Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 – Phần Thứ Hai: Các Tội Phạm – Chương XXIV: Các Tội Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp (Bình Luận Chuyên Sâu)

Sách Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 – Phần Thứ Hai: Các Tội Phạm – Chương XXIV: Các Tội Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp (Bình Luận Chuyên Sâu) pdf ebook review doc epub word wattpad prc mobi audio mp3 sách nói đọc online Tác giả: Đinh Văn Quế.

👉 Link Sách: https://bit.ly/34lY27P

1. Review sách Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 – Phần Thứ Hai: Các Tội Phạm – Chương XXIV: Các Tội Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp (Bình Luận Chuyên Sâu)

Sách Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 – Phần Thứ Hai: Các Tội Phạm – Chương XXIV: Các Tội Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp (Bình Luận Chuyên Sâu) ebook review pdf dowload word audio mp3 Tác giả: Đinh Văn Quế trong danh mục Sách Chính Trị – Pháp Lý đang sale off 35% còn 195.000 ₫, đã được bán ra hơn 15 cuốn ngay sau khi lên kệ, cùng với nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 – Phần Thứ Hai: Các Tội Phạm – Chương XXIV: Các Tội Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp (Bình Luận Chuyên Sâu)

Sách Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 – Phần Thứ Hai: Các Tội Phạm – Chương XXIV: Các Tội Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp (Bình Luận Chuyên Sâu) Tác giả: Đinh Văn Quế, Công ty phát hành NS Lao Động Ngày xuất bản 2021-09-01 00:00:00 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 488 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông.

Công ty phát hành NS Lao Động
Ngày xuất bản 2021-09-01 00:00:00
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 488
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông

3. Mô tả sách Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 – Phần Thứ Hai: Các Tội Phạm – Chương XXIV: Các Tội Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp (Bình Luận Chuyên Sâu)

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có những đặc điểm chung của tội phạm và một số đặc điểm riêng. Đây là nhóm tội rất khó phát hiện và chứng minh, có tội danh hiếm khi được áp dụng; việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và hướng dẫn áp dụng chưa được quan tâm nhiều; mặt khác, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định trong Chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (viết tắt là BLHS năm 2015) đã được sửa đổi, bổ sung nhiều so với Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (viết tắt là BLHS năm 1999). Vì vậy, việc phân tích các dấu hiệu cơ bản và những điểm mới của một số tội xâm phạm trong hoạt động tư pháp trong Chương XXIV BLHS năm 2015 là rất cần thiết, góp phần đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các tội phạm này trong thời gian tới. Chương XXIV CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Điều 367. Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án. Điều 368. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội 1. Người nào có thẩm quyền mà truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là không có tội, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Đối với 02 người đến 05 người; c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; đ) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Đối với 06 người trở lên; b) Dẫn đến việc kết án oan người vô tội về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm người bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan tự sát. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 369. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội 1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng; b) Đối với 02 người đến 05 người; c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bỏ trốn hoặc thực hiện hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; d) Dẫn đến việc người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trả thù người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị hại, nhân chứng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Đối với 05 người trở lên; b) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; d) Làm người bị hại tự sát. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Điều 370. Tội ra bản án trái pháp luật 1. Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; c) Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; d) Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên; d) Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.