Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 (Tái Bản)

Sách Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 (Tái Bản) pdf ebook doc epub word wattpad prc đọc online Tác giả: A.T. Mahan.

👉 Link Sách: https://bit.ly/3ib0Id8

1. Review sách Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 (Tái Bản)

Sách ebook review Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 (Tái Bản) file pdf dowload word audio mp3 Tác giả: A.T. Mahan trong danh mục: Sách Kiến thức tổng hợp / Lĩnh vực khác có giá chỉ: 148.000 ₫, xếp hạng: , đi kèm với hơn: 3 nhận xét, đánh giá từ độc giả.

👉 XEM SÁCH

2. Thông tin sách Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 (Tái Bản)

Sách Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 (Tái Bản) Tác giả: A.T. Mahan, Công ty phát hành Nhà Xuất Bản Tri Thức Ngày xuất bản 01-2018 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 432 SKU 5769302055457 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tri Thức.

3. Mô tả sách Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 (Tái Bản)

Ở Mỹ, cuốn Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 được tái bản hơn 30 lần. Tác giả của cuốn sách này cũng được coi là một trong những lí thuyết gia hải quân lỗi lạc giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Mahan trở thành thần tượng của các sĩ quan hải quân Mỹ. Chân dung của ông được treo trong phòng làm việc của các tư lệnh hải quân và lục quân, và hơn 100 năm qua vẫn thường xuyên xuất hiện trên tạp chí United States Naval Institute Proceedings. Những quan điểm do Mahan đưa ra không chỉ có ảnh hưởng đối với sự phát triển của lí thuyết về nghệ thuật hải chiến mà còn ảnh hưởng tới việc hình thành chính sách đối ngoại và học thuyết về hàng hải của nhiều quốc gia ven biển trên thế giới. Khó tìm được công trình về lí thuyết chiến chiến tranh nào mà lại không có trích dẫn từ những tác phẩm của Mahan. Trong Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783, A.T. Mahan còn đưa ra những phân tích liên quan đến sự khác biệt về sức mạnh trên biển giữa các quốc gia tự do và chuyên chế. Ông cho rằng, các thể chế tự do luôn có cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc phát triển những tiềm lực kinh tế biển và hải quân quốc gia, nơi các nhà buôn được tự do phát huy mọi năng lực thương mại của mình và sau đó đóng góp trở lại cho ngân khố. Nước Anh là ví dụ điển hình của thể chế tự do này. Lựa chọn những học thuyết, cơ sở lý luận nào để hoạch định chiến lược biển là việc không dễ dàng. Những món nợ khổng lồ của hai tập đoàn kinh tế biển Vinashin và Vinalines, sự manh mún của các cảng biển, cuộc vật lộn của những ngư dân ra khơi trên những chiếc tàu bằng gỗ và sức mạnh hải quân không thể nói là mạnh của Việt Nam đã cho chúng ta những bài học lớn về tư duy chiến lược biển. Rõ ràng, vai trò có tính chất trụ cột của nhà nước đối với sức mạnh trên biển của một quốc gia mà A.T. Mahan đã chỉ ra không chỉ đúng với các nước Âu, Mỹ. Cuốn sách này có trở thành một tham chiếu lí luận cho các chiến lược biển của Việt Nam hay không, sẽ phụ thuộc nhiều vào sự tìm hiểu và ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo. Theo thời gian, cách “chơi” trên biển có thể khác đi, nhưng bản chất của nó dường như không thay đổi. Những bài học lịch sử trong cuốn sách này sẽ giúp cho chúng ta có một tư duy đầy đủ hơn về thế giới mà chúng ta đang và sẽ trải qua, nơi Việt Nam buộc phải lựa chọn cho mình một hệ thống thái độ hết sức rõ ràng trước sự hình thành của một trật tự chiến lược mới mà trọng tâm của nó là Châu Á – Thái Bình Dương.