi và bản chất của ngôn ngữ cũng vậy – sinh ra là công cụ để con người giao tiếp với nhau, nếu không dùng để giao tiếp thì đó là ngôn ngữ chết. Đến thời điểm tôi viết cuốn sách này, tôi đã gắn bó với Bờ Hồ (Hồ Hoàn Kiếm) khoảng sáu năm. Tôi coi nơi đây như ngôi nhà thứ hai của mình vì tôi dành rất nhiều thời gian ở đây để học, đi bộ, vui có, buồn có. Sau những năm tháng rong ruổi cùng tiếng Anh, coi tiếng Anh như miếng cơm, nước uống hàng ngày thì khả năng tiếng Anh của tôi được cải thiện dần dần, nhưng lại một bước ngoặt nữa xảy ra với tôi. Trong quá trình nói chuyện, chém gió với hàng nghìn người nước ngoài, tôi nhận thấy không phải ai cũng nói tiếng Anh và cũng có rất nhiều người nói được tiếng Anh nhưng không tốt, có thể là họ không muốn học. Một lần, tôi thấy một người Việt và một người nước ngoài đang trò chuyện bằng một ngôn ngữ rất lạ mà cả hai đều rất vui vẻ. Khi hỏi anh người Việt thì mới biết chị này đến từ Tây Ban Nha và không nói được tiếng Anh. Đến đây tôi mới nhận ra rằng nhiều người nói tiếng Anh nhưng cũng rất nhiều người không nói tiếng Anh. Tính tò mò và sở thích ngoại ngữ của tôi trỗi dậy, sau cuộc trò chuyện với anh người Việt ấy, tôi quyết định tiếp theo mình sẽ học tiếng Tây Ban Nha. Tôi viết cuốn sách này để chia sẻ quá trình tự học tiếng Anh của mình, đồng thời giới thiệu các phương pháp tự học nhiều thứ tiếng khác như tiếng Đức, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Trung Quốc, Tôi chia cuốn sách này thành bốn chương, tiết lộ về quá trình học và các bí quyết học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của tôi. Trên mạng có nhiều cuốn sách chia sẻ về cách học tiếng Anh, điểm đặc biệt của cuốn sách này là tôi không chia sẻ cách học một, mà chia sẻ cách học nhiều ngoại ngữ, có nghĩa là ngoài học tiếng Anh, cuốn sách này còn giúp bạn có kỹ năng học thêm nhiều ngôn ngữ khác nữa. Tôi tin rằng nếu các bạn áp dụng thì việc giao tiếp ngoại ngữ với các bạn không còn là rào cản. Khi mà các bạn nói được thứ tiếng của người đối diện (chứ không chỉ tiếng Anh), tôi tin rằng họ sẽ cởi mở, hào hứng hơn rất nhiều vì bạn đang nói ngôn ngữ của họ. Tôi làm được thì bạn cũng làm được. Ngôn ngữ sinh ra là để giao tiếp, càng đơn giản, cơ bản bao nhiêu càng đẹp bấy nhiêu. Học tiếng Anh không phải để hơn người khác mà mục đích chính là để trao đổi với bạn bè quốc tế, mở mang tri thức, vượt lên chính mình mỗi ngày. Xin cảm ơn bố mẹ tôi, những người đã yêu thương, ủng hộ tôi vô điều kiện qua bao nhiêu năm, cảm ơn những người anh, người chị, người em, những người bạn của tô đã chia sẻ tầm nhìn và liên tục thúc đẩy tôi về phía trước. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn công ty Cổ phần Sách Thái Hà đã tạo điều kiện, tư vấn, hỗ trợ, góp ý để tôi hoàn thành cuốn sách này. Chia sẻ của của tác giả Hoàng Thanh Hải khi viết cuốn sách này. MỤC LỤC Lời giới thiệu CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ Mục đích thật sự của ngôn ngữ Thế nào là một ngôn ngữ chết? Vì sao tôi chọn tự học tiếng Anh? Tôi đã tự học tiếng Anh thế nào? Tiếng Anh đã cứu rỗi tôi như thế nào? Tôi đã từng làm tour guide nửa mùa CHƯƠNG 2: CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TỰ HỌC TIẾNG ANH Vì sao phải nghe nhiều? Ý thức – Tiềm thức – Vô thức Cách học từ vựng của GrabBike Những chủ đề chuẩn bị để giao tiếp với người nước ngoài Người nước ngoài có thấy phiền khi bạn bắt chuyện? Những rào cản trong quá trình học tiếng Anh Lịch tự học tiếng Anh cho người mới bắt đầu Những lưu ý trong quá trình tự học Sự ám ảnh Mẹo tạo động lực học Kỷ luật và Nỗ lực 10.000 giờ rèn luyện CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỀU MÀ LỚP HỌC THÊM KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT! Những điều lớp học thêm không muốn bạn biết Sự thật về ngữ âm và ngữ pháp Câu chuyện giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh ở Việt Nam Ảo tưởng thành công của các bạn trẻ Thế nào được gọi là tiếng Anh bồi Tiếng Anh chưa phải là tất cả Sự khác nhau giữa tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh học thuật (TOEIC, IELTS,) CHƯƠNG 4: BÍ MẬT VỀ CÁCH HỌC HAI NGOẠI NGỮ TRỞ LÊN Bí mật về cách học hai ngoại ngữ trở lên Cách học 10 ngoại ngữ nhanh nhất Lợi ích của việc sử dụng được nhiều ngôn ngữ Người nói đa ngôn ngữ thường tập trung ở đâu? Lịch học đa ngôn ngữ của GrabBike Cách chọn tài liệu khi tự học ngoại ngữ để giao tiếp Tiếng Việt của chúng ta Tiếng Việt trộn tiếng Anh Top 10 ngôn ngữ nhiều người dùng nhất thế giới Những lầm tưởng tai hại về học ngoại ngữ Một vài nguyên tắc học tập, làm việc hiệu quả Trẻ em học tiếng Anh có nhanh hơn người lớn Lời bạt Trích đoạn sách: Câu chuyện giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh ở Việt Nam Nắm bắt được tâm lý muốn học tiếng Anh với người bản ngữ nên không ít các trung tâm ở Hà Nội và trên cả nước tuyển giáo viên nước ngoài nhưng chất lượng thực sự có đáng với số tiền học viên bỏ ra? Một số giáo viên nước ngoài cho biết dạy ở Việt Nam rất dễ, chỉ cần tổ chức trò chơi thật vui, khen thật nhiều cho hết giờ học là xong nhiệm vụ. Theo lời kể của một thầy giáo nước ngoài: chương trình giảng dạy của các trung tâm mà anh đứng lớp không được đăng kí và kiểm định chất lượng, chẳng ai yêu cầu anh phải dạy thế nào, họ ấn cho anh quyển giáo trình là xong, thậm chí có cuốn giáo trình dưới dạng photo. Theo khảo sát của tôi, mỗi giờ dạy người nước ngoài thu được 10-20$. Các bạn học sinh Việt Nam đã bao giờ đặt ra câu hỏi: Vì sao với nền kinh tế, giáo dục hoàn toàn khác với Việt Nam mà vẫn rất nhiều bạn bè quốc tế đến Việt Nam dạy học và định cư lâu dài? Tôi chứng kiến rất nhiều giáo viên Việt Nam thất nghiệp không có việc làm hoặc nếu có thì số tiền họ kiếm được nhờ dạy học so với các bạn nước ngoài là một trời một vực. Trong quá trình học tiếng Anh nói chung và ngoại ngữ nói riêng, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với hàng nghìn người nước ngoài từ những quốc gia khác nhau, trong số đó những người bản địa như: Mỹ, Anh, Canada, Ireland, Nam Phi, Philippines, Tôi có cơ hội giao lưu rất nhiều, nhưng trong số đó rất nhiều người chỉ nói được một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh. Tất nhiên qua nói chuyện, họ kể ở trường cũng phải học ngôn ngữ khác nữa nhưng cuối cùng rất nhiều người chỉ nói được tiếng Anh. Tôi phân tích như thế này cho các bạn dễ hình dung nhé, khi học với thầy cô giáo bản địa nói tiếng Anh, lợi thế, ưu điểm là các bạn sẽ nói chuẩn hơn (chuẩn tùy vùng Anh – Anh, Anh – Mỹ), ngữ pháp sẽ chuẩn chỉnh hơn nhưng nhược điểm lớn nhất của thầy cô giáo chỉ nói được một thứ tiếng các bạn biết là gì không? Khi chính họ còn không chinh phục được ngôn ngữ thứ hai, thứ ba thì làm sao họ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm học ngoại ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ được, học kỹ năng nào trước, cố gắng ra làm sao, sắp xếp lịch học như thế nào, những điều đó họ không thể dạy cho bạn được. Đây là một vấn đề lớn các bạn của tôi ạ. Một người không có sự cố gắng về học ngôn ngữ mới, không chinh phục được một ngôn ngữ mới mà lại đi dạy các bạn về học ngoại ngữ, đây là vấn đề các bạn hết sức lưu tâm. Các bạn có chắc rằng người nước ngoài đứng dạy bạn có bằng cấp về sư phạm không? Các bạn có kiểm tra được không? Vì làm thầy cô giáo không hề đơn giản, tôi cũng có rất nhiều bạn bè là giáo viên (người Việt), họ phải được đào tạo về kỹ năng sư phạm, kỹ năng chuyên môn, khả năng truyền đạt cho học sinh, sau đó họ mới đi dạy, mà trong thời gian đi dạy còn phải học hỏi nhiều chứ không đơn thuần là có cái bằng sư phạm là xong. Vậy đấy đây là những lời chia sẻ từ tận đáy lòng, đây không phải vấn đề về ghen ghét đố kỵ, tôi là người học ngoại ngữ và nghiên cứu về ngoại ngữ nên tôi có trách nhiệm chia sẻ, phân tích vấn đề này với các bạn để các bạn có một cái nhìn thấu đáo nhất về giáo dục và các thầy cô giáo ở các trung tâm. Rất nhiều thầy cô giáo Việt dạy tiếng Anh tốt nhưng mức lương thua xa người nước ngoài chỉ vì có sự khác nhau về mắt xanh, tóc vàng. Chính những người Việt đôi khi lại coi thường người Việt để thế hệ trẻ sau này chúng ta lại phải nhắc đến hai từ “Sính ngoại”. […] Ảo tưởng thành công của các bạn trẻ Ảo tưởng của đa số sinh viên về học tiếng Anh: học tiếng Anh chỉ cần giáo viên giỏi, môi trường tốt! Cái đó cũng chỉ là một phần, “Không phải người nào bước qua cánh cổng trường Đại Học cũng trở thành giáo sư, bác sĩ”, học tiếng Anh cũng như vậy. Đọc một vài quyển sách về thành công, dự một vài buổi hội thảo và nghĩ ta áp dụng là sẽ thành công giống như họ, chuyện đó không hẳn đúng vì bối cảnh, hoàn cảnh gia đình, năng lực, tư duy, chuyên môn, khác nhau thì mọi thứ cũng chỉ là học hỏi và tham khảo. Năm thứ nhất, năm thứ hai chưa cần tiếng Anh vội để năm ba, năm tư học luôn tiếng Anh một thể. Thực tế những năm cuối nhiều bạn đi làm hoặc lo trả nợ môn để ra trường còn không kịp huống chi dành thời gian chăm chỉ học tiếng Anh. Đây là vấn đề muôn thuở: Nước đến chân mới nhảy. Và rất nhiều bạn muốn giỏi tiếng Anh muốn nghe nói lưu loát nhưng chính họ lại không chịu đầu tư, không đủ kiên trì, không chịu bỏ những cuộc vui thú cùng bạn bè rồi học vài ngày là kêu ca, bỏ cuộc. Các bạn đừng thắc mắc vì sao có rất nhiều người giỏi hơn mình vì đơn giản họ đã nỗ lực gấp hàng trăm, hàng nghìn lần trong khi bạn đang vui chơi. KHI RA TRƯỜNG XIN VIỆC THÌ + Em muốn mức lương khởi điểm trên 10 triệu + Công việc không quá căng thẳng + Làm việc tại một môi trường có nhiều sự giúp đỡ hỗ trợ, không quá áp lực + Có cơ hội làm việc tại nước ngoài + Được làm ngay tại dự án thật và vị trí tương ứng. Tầm 10 – 15 năm trước, khi mà việc vào đại học rất khó và những người vào đại học không nhiều, thì điều bạn hơn người khác chính là tấm bằng đại học. Nhưng bây giờ thì sao? Việc phổ cập đại học đã khiến bằng cử nhân không còn là “của hiếm”. Để kiếm tấm bằng đại học đâu còn khó? Chỉ cần bạn trên điểm sàn thì hàng ngàn lời mời mọc từ các trường đại học từ công lập đến dân lập mời bạn đến tham gia do đó tấm bằng đại học không còn tạo ra lợi thế cạnh tranh khi xin việc. Các bạn đang ảo tưởng là các bạn giỏi như những gì nhà tuyển dụng đem đến, chứ không phải các nhà tuyển dụng không thể không làm được điều họ nói. Nhưng thực sự là để làm được điều đó thì rất ít. Có rất nhiều bạn trẻ nỗ lực mới năm ba thôi mà tiếng Nhật đạt N3, N2, lập trình ở mức khá và các bạn đã có những offer đi Nhật làm việc ngay lập tức. Vấn đề ở chỗ là bạn có đủ giỏi hay không. Còn nếu bạn không đủ giỏi, vậy thì cần phải làm gì? Và còn vô vàn những lý do, sự ảo tưởng của các bạn trẻ, đừng nghĩ quá nhiều về tấm bằng, hãy đầu tư cho bản thân nhiều hơn, luyện tập nhiều hơn để giúp mình giỏi hơn, có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống. Bìa sách có thể thay đổi theo ngày xuất bản Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, … Xem Thêm Nội Dung