Bộ tranh truyện danh nhân đất Đồng Nai

Sách Bộ tranh truyện danh nhân đất Đồng Nai pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: Quang Huy.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3w4JBy6

1. Review sách Bộ tranh truyện danh nhân đất Đồng Nai

Sách ebook review Bộ tranh truyện danh nhân đất Đồng Nai file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Quang Huy trong danh mục: Sách thiếu nhi / Truyện tranh thiếu nhi có giá chỉ: 82.500 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Bộ tranh truyện danh nhân đất Đồng Nai

Sách Bộ tranh truyện danh nhân đất Đồng Nai Tác giả: Quang Huy, Công ty phát hành NXB Đồng Nai Ngày xuất bản 11-2020 Phiên bản Mới Loại bìa Bìa mềm Số trang 100 SKU 2246718815491 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Đồng Nai.

3. Mô tả sách Bộ tranh truyện danh nhân đất Đồng Nai

Đồng Nai là vùng đất văn hóa lịch sử lâu đời ở phương Nam. Quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này có công đóng góp không nhỏ của các bậc hiền tài, danh nhân nhiều thế hệ. Các bậc hiền tài, danh nhân có thể sinh ra và lớn lên trên đất Đồng Nai, cũng có thể đến từ những miền quê khác, nhưng những đóng góp của họ trong phát triển Biên Hòa – Đồng Nai xứng đáng được lịch sử, nhân dân ghi nhận và tôn thờ. Nhận thấy sức hút từ những câu chuyện kể về danh nhân đất Đồng Nai, NXB Đồng Nai xuất bản bộ sách tranh truyện Danh nhân đất Đồng Nai (dự kiến 20 tập) để gửi tới bạn đọc thiếu nhi. 5 tập đầu tiên với các nhân vật và danh nhân như: Thủ Huồng, Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Thượng Xuyên, Trịnh Hoài Đức và Nguyễn Tri Phương. Tranh và lời do họa sĩ Phạm Quang Huy và nhà văn Nguyễn Thái Hải sáng tác. Không đặt nặng tính tư liệu, nhưng các tập tranh truyện luôn bảo đảm tôn trọng tính xác thực của lịch sử. Bộ sách được đầu tư với tiêu chí: phần lời súc tích và phần tranh minh họa giúp các em thiếu nhi cảm thấy mãn nhãn. Truyện Thủ Huồng làm nhà bè trên sông viết về nhân vật của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai xưa đó là ông Võ Thủ Hoằng (đọc trại thành Huồng), là nhân vật có thật song mang nhiều nét huyền thoại, được truyền tụng trong dân gian. Ông làm chức quan thơ lại trong bộ máy cai trị của nhà nước phong kiến đương thời. Trong 20 năm làm việc chốn nha môn công quyền, ông đã thâu tóm vơ vét được nhiều tiền của. Vợ mất sớm lại không có con mà tiền bạc thì quá thừa thải, Thủ Huồng xin thôi chức quan về nhà ở ẩn. Thủ Huồng rất yêu thương người vợ sớm mãn phần, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma là nơi người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Ở cõi âm, tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống, Thủ Huồng thấm thía thuyết lý luân hồi và quả báo nên mới đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi cho dân như: xây cầu, nạo vét kênh rạch, xây dựng chùa chiền, đặc biệt là làm nhà bè trên sông để giúp dân nghèo. Vùng đất Biên Hòa hiện nay vẫn còn một số địa danh gắn với nhân vật Thủ Huồng như: cầu Thủ Huồng, rạch Thủ Huồng, chùa Chúc Thọ. Đặc biệt địa danh huyện “Nhà Bè” ở TP.HCM cũng do Thủ Huồng khai sinh. Truyện Nguyễn Hữu Cảnh – người mở cõi phương Nam viết về Nguyễn Hữu Cảnh – vị tướng có tài được chúa Nguyễn cử vào kinh lược xứ Đàng Trong. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh chọn vùng đất Gia Định – Đồng Nai làm nơi “đóng đô” và tiến hành các công việc đầu tiên thiết lập nền hành chính ở Nam bộ. Ông cho dựng dinh ở nhiều nơi, trong đó có Trấn Biên, Long Phước. Cùng với đó, ông chiêu mộ người dân, người tài từ duyên hải Nam Trung bộ vào lập làng, lập ấp; tổ chức khai hoang đất làm kinh tế và lập các thiết chế ổn định xã hội. Dưới thời cai quản của Nguyễn Hữu Cảnh, bờ cõi phương Nam được mở rộng, dân số gia tăng, cuộc sống yên ổn. Năm 1698 được lấy làm mốc ra đời vùng đất phương Nam. Cùng thời với Nguyễn Hữu Cảnh, Đô đốc Trần Thượng Xuyên cũng được xem là người có công lớn trong bình định, phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai và dung hòa văn hóa cộng đồng người Việt – Hoa tại đây. Truyện Trần Thượng Xuyên lập nên thương cảng Cù lao Phố đã khắc họa chân thực nhân vật lịch sử này. Ông là người đã xây dựng nên thương cảng Cù lao Phố – một thương cảng tấp nập nhất nhì phương Nam lúc bấy giờ. Công trình văn hóa tín ngưỡng ấn tượng mà ông để lại đến ngày nay là Thất Phủ cổ miếu (hay còn gọi là chùa Ông). Ghi nhớ công lao của vị Thượng đẳng thần, người dân Biên Hòa lập đình Tân Lân hướng mặt ra sông Đồng Nai thờ ông. Truyện Trịnh Hoài Đức – nhà văn hóa lớn đất Đồng Nai viết về danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức. Ông là một tài năng lớn, một nhân cách lớn đã góp phần đặt nền móng cho hào khí Đồng Nai, văn hóa Đồng Nai. Tên ông được lựa chọn để đặt tên đường, tên trường học ở TP.Biên Hòa và H.Trảng Bom. Không chỉ có tài an dân trị nước, được vua tin yêu, quần thần ngưỡng vọng, ở danh nhân Trịnh Hoài Đức còn toát lên một nhân cách lớn của bậc sĩ phu với cuộc sống giản dị, thanh cao, gần dân. Trịnh Hoài Đức còn để lại cho hậu thế một kho tàng văn hóa, lịch sử, điển hình là Gia Định thành thông chí được đánh giá là bách khoa địa lý học – lịch sử của Nam bộ, là thư tịch cổ của đất nước. Bộ sách ghi lại đầy đủ nhất, toàn diện nhất về xứ Đồng Nai – Gia Định trong thời kỳ khai phá, lập nghiệp của cư dân Việt. Truyện Nguyễn Tri Phương danh thần trung liệt khắc họa chân dung vị danh tướng nhà Nguyễn mà một phần cuộc đời ông gắn liền với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Tháng 2-1861, khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, đại bộ phận quân đội triều Nguyễn rút về lập tuyến phòng thủ ở Biên Hòa. Nguyễn Tri Phương đã lập những chốt chặn, phòng thủ trên vùng đất Biên Hòa, trong đó ông cho đắp những cản đá trên sông Đồng Nai để ngăn chặn tàu giặc. Trong khi chuẩn bị cho cuộc kháng Pháp ở Biên Hòa, Nguyễn Tri Phương được triều đình phái đi trấn giữ thành Hà Nội. Trong một trận quyết chiến với kẻ thù, Nguyễn Tri Phương bị thương, con trai ông là Nguyễn Lâm hy sinh, thành Hà Nội thất thủ. Hòng mua chuộc ông, quân Pháp đưa ông đi điều trị nhưng Nguyễn Tri Phương cự tuyệt, chấp nhận cái chết để tỏ rõ khí phách, tấm lòng trung trinh của người dân nước Nam. Năm 1873, khi nghe tin danh tướng Nguyễn Tri Phương mất tại Hà Nội, để tỏ lòng ngưỡng mộ vị anh hùng đã từng ở Biên Hòa lãnh đạo nhân dân chống Pháp, dân làng Mỹ Khánh tạc tượng và tôn thờ ông như vị phúc thần của làng xã. Ngôi đền ngoài tên thường gọi Mỹ Khánh đình còn được gọi là Đền thờ Nguyễn Tri Phương. Hiện nay, đền thờ Nguyễn Tri Phương tọa lạc bên bờ hữu ngạn sông Đồng Nai, thuộc địa phận P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa.